Tìm hiểu ý nghĩa của 4 chữ “ A-di-đà-phật”

2016-01-25 17:12:20.0
" A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.

MỤC LỤC

    Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!

    Cùng lịch vạn niên 365 tìm hiểu ý nghĩa xâu xa của bốn từ " A Di Đà Phật " trong đạo phật, để hiểu rõ và tâm niệm hơn về bốn chữ này.

    A-di-đà là phiên âm chữ Amita, tiếng Sanskrit, dạng viết tắt của hai chữ Amitàbha có nghĩa là Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng và Amitàyus có nghĩa là Vô Lượng Thọ, thọ mệnh vô lượng. Ðây là tên một vị Phật quan trọng được tôn thờ nhiều nhất trong Ðại thừa, giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc, tiếng Sanskrit là Sukhàvati, và được nhân gian tin thờ sớm nhất trong lịch sử Phật giáo, vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên 

     " A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.

    Quí vị thử nghĩ về danh hiệu này, Vô Lượng Trí là bản thể của tự tánh, Vô Lượng Giác là đức dụng của tự tánh, bao gồm hết rồi! Đại đức xưa gọi đây là vạn đức hồng danh, danh hiệu của thể đại dụng chân như tự tánh toàn.

    “Dĩ danh chiêu đức, khánh vô bất tận”. Danh và thực nhất định tương ưng. Chúng ta niệm cái danh hiệu này là chiêu đức của ai vậy? Chiêu tự tánh của chính mình, chiêu tánh đức của chính mình. Hay nói cách khác, dùng một câu danh hiệu này đánh thức tự tánh của chúng ta, tìm trở lại tánh đức của chúng ta. Thể dụng của tự tánh chúng ta hoàn toàn không bị mất, mà chỉ bị làm sao vậy? Chỉ mê mất mà thôi. Dùng một câu Phật hiệu này để phá vỡ cái cửa mê này, đánh thức trở lại thể dụng của tự tánh chúng ta.

    Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thì bạn sẽ quyết chí một lòng chấp trì danh hiệu, bạn mới hiểu được danh hiệu này, pháp môn này, không thể tìm ra thêm một pháp môn nào khác có thể thù thắng hơn nó được. Hơn nữa, nó rất dễ dàng, rất đơn giản. Tất cả mọi thứ của khắp pháp giới hư không giới toàn bộ bao gồm trong đó, khánh vô bất tận.

    Ở trong Phật pháp có hai câu nói, nếu như chúng ta thật sự có thể thể hội được, bạn sẽ hiểu rõ, đó là: “Tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới”. Hai câu nói này chúng ta nghe rất quen, cũng nói được, nhưng có nghĩa là gì vậy? Người đích thực có thể thể hội được không nhiều. Đây là toàn bộ pháp giới, người hiện nay gọi là vũ trụ, trong Phật pháp gọi là pháp giới.

    Danh từ pháp giới này hay hơn vũ trụ, tại sao vậy? Vũ trụ thì không có linh tri, ở trong pháp giới có linh tri; Pháp giới là sống, còn vũ trụ không phải sống, cho nên danh từ pháp giới này hay hơn vũ trụ. Phạm vi của vũ trụ không lớn bằng pháp giới, vì pháp giới là trùng trùng vô tận, ở trong pháp giới không có lớn nhỏ, không có đến đi, không có trước sau, không có sinh diệt, không có có không, kỳ diệu tuyệt vời, không thể nghĩ bàn. Ở trong vũ trụ không hàm chứa những tư tưởng này ở trong đó.

    Danh tướng của Phật học thù thắng.

    “Danh dĩ chiêu đức”. Danh hiệu A Di Đà Phật này là tổng danh hiệu, ở trong Phật pháp gọi danh từ thuật ngữ, đây là tổng danh hiệu. Tất cả mọi danh hiệu chư Phật đều từ đây lưu xuất ra, tất cả mọi danh hiệu Bồ-tát cũng từ đây lưu xuất ra, tất cả mọi danh hiệu của chúng sanh vẫn không lìa khỏi nó. Đây là trong kinh Hoa Nghiêm nói, chúng ta đã đọc qua ở trong phẩm danh hiệu Như Lai.

