Tổng hợp 17 ngày lễ phổ biến theo âm lịch Việt nam

Văn hoá Việt Nam với chiều dài lịch sử nghìn năm trong đó ta có thể kể đến sự phong phú của các ngày lễ âm lịch. Những ngày lễ này phản ánh cả chiều dài truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ngày lễ âm lịch quan trọng và phổ biến tại Việt Nam.

Tổng hợp 17 ngày lễ phổ biến theo âm lịch Việt nam

1.Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng và truyền thống nhất của người Việt Nam. Đây là dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên, và chào đón năm mới theo lịch Âm. Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày mùng 1 tháng Giêng và kéo dài trong vòng khoảng một tuần, tạo nên không khí rộn ràng và đầy màu sắc trên khắp đất nước Việt Nam..

Trước Tết, người Việt thường dành nhiều ngày để làm việc nhà cửa, dọn dẹp, trang hoàng và chuẩn bị thức ăn cho ngày lễ. Mọi người trong gia đình cũng dành thời gian dọn dẹp bàn thờ tổ tiên bày hoa và mâm ngũ quả gói bánh chưng bánh dày. Trong những ngày cuối năm cũ, mọi người thường tập trung vào việc mua sắm, mua hoa, cây cảnh và các loại quà tặng để trang trí nhà cửa và chuẩn bị cho Tết.

Ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán là ngày quan trọng nhất. Người dân thường tham dự lễ chùa hoặc đền để cầu may mắn và an lành. Ngày này, mọi người mặc áo mới và chuẩn bị những mâm cỗ đặc biệt để cúng tổ tiên. Người Việt còn có truyền thống lì xì mừng tuổi cho trẻ em và người lớn tuổi để chúc mừng năm mới.

Trong suốt thời gian Tết, không khí trở nên rộn rang vui tươi phấn khởi với những hoạt động vui chơi truyền thống. Ngoài ra, hầu như mỗi gia đình đều thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, thịt kho tàu, mứt và các món ăn truyền thống khác.

Trong những ngày Tết, mọi người thường thăm viếng người thân, bạn bè và hàng xóm. Đây là dịp để chia sẻ niềm vui, gặp gỡ nhau ôn lại chuyện năm cũ, chúc nhau những câu chúc may mắn, an lành cho năm mới. Người ta cũng thường thăm quan các đền chùa, di tích lịch sử và đi du lịch trong ngày tết.

Tết Nguyên Đán cũng là thời gian để người Việt thể hiện lòng biết ơn và sẻ chia với những người khó khăn hơn. Hàng năm rất nhiều hoạt động diễn ra trước trong và sau tết. Tết còn là dịp để bày tỏ lòng kính trọng với những người cao tuổi và nhận được sự chúc phúc và lời khuyên tốt đẹp từ họ.

Tết Nguyên Đán mang trong mình những giá trị truyền thống và tinh thần đoàn kết. Đây là thời điểm quan trọng để tạo kết nối và gắn bó với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Tết không chỉ là dịp để mừng tuổi mới mà còn là cơ hội để tưởng nhớ nguồn gốc và gìn giữ các giá trị văn hóa của người Việt Nam.

2.Lễ khai hạ

Lễ Khai hạ (cúng hạ nêu) còn được biết đến với một số tên gọi khác như lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng, là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đây như một nghi thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu để mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hằng ngày.

Lễ Khai hạ

Lễ khai hạ ngày nay thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 10 Âm lịch, trước đây thường diễn ra vào mùng 7 âm lịch tùy vào điều kiện của từng gia đình.

Trong ngày này, người dân Việt Nam thực hiện các nghi lễ cúng bái truyền thống, trong đó có việc hạ cây nêu. Ngoài việc hạ cây nêu, Lễ Khai hạ còn có nhiều nghi thức tại đến chùa hoặc đền thờ của tộc họ để cúng tế và thắp hương cầu sự an lành, bình yên và thành công cho gia đình trong năm mới cầu mong một mùa màng bội thu, một năm mới tràn đầy may mắn và thịnh vượng. Đây cũng là thời điểm để đặt kế hoạch và mong ước cho năm mới.

