Sinh năm: 1940 - Canh Thìn
Mất ngày: 21-11-2024 : (Giờ: Tý - Ngày: Kỷ Mùi - Tháng: Bính Tý - Năm: Giáp Thìn) - 85 tuổi
Theo năm mất:
Trùng Tang - Người mất chưa tới số - Không tốt
Theo tháng:
Nhập Mộ - Người mất đã tận số cần chuyển kiếp - Tốt
Theo ngày:
Nhập Mộ - Người mất đã tận số cần chuyển kiếp - Tốt
Theo giờ:
Trùng Tang - Người mất chưa tới số - Không tốt
Luận giải:
Thiên Di: Là dấu hiệu ra đi số do "Trời định", người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời. Số này thường được giải thích theo hai lý do là do kiếp trước hoặc là tiên, hoặc là quỷ sứ bị đầu thai dáng làm kiếp người, hết thời gian tu luyện, bị Trời bắt đem về lại.
Nhập Mộ: Nghĩa là người chết bởi đến đó hết số rồi nên phải chhuyển kiếp. Người ra đi được nằm xuống vĩnh viễn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần khi tính trùng tang mà gặp năm tuổi là nhập mộ, nghĩa là người chết đã hết số, thì không còn oan ức gì mấy, trùng tang được giảm nhẹ tối thiểu, tùy thuộc vào hạn trùng tang của người chết trước đó trong dòng họ đã được hóa giải hay chưa. Người chết mà được năm, tháng, ngày, giờ đều nhập mộ thì được coi là cái chết phúc đức để đời cho con cháu.
Trùng Tang: Là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, chưa tới số mà phải chết oan uổng, có sự oán thán nào đó của cõi âm, gây ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có "Nhập mộ" nào thì cần phải làm lễ "trấn trùng tang".
Kết luận: Trùng tang nhất xa - Trùng tang nhẹ, không cần phải làm lễ trấn trùng, có thể đem chôn cất bình thường.
Cách hóa giải Trùng Tang:
1. Trùng Tang dưới quan niệm dân gian:
Trùng Tang là gì? Trùng Tang hay còn gọi là chết trùng . Là cách gọi của dân gian để chỉ hiện tượng người thân trong gia đình vừa qua đời sau đó là những cái chết liên tiếp đột ngột xảy ra trong thời gian ngắn. Những người chết theo thường là người thân thích trong gia đình hoặc họ hàng.
Trùng tang là người thân trong họ tộc trực hệ, có cùng huyết thống qua đời, gia đình đang thọ tang 03 năm (thực chất có 24 tháng), trong thời gian còn tang chế lại có người trực hệ cùng huyết thống kế tiếp qua đời, gia đình tiếp tục thọ tang…
Trùng Tang Liên táng là gia đình có người thân qua đời vừa chôn cất xong, lại tiếp tục có người qua đời… và như thế! Những cái chết xảy ra liên tục, làm cho gia đình hoảng hốt!
2. Trùng Tang dưới kiến giải của Đạo Phật là hiện tượng Cộng Nghiệp.
Theo giáo lý Đạo Phật, Mỗi người đều thừa tự nghiệp của chính mình.
Nghiệp là gì? Nghiệp nghĩa là hành động, việc làm của thân, khẩu, ý. Khi chúng ta nghĩ một điều gì, nói một câu gì, làm một việc gì, lành hay dữ, xấu hay tốt, nhỏ nhặt hay to lớn, mà có ý thức, đều gọi là nghiệp.
Nghiệp có Biệt nghiệp và Cộng nghiệp. Biệt nghiệp là nghiệp riêng của mỗi cá nhân, còn Cộng nghiệp là nghiệp chung của một nhóm người.
