LichVanNien365 giới thiệu đến bạn đọc Sự Tích Ngày Tết Đoan Ngọ và Tục lệ diệt sâu bọ ngày 05 tháng 05 âm lịch của người Việt. Đồng thời hướng dẫn bạn đọc sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ để được nhiều lợi ích và phước báu, Văn khấn nôm truyền thống cúng Tết Đoan Ngọ ngày 05-05 âm lịch tại nhà.
Tết Đoan Ngọ năm 2023 rơi vào ngày thứ 5 dương lịch tức ngày 22 tháng 6 năm 2023. Âm lịch ngày 05-05.
Xem thêm: Lịch âm hôm nay - Bói Bài - Tử Vi hàng ngày
Tết Đoan Ngọ là gì ?
Theo sách "Phong thổ ký" thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. "Đoan" nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.
Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
Người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan Ngũ nữa.
Theo sách “Tuế thời lạp ký” thì Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng Năm. Ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người ta gọi ngày mồng 1 tháng năm là Đoan Nhất, ngày mồng 2 là Đoan Nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 là Đoan Ngũ.
SỰ TÍCH TẾT ĐOAN NGỌ.
Thực ra ban đầu, ngày Đoan Ngọ chì là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thương hay có, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh đựợc mọi bệnh thời khí.
Nhưng về sau để cho ngày nay có một ý nghĩa, người ta liền lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các ông thầy thuốc cũng nhân dịp này kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai tìm thuốc.
SỰ TÍCH KHUẤT NGUYÊN.
Khuất Nguyên, làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vua Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Tầu ( 307 – 246 tr . Tây Lịch), có tài và liêm chính. Mỗi khi vào Triều bàn bạc quốc sự, ông đều bị vua Hoài Vương bài bác vì những nịnh thần xúi giục.
Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than ông viết bài thơ “ Ly Tao”.
Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày.
Ông làm bài thơ “ Hoài Sa” rồi ôm đá vào mình nhảy xuống sông Mịch La tự tử. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng Năm.
Được tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc sức dân làm cỗ ra tận bờ tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông ông hưởng, nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Ông báo mộng cho nhà vua hay, và xin với nhà vua nếu nghị tình thương ông thì khi ném cỗ xuống cho ông phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được.
Theo lời báo mộng của ông, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo.
Từ đó vào ngày mồng 5 tháng Năm bên Tàu, dân chúng làm cỗ cúng linh đình trên các bờ sông rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để làm giỗ ông Khuất Nguyên.
Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.
SỰ TÍCH LƯU THẦN VÀ NGUYỄN TRIỆU.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai nữ kết duyên. Sau thời gian nữa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đưa tiễn chồng về. Trở về làng, Lưu, Nguyễn thấy phong cảnh đã khác xưa, nữa năm trên cõi tiên là mấy trăm năm ở dưới cõi trần. Hai chàng bèn đi tìm trở lại cõi tiên, nhưng không thấy nữa. Hai chàng rủ nhau vào trong rừng rồi không thấy trở về.
Nhiều nhà thơ đã ngâm vịnh rất nhiều về sự tích đầy thi vị của hai chàng, và riêng thi sĩ Tản Đà đã có một tập chèo “ Thiên Thai” kiệt tác.
Có tiết lễ, phải có cúng bái. Cũng như các tết khác, ta cũng ăn Tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ.
Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; tại các thôn xóm có cúng tại miếu. Ở nhà, các tư nhân sửa lễ cúng ông bà ông vải và cúng Thổ Công. Trong lễ tại miền Bắc về dịp này thế nào cũng có trái dưa hấu vì lúc này đang mùa. Cỗ cúng xong thì ăn, không ai mang đổ xuống sông như tục bên Tầu, và ta cũng không cúng Khuất Nguyên như bên Tàu.
Riêng tại gia đình các đông y sĩ có sửa lễ cúng Thánh sư, ngoài lễ cúng tổ tiên và Thổ Công.
Hoa quả là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ
Tết mồng 5 tháng Năm, còn được ta gọi là Tết Giết sâu bọ, vì trong ngày hôm ấy ta có tục giết sâu bọ. Theo quan niệm của ta xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.
Giết sâu bọ bằng gì.?
Chính bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả.
Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
Đối với trẻ con, người ta bôi chúng một ít thần sa, chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng. Có khi người ta hòa với nước cho chúng uống. Người ta cắt nghĩa sự giết sâu bọ như sau:
Sáng hôm mồng 5 tháng năm, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.
Ngoài trái cây, người ta còn có cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa, chu sa, vì người ta tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây giết có sự phản ứng gây sự bất an cho trẻ con nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước. Đó là tục lệ và ý kiến người xưa!
Ngày nay, hàng năm khi mồng 5 tháng Năm tới, ngoài việc cúng bái, vẫn còn người giết sâu bọ, vẫn ăn cơm rượu nếp ( cơm rượu) vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây như xưa.
Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
- Đĩa hoa quả ( mận, vải, xoài, cam, táo, thanh long...tùy ý)
- Đĩa xôi, chè
- 9 bông hoa hồng 3 màu hoặc 7 bông hoa tùy ý, cứ hoa có mùi thơm là được
- Chén rượu, có thêm rượu nếp
- Hương hoa, nước lọc.