Lễ Khai hạ không chỉ được tổ chức ở các gia đình Việt Nam, mà trên khắp cả nước nhiều nơi còn tổ chức các hoạt động lễ hội để chào mừng. Tại các điểm du lịch, những hoạt động vui chơi và lễ hội diễn ra rầm rộ, thu hút sự quan tâm của cả dân trong và ngoài nước. Những hoạt động như diễn múa, biểu diễn âm nhạc, đấu vật và đua thuyền truyền thống được tổ chức để tạo nên không khí hân hoan và vui tươi.

3.Ngày vía ngọc hoàng

Lễ vía Ngọc Hoàng, còn được gọi là cúng vía trời mùng 9 Tết, là một trong những nghi lễ quan trọng và truyền thống của người Việt Nam. Đây là dịp mà người dân Việt tôn kính và tri ân các vị thần linh, đặc biệt là Ngọc Hoàng cai quản nhân gian. Phong tục cúng vía Ngọc Hoàng này xuất phát từ văn hoá tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa.

Lễ vía Ngọc Hoàng

Ngày 9 tháng 1 là ngày vía do Ngọc Hoàng tự cai quản nhân gian. Theo đó có rất đông những vị thần tiên, Kim Đồng Ngọc Nữ cùng 7 vạn táo quân như Thần Tài, Văn Xương, Tử Vi Đại Vương, Nam Tào Bắc Đẩu, Thái Ất Chân Nhân, Chú Sinh Nương, Phúc Lộc Thọ. Những vị thần tiên đang nắm quyền dưới hạ giới gồm có Các Táo Quân, Địa Phủ, Thành Hoàng, Thổ Địa cùng nhiều vị thần sông, thần núi, thần đường, thần giếng, thần cửa, vua bếp, thần cây đều đợi được bái lạy Ngọc Hoàng hạ phàm đầu năm để xem xét phúc tội. Theo lệnh của Ngọc Hoàng các vị thần tiên sẽ tha tội và ban phúc trên 10 phương, 6 cõi, do đó toàn bộ nhân gian trong Giới tổ chức lễ cung thỉnh Ngọc Hoàng và thánh mẫu. Vì vậy tại mỗi Đền, Miếu, Quán, Thần các nơi đặt 18 món cúng cùng những thứ đó dâng sớ cầu cho một năm Ngọc Hoàng tha tội, ban phúc. Nhất là các nhà có người thân mới qua đời dưới địa phủ hay gia đình người mất do oan nghiệt, bệnh tật, những người đi đường vong hồn đang lưu lạc nơi xa lạ. Hoặc bên cạnh đó có các nhà tổ tiên có nghiệp xin Ngọc Hoàng tha tội sớm cho vong linh được đi đầu thai. Giúp cho tất thảy các sinh linh đang sống trên nhân gian đều bình an và đò được mãn quả.

Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời với những hoạt động truyền thống của ngày Tết còn lưu lại từ xưa và nay. Cứ vào Tết nguyên đán thì mỗi gia đình việt nam sẽ có những lễ cúng bái nhằm cầu một năm mới an lành và ngày vía Ngọc Hoàng cũng là một trong số đó. Ngày mùng 9 Tết có thể gọi là ngày cúng vía trời (hoặc lễ vía Ngọc Hoàng Thượng Đế). Lễ vía Ngọc Hoàng hoặc cũng có cách nói đơn giản là lễ cúng vía trời mùng 9 Tết thường chỉ làm đúng ngày mùng 9 tháng Giêng mỗi năm. Phong tục lễ vía Ngọc Hoàng được bắt nguồn từ tính văn hóa tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa. Vào ngày mùng 9 lại chọn làm ngày lễ vía Ngọc Hoàng vì mỗi con số từ 1 đến 9 đều có ý nghĩa riêng biệt của nó. Đó được quy định cụ thể là:

Số 1: Biểu tượng cho sự hùng vĩ và lớn lao của tạo hóa.

Số 2: Biểu tượng giữa trời cùng với đất.

Số 3: Có ý nghĩa tam tài là trời, đất và người.

Số 4: Biểu hiện theo 4 kiểu khí tượng là nhật, nguyệt, tinh và thần.