    “Tức dĩ chấp trì danh hiệu vi chánh hạnh”. Pháp môn Tịnh-độ, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-lạc, phải tu như thế nào? Chánh hạnh. Tu hành chính thức chính là niệm Phật. Phật pháp phải phá chấp trước, pháp môn này vẫn cứ dùng chấp trước, chính là chấp trước danh hiệu; ngoài câu danh hiệu ra, tất cả mọi chấp trước khác đều buông xả, không chấp trước thêm nữa, chính là chấp trước danh hiệu này, gìn giữ cái danh hiệu này niệm niệm không mất, gọi là trì. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, đó chính là trì.

    Nhớ kỹ, A Di Đà Phật là vô lượng trí, vô lượng giác, niệm niệm giác chứ không mê, niệm niệm chánh chứ không tà, niệm niệm tịnh chứ không nhiễm, đây chính là tự tánh A Di Đà, tự tánh tam bảo. Tam bảo là một thể, một mà ba, ba mà một. Những quán tưởng, tham cứu, trì chú, nghiên cứu giáo lý khác thảy đều không cần, không nên xen tạp những thứ này, chính là một câu Di Đà niệm đến cùng, chí giản dị. Chí là đến chỗ tột cùng, đơn giản đến tột cùng, dễ dàng đến tột cùng. Đơn giản dễ dàng, hơn nữa nó còn trực tiếp, không vòng vo. Trực tiếp đến đâu vậy? Trực tiếp đến minh tâm kiến tánh, trực tiếp đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, trực tiếp đến Phật quả cứu cánh viên mãn.

    >>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

    Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>

    Có người hỏi, không phải người hiện nay, mà người xưa đã có người hỏi, đến thế giới Tây Phương Cực-lạc còn tu pháp môn gì nữa? Đậu cơ thuyết giáo, tức là bạn muốn tu pháp môn nào, bạn liền có thể thành tựu được pháp môn ấy. Ưa thích, vậy là quá hay. Thành thật mà nói với bạn, đến thế giới Tây Phương Cực-lạc rồi bạn sẽ thay đổi ý định. Đổi ý định gì vậy? Một câu A Di Đà Phật này niệm đến cùng, không tu thêm pháp môn khác nữa. Tại sao vậy? Một câu A Di Đà Phật này đã bao gồm tất cả pháp môn ở trong đó rồi. Cũng tức là nói, vạn pháp quy về một. Một chính là tự tánh.

    A Di Đà Phật chính là tánh thể, tánh đức, tánh tướng, tánh dụng, chỉ cần bạn khế nhập cảnh giới. Đây là kinh luận các tổ sư đại đức nói rất hay. Nếu như bạn niệm Phật, niệm đến lý nhất tâm bất loạn, thì tất cả pháp thế xuất thế gian tự nhiên thông đạt cả, bạn cần phải học nữa hay không? Bất kể pháp môn nào, có người thỉnh giáo bạn, bạn đều đối đáp trôi chảy, không cần phải suy nghĩ. Cái này kỳ lạ, cái này không thể nghĩ bàn.

    Trên thực tế không có gì kỳ lạ cả, nguyên nhân gì vậy? Pháp thế xuất thế gian đều do tự tánh biến hiện ra. Đã là tự tánh biến hiện ra, chỉ cần bạn kiến tánh được rồi thì đâu có lý nào mà không biết. Bạn đối với tất cả các pháp không hiểu, không biết, nguyên nhân căn bản là gì vậy? Là bạn đã mê mất tự tánh. Một câu A Di Đà Phật này khi niệm đến lý nhất tâm bất loạn, triệt kiến tự tánh, viên kiến tự tánh, thì vấn đề chẳng phải đã giải quyết rồi sao, bạn còn đi tìm phiền phức khác sao?

    Thế gian này có một số người không biết, nên thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, còn có gì nữa vậy? Thiền mật tịnh tam tu. Thông thường người thế gian chúng ta nghe xong, mới nghe đến, cái này tuyệt quá, cao siêu! Kỳ thực, người trong nghề biết họ đang lòng vòng. Mặc dù có thể thành tựu, nhưng thành tựu của họ không đủ sâu, tại sao vậy? Tinh thần, sức lực của họ bị phân tán rồi. Họ phân thành hai mặt, phân thành ba mặt, họ không chuyên!