Một hôm, Đức Phật đang ngồi trên núi Linh Thứu thì có nhiều đoàn tỳ kheo đi thiền hành. Đoàn thứ nhất gồm một số tỳ kheo đi theo tôn giả Xá Lợi Phất, đoàn thứ hai đi theo tôn giả Mục Kiền Liên, đoàn thứ ba đi theo tôn giả Đại Ca Diếp, đoàn thứ tư đi theo tôn giả A Na Luật, đoàn thứ năm đi theo tôn giả Ưu Bà Ly và đoàn thứ sáu đi theo sau Đề Bà Đạt Đa. Khi đó Đức Phật mới nói với các tỳ kheo đang ở bên cạnh rằng:
- Những tỳ kheo cùng đi theo Xá Lợi Phất là những tỳ kheo có trí tuệ lớn. Những tỳ kheo cùng đi với Mục Kiền Liên là những tỳ kheo có đại thần thông. Những tỳ kheo đi theo Đại Ca Diếp là những tỳ kheo thích tu khổ hạnh đầu đà…Còn những tỳ kheo mà đi theo Đề Bà Đạt Đa là những tỳ kheo có tâm ác dục.
Và Đức Phật đã kết luận rằng:
- Ai cùng đi theo người nào là đã có cái nghiệp chung với người đó. Những tỳ kheo đi theo tôn giả Xá Lợi Phất có cái nghiệp chung, tức là cộng nghiệp, với Ngài về trí tuệ. Những tỳ kheo đi theo tôn giả Mục Kiền Liên là có nghiệp chung với Ngài về thần thông… Cho tới các tỳ kheo đi theo Đề Bà Đạt Đa cùng có nghiệp chung về ác dục. Cái nghiệp chung đó có từ quá khứ, hiện tại và vị lai.
Ngày nay, chúng ta thấy cộng nghiệp hiển hiện rất thực tế và cụ thể. Người thích cờ bạc thì chỉ muốn giao du với người chơi cờ bạc, còn kẻ ham rượu chè thì lân cận ăn chơi với người uống rượu. Người thích đi chùa tụng kinh niệm Phật thì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật. Như vậy, cộng nghiệp đưa đẩy con người thân cận, kết bạn với nhau và biệt nghiệp khiến chúng ta có dáng mạo, tánh tình, năng khiếu và trí tuệ khác nhau.
Nghiệp đã thúc đẩy những người có quả báo giống nhau đã tìm về ở chung một môi trường với nhau. Đạo Phật cho rằng, không có gì gọi là ngẫu nhiên. Mọi sự sai biệt trong cuộc sống, đều do nghiệp tạo ra cả, kể cả cộng nghiệp, biệt nghiệp. Một cách không có ý thức, chúng ta tạo ra môi trường sống của bản thân chúng ta. Giáo chủ Đạt Lai Lạt Ma, phát biểu về ảnh hưởng của nghiệp đến môi trường khí hậu như sau: “Hãy tưởng tượng một cộng đồng trong đó hận thù và giận dữ là tâm trạng phổ biến. Tôi nghĩ là tình trạng cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng tới môi trường, có thể góp phần tạo ra một đợt thời tiết nắng nóng và khô hạn. Nếu trong một cộng đồng mà lòng tham ái, tham đắm rất mạnh mẽ và phổ biến thì đó có thể là nguồn gốc của độ ẩm tăng cao và nạn lụt lội.”
Đó là ví dụ về cộng nghiệp của dân của 1 vùng. Còn trùng tang là hiện tượng cộng nghiệp trong gia tộc. Nói một cách nôm na : những người kiếp trước cùng nhau tạo nghiệp, kiếp này đầu thai chung trong cùng 1 gia tộc hoặc 1 gia đình, nên chịu cùng một quả báo như nhau. Do đó, khi trong gia đình có những người chết trẻ, chết tai nạn, tự tử, đột tử, cái chết bất ngờ...thì đó cũng là một dấu hiệu để cảnh báo đến những người còn lại. Thay vì tạo thêm việc bất thiện, thì nên tạo nhiều việc thiện, tăng phước cho bản thân để tránh được họa sát thân đồng thời tăng phước báu cho người chết để được tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp hơn.