Số 5: Tượng trưng cho vòng tròn ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.

Số 6: Đại diện cho sự giao hòa của trời đất giữa 4 phương Đông, Tây, Nam và Bắc.

Số 7: Đại diện cho chòm sao Bắc Đẩu.

Số 8: Đại diện cho bát quái bao gồm: Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Tồn, Ly, Tốn, Đoài.

Số 9: Tượng trưng cho 9 phương trời để thể hiện sự mênh mông và bao la.

Chính vì những ý nghĩa trên, người xưa đã chọn ngày mùng 9 vì cho rằng chỉ có Ngọc Hoàng mới đủ quyền năng để có thể điều khiển trời, đất, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Ngoài ra, Lễ vía Ngọc Hoàng cũng là dịp để duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Qua việc thực hiện các nghi lễ và cúng tế, người dân Việt Nam ta truyền lại cho muôn đời sau những quy tắc ứng xử và lòng biết ơn đối với sự che chở của các vị thần linh.

4.Ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày này, người dân Việt Nam thường cúng Thần Tài để cầu may mắn, tài lộc, và thành công trong cuộc sống.

Ngày vía Thần Tài

Vía Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Quốc và được thụ hưởng và biến đổi theo thời gian để phù hợp với văn hóa Việt. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài được xem là vị thần của tài chính, của cải, và của sự giàu có. Ông có khả năng mang lại may mắn, thịnh vượng, và phú quý cho những ai thờ cúng với lòng thành.

Trong ngày vía Thần Tài, nhiều gia đình Việt Nam chuẩn bị mâm cúng đặc biệt để thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với Thần Tài. Mâm cúng thường bao gồm những loại đồ cúng và hàng mã như đồ trang sức đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng như tiền giả, vàng, bạc, ngựa đồ dùng.

Theo truyền thuyết xa xưa kể lại, thì ngày 10 tháng Giêng là ngày mà Thần Tài bay về Trời phục mệnh sau một thời gian dài ở nhân gian. Trong thời gian Ngài ở, đã giúp đỡ mọi người làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Vì vậy cứ vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm, mọi người sẽ đi mua vàng và cúng kiếng để cảm tạ và mong Ngài tiếp tục phù hộ.

Đối với người kinh doanh, đây là dịp để thể hiện ước muốn công việc làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Nhiều người còn cho rằng mồng 10 tháng Giêng là thời điểm con người sẽ được “đổi vía”, lấy hên cho năm mới.

Trước đây, chỉ những người kinh doanh buôn bán mới mua vàng vào ngày này với mục đích cầu tài lộc. Những năm gần đây, nhiều người Việt cũng theo phong trào đổ xô đi mua vàng trong ngày này với hy vọng sẽ có nhiều tiền của trong năm, vì vàng mang ý nghĩa phú quý, cát tường.

5.Tết Nguyên Tiêu (hay lễ Thượng Nguyên)

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là rằm tháng Giêng là ngày lễ cổ truyền có tại Trung Quốc. Tại Việt Nam thường được gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là một trong những dịp quan trọng không kém so với Tết cổ truyền Nguyên Đán. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây là dịp để người ta cầu nguyện cho gia đình mình và những người đã khuất được an vui, bình an. Ngoài ra, vào dịp này, người ta thường tổ chức các hoạt động văn hóa như: hội hoa đăng, chay bàn thờ tổ tiên, chơi những trò chơi dân gian và ăn các món ăn đặc trưng của người Việt trong Tết Nguyên Tiêu như gà luộc, bánh chưng, xôi gấc, nem rán, bánh trôi nước, bánh chay, canh miến/măng, chân giò và hoa quả

6.Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. “Hàn Thực” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.

Tết Hàn Thực

Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi - bánh chay (“hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”), được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt.

Ngoài ra, Tết Hàn Thực cũng là dịp để người dân thưởng thức các món ăn truyền thống. Một trong những món ăn phổ biến trong dịp này là bánh dày và bánh chưng. Bánh dày được làm từ gạo nếp và được bọc trong lá chuối, còn bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt. Cả hai loại bánh này đều có ý nghĩa biểu trưng cho may mắn cũng như đậm truyền thống văn hóa của Việt Nam. Ngày Tết Hàn Thực cũng là dịp để người dân thưởng thức các loại trái cây và các món ngọt khác nhau.