    Nếu bạn muốn nhanh, hãy chuyên công phu một môn, một mục tiêu, một phương hướng, sẽ nhanh! Không có gì nhanh hơn cái này. Cùng lúc đi hai đường, cùng lúc đi ba đường thì khó lắm, không dễ đâu, lại chậm chạp nữa! Pháp môn này đơn giản thẳng tắt thành đạo vô thượng. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chỉ có thật sự hiểu rõ thì niềm tin mới kiên cố, nguyện mới không nghi, dứt khoát không đổi. Pháp môn không thể nghĩ bàn.

    Cùng xem tiếp điều thứ hai: “Tịnh niệm tương tục, vô hữu gián đoạn, cố danh tư tuệ”. Ngẫu Ích đại sư ở trong đoạn này giảng văn tự hơi dài một chút: “Chấp trì là mổi niệm nhớ đến danh hiệu Phật, như vậy là tư tuệ”. Niệm Phật, niệm không phải niệm bằng miệng. Chữ niệm của niệm Phật không thể thêm chữ khẩu, có rất nhiều người đã thêm chữ khẩu cho nó, vậy là sai rồi, vậy là họ hoàn toàn không hiểu ý nghĩa của niệm Phật. Niệm Phật là trong tâm thật sự có Phật. Chữ niệm này của Trung Quốc là chữ hội ý.

    Bạn xem cách viết của chữ này, bạn phải hiểu được ý nghĩa của nó. Kim tâm, kim là hiện tại. Hiện tại trong tâm có Phật gọi là niệm Phật, không nhất định niệm bằng miệng, trong tâm bạn thật có. Trong tâm không có Phật, cửa miệng có Phật thì không linh, không có cảm ứng. Trong tâm thật sự có Phật, cửa miệng không có Phật, có cảm ứng. Thế thì tại sao niệm Phật vẫn phải niệm thành tiếng vậy? Trong tâm có Phật là tự lợi, niệm ra thành tiếng là lợi tha.

    Niệm Phật hiệu ra thành tiếng không phải niệm cho mình, mà niệm cho người khác nghe, niệm cho tất cả chúng sanh nghe. Ta hướng dẫn tất cả chúng sanh niệm Phật, nên niệm ra thành tiếng công đức rất lớn, tự lợi lợi tha. Không niệm ra thành tiếng, đối với người có công phu thiền định Bát-nhã tương đối sâu, họ có thể được lợi ích. Tại sao vậy? Họ thấy tướng được lợi ích. Người có trí tuệ Bát-nhã định lực rất sâu. Ở trong tâm có Phật, tướng của bạn sẽ khác. Cái gọi là: “một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”.

    Trong tâm bạn nhớ đến Phật, thì Phật ở trong tâm bạn. Phật ở trong tâm bạn thì Phật sẽ gia trì cho bạn, tự nhiên gia trì. Thân của bạn phóng ra hào quang kim sắc, tướng mạo của bạn đoan trang hiền từ, họ có thể nhìn thấy, có thể nhìn thấy thân bạn tỏa sáng, hào quang kim sắc, nên được lợi ích. Nhưng phàm phu không được lợi ích, phàm phu nhìn không thấy, không có năng lực này. Nhưng niệm Phật thì được, phàm phu nhĩ căn là lợi nhất: “Ta bà chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn”.

    Bạn niệm ra thành tiếng thì có rất nhiều chúng sanh được lợi ích, ngoại trừ người nghiệp chướng quá sâu thì vô phương, họ không tin, họ không thể tiếp nhận. Tuy là không tin, không thể tiếp nhận, nhưng họ nghe thấy rồi. Nghe thấy gì vậy? Gieo chủng tử vào trong A-lại-da thức. Nên niệm thành tiếng thì: “Ba căn trải khắp, lợi độn đều nhận”. Đây là chỗ hay của niệm Phật.

    >> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>

    Tác giả: Tuệ Lâm

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