3. Hóa Giải Trùng Tang như thế nào
a. Tại sao phải tạo phước cho người chết.
- Theo Kinh Địa Tạng: Một người sau khi mất, nếu người này đã chứng đắc được các Pháp, có thể sinh về các cảnh giới của chư Phật. Nếu người này đã hành Thập Thiện Nghiệp hoặc Bát Quan Trai Giới ( giữ đầy đủ 8 giới trong 1 ngày 1 đêm) có thể sinh lên Trời. Nếu người đó tạo tội ác cực nặng như giết cha giết mẹ, đập phá chùa chiền, phá hòa hợp chúng tăng, thiêu đốt kinh tượng...ngay sau khi chết Thần hồn đọa ngay vào Địa ngục. Còn lại những người chết thì đọa vào Súc Sinh, Ngạ Quỷ, hoặc có người trở lại làm người. Thường trong vòng 49 ngày, Thần hồn này (hay còn gọi là Thân Trung Ấm, có hình dáng giống như người lúc sống nhưng nhỏ hơn, nhẹ, và đi xuyên qua được tường vách, nhanh như sóng điện). Hết 49 ngày thì Thân Trung Ấm tái sinh chuyển kiếp. Trong 49 ngày này là thời điểm để người nhà trợ duyên cho người chết được tái sanh vào cảnh giới tốt đẹp. Trong Kinh Địa Tạng có nói, nếu người sống làm những việc phước thiện để hồi hướng công đức cho người chết, thì người chết được hưởng 1 phần còn người sống được hưởng 6 phần. Khi đó, sẽ giảm thiểu được những họa xấu xảy đến với người sống, hay nói cách khác tránh được nạn chết trùng.
b. Mười cách tạo ra PHƯỚC BÁU
1. Dana: cho ra một cách rộng rãi, bố thí, cúng dường. Cụ thể cúng dường một trong bốn tứ vật dụng đến Tăng đoàn. Cho mà không mong đợi một sự hoàn trả nào từ người nhận.
2. Sīla: Trì giới, giữ gìn sự trong sạch về mặt đạo đức và luân lý ngăn ngừa một cá nhân không đi trệch ra ngoài con đường Bát Chánh Đạo. Giữ giới cũng giúp cá nhân tự kiềm chế những hành động bất thiện. nếu là người Phật tử thì giữ gìn 5 giới ( Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm, không nói dối, không uống rượu)
3. Bhavana: Trau giồi hay phát triển tâm linh, thiền tập
4. Hồi hướng phước báu cho người thân đã qua đời ( tụng kinh, niệm phật, phóng sinh, bố thí... rồi đem công đức có được hồi hướng cho người mất...)
5. Tùy hỷ phước báu: Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm. Vui với việc làm tốt của mọi người mà không sinh tâm ganh ghét đố kỵ.
6. Phục vụ người khác
7. Khiêm tốn
8. Chánh kiến
9. Nghe pháp
10. Giảng dạy Giáo pháp
Như chúng ta đã biết, ai cũng có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Để tránh được những họa do cộng nghiệp mang lại ( như chết trùng, chết cùng lúc, chết bất đắc kỳ tử...) thì chúng ta nên tác phước cho chính bản thân mình bằng những cách tạo ra phước báu ở trên.
c. Những việc cần làm ngay cho người mất để tránh trùng tang, cộng nghiệp:
- Tránh sát sinh để cúng tế
- Làm 10 việc thiện ( bố thí, cúng dường, phóng sinh, trì giới, tụng kinh, niệm phật, lễ phật, ăn chay.....)và lấy công đức có được hồi hướng cho người mất.
- Lên chùa thỉnh Quý Thầy và Đạo Tràng cầu siêu cho vong linh.
- Tụng Kinh Địa Tạng trong vòng 49 ngày. ( Nếu mỗi ngày tụng không hết quyển thì có thể tụng làm nhiều ngày 1 quyển).