7.Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ quan trọng và truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ và tôn vinh công đức của Tổ Hùng Vương - vị vua đầu tiên và là vị vua sáng lập nên nền văn minh Việt Nam. Người Việt ta có câu “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3”.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo đó Hùng Vương là vị vua đã giúp Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của các bộ tộc ngoại bang xâm lược và đóng góp vào sự phát triển và ra đời của nước Việt. Ông đã lập nên nước Văn Lang và truyền lại truyền thống quốc gia cho các thế hệ sau này. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được coi là ngày linh thiêng và là dịp để những người Việt tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn với Tổ Hùng Vương và tổ tiên.

Mỗi năm, vào ngày này, hàng triệu người Việt Nam đổ về các đền đài và địa điểm linh thiêng trên khắp cả nước để tham gia lễ kỷ niệm. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương thường diễn ra trong không gian trang nghiêm và trang trọng tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

Ngoài ra, các hoạt động văn hóa truyền thống như diễn tấu trống, đánh trống hội, múa lân, múa rồng và các trò chơi dân gian cũng được tổ chức trong ngày này. Đặc biệt, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để các bậc phụ huynh truyền thống truyền lại kiến thức về lịch sử và văn hóa của dân tộc cho các thế hệ trẻ.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày kỷ niệm quan trọng mà còn thể hiện lòng tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để cả xã hội hiểu rõ và tôn trọng nguồn gốc và kim chỉ nam của dân tộc.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một sự kiện mang ý nghĩa không chỉ với người Việt Nam mà còn với những người yêu mến và quan tâm đến lịch sử và văn hóa dân tộc. Nó là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá và tìm hiểu thêm về truyền thống và giá trị văn hóa của Việt Nam.

8.Lễ Phật Đản

Ngày lễ Phật Đản, còn được gọi là Vesak, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong đạo Phật. Đây là ngày kỷ niệm sinh nhật, sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhân vật sáng lập đạo Phật và được tôn kính là vị Bồ Tát Thế Tôn.

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời. Theo truyền thống xưa của Phật giáo Bắc Tông, lễ Phật đản thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Còn giáo phái Nam Tông tổ chức vào 15  tháng 4 Âm lịchTuy nhiên, ngày lễ cụ thể có thể khác nhau trong các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới, tùy theo truyền thống và lịch tết của từng nền văn hóa.

Trên khắp thế giới, ngày lễ Phật Đản được tổ chức bởi các tăng ni và cộng đồng Phật giáo. Trong ngày này, người Phật tử thường tụng kinh, ngồi thiền, và thực hành các hạnh nguyện của Đức Phật. Các tín đồ cũng thường tham gia vào các hoạt động từ thiện như cúng dường, trao quà và viếng thăm chùa chiền. Lễ Phật Đản có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Phật tử. Đây là dịp để mọi người cùng nhau tưởng niệm và cầu nguyện cho sự bình an và hạnh phúc cho mọi người

Trong ngày lễ này, các chùa chiền và nơi tín đồ Phật giáo thường được trang trí rực rỡ. Người ta treo các băng rôn và cờ hoa màu sắc tại các chùa, tạo ra không khí tưng bừng và hào hứng. Các lễ hội Phật Đản thường diễn ra với sự tham gia đông đảo của người dân, bao gồm cả người không phải là tín đồ Phật giáo, để cùng chia sẻ niềm vui và tôn vinh sự hiện diện của Đức Phật.

Trong ngày lễ này, người ta thường thiết lập các bàn thờ và bàn cúng trang hoàng đẹp mắt. Các bức tượng và hình ảnh của Đức Phật được trưng bày trên các bàn thờ, kèm theo hoa tươi và nén nhang. Các tín đồ đến chùa để cúng dường và đọc kinh, đồng thời truyền tải những lời cầu nguyện cho sự an lành và hạnh phúc cho gia đình và thế giới.

