"Lễ hội đánh nhau" để chuẩn bị đón chào năm mới của người dân ở Peru

2021-01-18 19:40:07.0
Để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân ở Peru thường tổ chức "Lễ hội đánh nhau" vào cuối tháng 12. Đây là một phong tục đã có từ lâu ở quốc gia này và là dịp để nhiều người giải tỏa bức xúc mà họ phải kìm nén với hàng xóm trong suốt năm qua.

MỤC LỤC

    Để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân ở Peru thường tổ chức "Lễ hội đánh nhau" vào cuối tháng 12. Đây là một phong tục đã có từ lâu ở quốc gia này và là dịp để nhiều người giải tỏa bức xúc mà họ phải kìm nén với hàng xóm trong suốt năm qua.

    Phong tục này thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca thuộc Peru, dịp mừng năm mới là cơ hội để đánh nhau. Nam, nữ, già, trẻ, người thân quen, người trong gia đình đều tham gia.

    Thị trấn Santo Tomas nằm ở độ cao hơn 365 m so với mực nước biển, nép mình ấm cúng trên dãy Andes thuộc địa phận Peru. Cư dân nơi đây lớn lên trong môi trường khắc nghiệt với các dốc đá cheo leo, gió bão, thức ăn khan hiếm. Chính điều đó đã tạo nên những con người kiên cường, vươn lên sống mạnh mẽ giữa điều kiện thiên nhiên không thuận lợi. 

    Người dân nơi đây có lễ hội mừng năm mới lạ kỳ với tên gọi Lễ hội Takanakuy. Takanakuy có nghĩa là 'khi máu sôi lên'. toàn bộ mọi người sẽ đánh nhau vào sáng sớm ngày Giáng Sinh để chào đón một năm mới sắp tới. Sau vài ngày uống rượu và nhảy múa trong các trang phục truyền thống, người dân Santo Tomas thức dậy và chuẩn bị tham gia trận chiến, thậm chí với cả những người thân trong gia đình.

    Những người tham gia vật lộn, đấm đá nhau trong không khí, nhạc bật rộn ràng đậm chất lễ hội. Phần lớn họ muốn giải quyết mâu thuẫn liên quan đến tình cảm, tài chính và tranh chấp pháp lý.

    Lực lượng cảnh sát ở Chumbivilcas, nơi được coi như thủ đô của Santo Tomas chỉ có 3 người. Hệ thống pháp luật chung của Peru không tồn tại ở khu vực hẻo lánh này. Bởi thế, những hiềm khích trong cuộc sống của người dân địa phương sẽ được "để dành" đến Lễ hội Takanakuy, nơi người ta đánh nhau thoải mái trong vòng kiểm soát. Các loại hiềm khích nảy sinh từ việc tranh chấp tài sản, cướp người yêu, trộm cừu, say rượu gây gổ đều sẽ được giải quyết trong phạm vi các quy định của lễ hội. Lễ hội có những quy định cụ thể như:

    - Không cắn hoặc đạp đối thủ đã té ngã xuống đất

    - Luôn tuân thủ hướng dẫn của trọng tài.

    - Luôn có cảnh sát địa phương giám sát đề phòng trường hợp tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.

    Họ tin rằng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay là một cách để xóa bỏ hiềm khích trong năm cũ, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết trong năm mới. Mặc dù mang hơi hướng bạo lực, phong tục này luôn kết thúc trong sự hân hoan thân mật và đoàn kết giữa mọi người để cầu chúc cho một năm mới bình an.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