- Tiền Vàng Mã
- Có điều kiện làm một mâm cơm chay để cúng thì càng tốt
Tết Đoan Ngọ nên làm mâm cơm chay cúng sẽ được lợi lạc rất nhiều, hạn chế cúng đồ mặn
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày là Tết giết sâu bọ. Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh gio...
Tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ:
Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:
Tục giết sâu bọ,
Tục nhuộm móng chân móng tay,
Tục đeo túi bùa ,
Tục tắm nước lá mùi,
Tục khảo cây lấy quả,
Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
Tục treo ngải cứu để trừ tà,
Tục đi sêu.
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, có một số điều kiêng kỵ mà người Việt Nam thường tuân thủ như:
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt Nam tin rằng các hoạt động này có thể làm rơi vận may và gây ra tai ương cho gia đình. Do đó, họ thường tránh làm những việc này và tập trung vào các hoạt động mang tính chất tâm linh.
Nhiều quan niệm cho rằng đi đường dài vào ngày Tết Đoan Ngọ có thể gặp tai nạn và gây ra xui xẻo cho gia đình. Vậy nên, thường tránh đi đường dài vào ngày này. Đặc biệt ngày này thời tiết âm u không nên đi ra ngoài đường để tránh vận xui.
Theo quan niệm dân gian, trong ngày Tết Đoan Ngọ, có rất nhiều linh khí và ma quỷ hoạt động, do đó, việc để dép lộn xộn có thể làm cho linh khí bị đảo lộn, gây ra những điều không may, xui xẻo cho gia đình. Vì vậy, người ta thường kiêng kỵ để không để dép lộn xộn trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghỉ hay không nghỉ phụ thuộc vào quy định của từng công ty. Nếu công ty của bạn có chính sách nghỉ lễ, thì bạn sẽ được nghỉ vào ngày này. Nếu không, bạn sẽ phải làm việc như bình thường. Nếu bạn làm việc tự do, bạn có thể tự quyết định có nghỉ hay không.
Thông thường các công ty thường cho các gia chủ nghỉ làm sớm hơn giờ làm. Để có thể về nhà cúng gia tiền cho kịp giờ.
Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ thường bao gồm các đồ cúng và thức ăn như sau: bát đĩa, rượu, nước, một bát cơm rượu, bánh su sê, bánh trôi, hoa quả, nhang, tiền giấy.
Trong mâm cúng, cơm rượu và bánh xu xe, bánh trôi thường được đặt ở giữa, các loại hoa quả và đồ ăn khác được đặt xung quanh. Tiền giấy và các loại đồ khác sẽ được đặt ở phía sau. Sau khi cúng, các thành viên trong gia đình sẽ thưởng thức các món ăn và uống rượu để tôn vinh các vị thần và tổ tiên.
Thời gian cụ thể trong ngày thường khác nhau tùy theo từng năm và vùng miền. Bạn có thể giờ đẹp để có thể cúng Tết đoan ngọ. Cũng có nhiều gia chủ không quan niệm cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào, miễn là thành tâm là được.
Theo truyền thống, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường ăn những món có tính mát như bánh tro, bánh ú, cơm rượu, chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè sen, hoa quả tươi. Ngoài ra một món ăn còn được ăn vào ngày này đó là thịt vịt. Những món này được coi là mang lại may mắn và tránh được những điều xui xẻo trong cuộc sống.
Trong ngày diệt sâu bọ, người ta cũng thường tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như hát văn, đánh trống, múa lân, múa rồng... để tôn vinh truyền thống và văn hóa dân tộc.
Theo quan niệm vào ngày Tết Đoan Ngọ, các loài côn trùng như muỗi, kiến, gián, chuột... sẽ hoạt động mạnh mẽ và có thể gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, người ta thường ăn vịt, một loại thực phẩm để giúp tăng cường sức khỏe và tránh bệnh tật.
Việc ăn vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ cũng có ý nghĩa tôn vinh và cảm ơn các loài vật đã cống hiến cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, việc ăn vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ không phải là một quy định bắt buộc.
Gia chủ thường ăn bánh xèo để tưởng nhớ và cầu mong các vị thần linh phù hộ độ trì cho gia đình. Bánh xèo cũng được coi là món ăn may mắn, sung túc trong ngày Tết Đoan Ngọ. Hình dạng của nó giống như mặt trời, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển và may mắn.
Món ăn này có hương vị đặc trưng, thơm ngon và được coi là một món ăn mang lại may mắn và tài lộc. Trong ngày Tết Đoan Ngọ các gia chủ cũng thường ăn cơm rượu để diệt trừ đi các loại sâu bọ nguy hiểm trong cơ thể. Không những vậy ăn cơm rượu còn giúp gia chủ tưởng nhớ và cầu nguyện cho các vị thần để bảo vệ cho gia đình.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các ma quỷ sẽ xuống trần gian để gây hại. Người ta thường đốt những cành lá cây và đốt những loại hương thơm để xua đuổi các ma quỷ. Bánh ú cũng được coi là một loại thức ăn có tính chất giống như những cành lá cây và hương thơm, giúp xua đuổi các ma quỷ ra khỏi nhà và gia đình.
Bài viết trên Lichvannien365 đã giới thiệu đến bạn ý nghĩa mà nguồn gốc của tết đoan ngọ. Đây là một ngày mà mọi gia đình đều tất bật đi mua đồ để chuẩn bị cúng tổ tiên, loại bỏ đi những xui xẻo phá hoại mùa màng, cây cối. Hay truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!