Ngoài ra, ngày lễ Phật Đản cũng là dịp để nhắc nhở mọi người về các giá trị và nguyên lý của đạo Phật như lòng từ bi, không tước đoạt, và thực hành nhân đạo. Những lời pháp của Đức Phật được truyền đạt và giảng dạy trong các buổi thuyết giảng và lễ tụng. Những thông điệp này mang ý nghĩa sâu sắc, giúp mọi người tìm kiếm sự bình an và ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày lễ Phật Đản không chỉ là dịp để tôn vinh Đức Phật và các giá trị đạo Phật, mà còn là cơ hội để mọi người học hỏi và khám phá sự sáng suốt và lòng từ bi của Đức Phật. Đó là một ngày để tìm kiếm niềm vui và sự an lành bên trong mình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xung quanh.

9.Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên và Nhật Bản. Nghi thức cho ngày tết Đoan Ngọ được tiến hành vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch.

Tết Đoan Ngọ

Sự tích Tết Đoan Ngọ được lưu truyền như sau: Vào một ngày sau mùa vụ, nhân dân rất vui mừng và phấn khởi vì được mùa màng bội thu. Tuy nhiên, năm ấy, sâu bọ lại hoành hành, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mặc dù tìm đủ mọi cách nhưng người dân vẫn không tài nào giải được nạn sâu bọ. Bỗng nhiên một hôm, có một ông lão đi tới và xưng là Đôi Truân. Ông hướng dẫn cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Chỉ sau lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Ông lão còn bảo thêm: “Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.”

Dân chúng vui mừng, cảm kích ông lão vô cùng nhưng khi định cảm tạ thì ông lão đã đi mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đã đặt tên cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Ngày Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam. Theo truyền thuyết, vào ngày này, các loại ma quỷ và tà ma sẽ trỗi dậy và có thể gây hại cho con người. Do đó, để tránh những điều không may mắn, người Việt thường thực hiện một loạt các nghi lễ và thủ tục để tẩy uế và đánh đuổi tà ma. Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”.

Có rất nhiều món ăn được chuẩn bị trong ngày Tết Đoan Ngọ. Một số món ăn phổ biến như cơm rượu nếp, chè trôi nước, bánh tráng nướng, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng trộn, bánh tráng mè, bánh đậu xanh, chè đỗ xanh, chè đỗ đen và các loại hoa quả như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài và dưa hấu

10.Lễ thất tịch

Lễ Thất Tịch là một trong những ngày lễ quan trọng của các nước phương Đông. Ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch. Lễ Thất Tịch có ý nghĩa rất lớn đối với người dân phương Đông. Theo truyền thuyết, đây là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau

Lễ Thất Tịch

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Ngày lễ Thất tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Ngày lễ Thất tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Trong ngày này nhiều người đã kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Thất tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7.7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt

11.Rằm tháng 7 Rằm tháng cô hồn

Tháng Cô hồn sẽ bắt đầu từ 1/7 âm lịch và Kết thúc vào 30/7 âm lịch, Rằm tháng 7 theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm các linh hồn bất an của người chết trở về thăm thân nhân. Người ta tin rằng việc cúng cô hồn sẽ giúp cho linh hồn được an vui, bình yên và không gây phiền muộn cho người sống.

Tháng Cô hồn

Theo quan niệm dân gian, tháng Bát âm lịch là tháng mà cánh cửa giữa thế gian và thế giới tâm linh mở ra. Trong khoảng thời gian này, cả thế giới tâm linh và thế giới thực đều giao thoa với nhau. Người ta tin rằng các linh hồn bất an và cô đơn của người chết không thể tìm đến nơi an nghỉ vì nhiều lý do, và chúng trở thành "cô hồn". Do đó, Rằm tháng 7 được coi là thời điểm quan trọng để giải thoát các linh hồn này.

Theo người xưa thì tháng 7 là tháng cô hồn vì đây là thời điểm mà các cô hồn lang thang, vất vưởng, đói khát quay trở về nhân gian, âm khí nặng nề. Đặc biệt là rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân, ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày âm khí đạt cực điểm vì thế bạn nên ghi nhớ những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn để tránh phạm phải.

Lễ cúng thường diễn ra vào buổi chiều tối. Vì người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, nên nếu đặt lễ cúng vào buổi sáng các cô hồn sẽ không thể đến nhận lễ cúng từ con người, không hưởng lộc được.

Phong tục và lễ cúng cô hồn từ đó hình thành trước để khẩn tránh đi sự quấy phá của các linh hồn, sau để an ủi các linh hồn giảm bớt sự tủi khổ từ địa ngục, và để cầu cúng cho vong hồn người thân đã qua đời.

12.Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Việt Nam. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân. Ngày lễ này được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam, ai cũng có thể tham gia.

Lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, là cuộc lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên - một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Kinh "Vu Lan Bồn" có ghi lại: ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch.

Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

13.Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm khi trăng tròn và sáng rực trên bầu trời. Đây là ngày tết của trẻ em và được gọi là “Tết trông Trăng” . Người Việt Nam có nhiều phong tục truyền thống trong ngày Tết Trung Thu như đốt đèn ông sao, đánh đàn, hát hò, múa lân, múa rồng, chơi những trò chơi dân gian và ăn bánh trung thu.

Tết Trung Thu

Tết Trung Thu có rất nhiều hoạt động truyền thống và ý nghĩa đặc biệt. Một trong những hoạt động quan trọng nhất là múa lân và rước đèn. Khắp mọi miền trên đất nước, người ta tổ chức các buổi biểu diễn múa lân. Những màn múa này rất đẹp mắt, đầy sức sống và màu sắc. Người ta tin rằng múa lân và múa rồng sẽ mang lại sự may mắn.

Một hoạt động khác không thể thiếu trong Tết Trung Thu là đường phố sẽ tràn đầy âm nhạc, tiếng cười và tiếng vỗ tay. Trẻ em cầm những chiếc đèn lồng truyền thống làm từ giấy và tre, đèn lồng này được thiết kế với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. Trong khi đó, người lớn và trẻ em đi dạo phố và ăn các loại bánh trung thu ngon lành.

Bánh trung thu là một yếu tố không thể thiếu trong lễ hội này. Các loại bánh trung thu truyền thống thường có nhân đậu xanh, đậu đỏ, thập cẩm. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều loại bánh trung thu khác nhau. Các bánh trung thu được đóng gói trong những hộp đẹp và trang trí bằng những hình ảnh truyền thống như lân, rồng, hoặc hình ảnh của các nhân vật truyền thống như chị hằng chú cuội. Các bánh trung thu không chỉ là món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết,sum họp và hạnh phúc gia đình.

Không chỉ có các hoạt động truyền thống, Tết Trung Thu cũng được kết hợp với các hoạt động văn hóa hiện đại. Các trung tâm mua sắm và khu vực đô thị thường tổ chức các sự kiện vui chơi giải trí như hội chợ trung thu, các buổi biểu diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian. Những hoạt động này thu hút đông đảo người dân đến tham gia và tạo nên không khí sôi động và vui tươi trong cộng đồng.

Tết Trung Thu là dịp để mọi người cùng sum vầy bên gia đình và người thân yêu. Đây là thời gian để trẻ em trổ tài ca hát, múa lân và chơi đèn lồng. Đối với người lớn, đây là cơ hội để tặng quà và chia sẻ niềm vui với nhau. Trong buổi tối, người dân cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu truyền thống, trò chuyện và tạo kỷ niệm đáng nhớ.

Tết Trung Thu tại Việt Nam không chỉ là một dịp để tưởng nhớ và kỷ niệm, mà còn là một lễ hội vui tươi và ý nghĩa. Nó thể hiện tình yêu thương và sự đoàn kết trong gia đình và cộng đồng. Dù thời gian trôi qua, Tết Trung Thu vẫn giữ được sự quý giá và sức hút đặc biệt trong lòng người Việt Nam.

14.Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu là một ngày lễ truyền thống của người Việt thời xưa và một số nước châu Á khác. Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm (số 9 có ý nghĩa là trường thọ và là con số dương. Sự lặp lại hai lần được gọi là Trùng Cửu, Trùng Dương). Tết được tổ chức nhằm mục đích mong cầu sức khỏe, đồng thời bày tỏ tấm lòng yêu thương với mọi người trong gia đình.

Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa. Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’

Có nhiều điển tích về ngày Tết này: + Phong tục tập quán này bắt nguồn từ đời Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện: “Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9 ÂL theo lịch âm dương, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Tết Trùng Cửu là một ngày Tết cổ của dân tộc nên giờ đây vào ngày này, người Việt thường chỉ thắp nhang để tưởng nhớ chứ không làm mâm cỗ linh đình như những ngày lễ lớn khác trong năm.

15.Tết Thường Tân

Tết Thường Tân là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm Tết Thường Tân còn gọi là Tết Song Thập, Tết của thầy thuốc, Tết Trùng Thập . Ngày này được xem là ngày để tôn vinh các bậc thầy thuốc và cầu mong sức khỏe cho mọi người. Ngoài ra, ở những vùng trồng lúa thì vào ngày 10 tháng 10 âm lịch thường rơi trúng mùa gặt của họ, Đây là một ngày để họ có thể dâng lễ cảm ơn đất trời đã giúp đỡ cho 1 năm mùa màng bộ thu. Đồng thời cũng mong muốn đất trời tạo điều kiện cho năm mới làm ăn thuận lợi, mùa màng thu hoạch bội thu, mưa thuận gió hoà.

Tết Thường Tân

Quan niệm xưa cho rằng vào ngày 10 tháng 10 âm lịch là ngày hội tụ khí âm dương của trời đất, là sự kết hợp của tứ mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông cho nên cây thuốc mới đạt được những gì tốt nhất. Thường thì những người dân sẽ chuẩn bị bánh giầy, chè kho để cúng Tổ Tiên rồi cho những người thân trong gia đình hoặc hàng xóm xung quanh.

Chọn những món này là bởi vì đây là những món làm từ hạt gạo của đất trời nên tạ ơn thần linh và ông bà đã phù hộ thì người dân chọn chính những thành phẩm quý giá nhất mà họ làm ra. Tết Thường Tân là một dịp quan trọng đối với người nông dân và đặc biệt là những người dân Việt Bắc và Tây Nguyên.

16.Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên là một trong những ngày Tết đặc biệt với người dân Việt Nam, nhất là ở vùng phát triển nông nghiệp lúa nước. Tết Hạ Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm. Vào dịp lễ này, người dân sẽ sửa soạn các mâm cơm cúng bàn thờ tổ tiên, các vị thần linh đã phù hợp cho mùa màng bội thu và cầu phúc cho gia đình.

Tết Hạ Nguyên

Ngoài ra, ngày lễ Hạ Nguyên còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là Tết Cơm mới hay lễ Mừng lúa mới. Tết Cơm mới là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc vùng cao nước ta. Vào dịp lễ này, người dân sẽ sửa soạn, chuẩn bị để tạ ơn trời đất và cầu mong một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, tránh thiên tai, vận hạn.

Rằm Hạ Nguyên dần trở thành ngày lễ hội mang giá trị tâm linh sâu sắc của người Việt. Vào dịp này, mọi người sẽ làm việc thiện và cầu mong đức chư Phật gia hộ, ông bà tổ tiên che chở.

Bên cạnh đó, Ngày lễ hạ nguyên còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác như:

  • Cầu bình an và cầu siêu người đã khuất: Vào dịp lễ này, mọi người sẽ dành thời gian đến Chùa thắp hương, lễ Phật, cầu siêu cho những người đã khuất và cầu mong bình an cho gia đình.
  • Tưởng nhớ công ơn Bồ Tát và tổ tiên: Rằm Hạ Nguyên là một trong những một ngày lễ lớn của Phật Giáo có ý nghĩa về tâm linh đối với các Phật tử và người dân cả nước. Vì lý do đó, mọi người sẽ tích cực làm điều tốt để bày tỏ lòng thành kính với Bồ Tát, tổ tiên.
  • Hướng con người tới cái thiện: Một ý nghĩa quan trọng khác là nhắc nhở mọi người tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên. Cùng với đó, ngày lễ này là dịp để tâm hồn con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ.

17.Tiễn Táo Quân về trời

Ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Công ông Táo về trời theo truyền thống dân gian Việt Nam. Lễ cúng tiễn ông Táo về trời là một trong những lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Công ông Táo về trời

Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích “Hai ông một bà”.

Sự tích bắt đầu rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện, dằn vặt vợ.Một lần, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và gặp được Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau và kết thành vợ chồng.Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì ân hận về hành động của mình nên đã lên đường tìm kiếm vợ. Sau nhiều ngày tìm kiếm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi nhận ra người hành khất là người chồng cũ nên mời vào nhà, nấu cơm thết đãi. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Vì sợ chồng nghi oan nên Thị Nhi bèn giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi hốt hoảng lao mình vào để cứu chồng cũ ra. Thấy vợ mình nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa. Cảm động trước tình nghĩa của 3 người, nên Ngọc Hoàng đã phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa.

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt sẽ thường làm mâm cơm để đưa ông Công ông Táo lên chầu trời. Ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Vì thế vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng để lên Thiên đình trình báo tất cả mọi việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho gia chủ. Cho đến vào đêm Giao thừa thì Táo quân mới trở lại hạ giới để tiếp tục thực hiện công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.

Ngày ông Công ông Táo từ lâu đã đi vào tiềm thức của người Việt. Vì thế, vào ngày này, người dân sẽ làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người trở về nhà để sum họp, quây quần sau một năm làm việc vất vả. Chị Trần Thị Huyền – xã Kim Đông đã chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo từ mấy ngày nay: Theo tục lễ cha ông truyền lại thì gia đình tôi cũng chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất để tiễn ông Táo về trời, tôi thường làm các món như gà luộc, xôi gấc, giò, nem, canh mọc, rau xào để cúng Táo Quân, qua đó cũng gửi gắm mong muốn một năm mới bình an, sức khỏe cho cả gia đình.

Trên đây chỉ là một số ví dụ về các ngày lễ âm lịch tại Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều ngày lễ khác, mỗi ngày lễ đều có ý nghĩa và nét đặc trưng riêng. Những ngày lễ này không chỉ là dịp để kết nối con người với truyền thống và văn hóa Việt Nam mà còn là cơ hội để gia đình và bạn bè quây quần bên nhau, thể hiện lòng biết ơn tưởng nhớ đối với tổ tiên và ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

 

Bình luận

Những ngày lễ âm lịch Việt Nam

Văn khấn Cúng Ông Công Ông Táo và Sắm Lễ
Văn Khấn và Hướng dẫn Sắm sửa lễ vật cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời
Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.
Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
Lịch sử và nguồn gốc của Tết Trung Thu
Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống của Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo, từ những chiếc bánh trung thu mang hương vị tình cảm gia đình đến những đèn lồng rực rỡ mỗi dịp rằm thu. Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục đặc trưng, để hiểu rõ hơn về dấu ấn văn hóa và tinh thần dân tộc qua lễ hội này.
Lịch sử và ý nghĩa của lễ Thất Tịch
Thất Tịch, thường được biết đến với tên gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là một biểu tượng của tình yêu, lòng biết ơn và sự gắn kết trong nền văn hóa Châu Á.
Sự khác biệt giữa ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước khác
Lễ Vu Lan, một ngày trọng đại trong nền văn hóa và tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là Phật giáo. Được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, ngày này không chỉ là một phần của truyền thống Việt Nam mà còn lan tỏa sâu rộng tại nhiều nước châu Á.
Lễ Vu Lan ngày mấy năm 2023 theo Âm lịch, Dương lịch
Ngày Vu Lan báo hiếu được người Việt coi là ngày để tôn vinh và tri ân đến những người mẹ, người cha đã nuôi dưỡng, dạy dỗ mình từ nhỏ. Đây cũng là cơ hội để mỗi người dành thời gian và lòng trân trọng để nghĩ về tình yêu thương, sự hi sinh và công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho mình.
Tết Đoan Ngọ Ngày 5 tháng 5| Văn Khấn - Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt Sâu Bọ.
Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
Tìm hiểu về Lễ Hằng Thuận truyền thống quý báu của Việt Nam
Trong thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hằng thuận đã trở nên phổ biến hơn khi cặp đôi chọn thêm nó vào lễ cưới. Vậy lễ hằng thuận là gì cùng mình tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc, ý nghĩa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước.
Chia sẻ