Bài Cúng và Lễ Vật đi cúng Thanh Minh và những điều lưu ý

2023-03-07 13:38:38.0
Hướng Dẫn Chuẩn bị lễ vật cúng tiết thanh minh và Bài cúng thanh minh trong nhà, ngoài trời. 8 Điều lưu ý khi đi Thanh Minh tảo mộ ngoài trời

MỤC LỤC

    Trong dịp Thanh Minh, để thể hiện lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên, người dân thường truyền tai nhau những điều nên lưu ý trong việc chọn hoa, dâng hương, tảo mộ, bài cúng cho người đã khuất. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh được gọi là Tết Thanh minh. Tiết Thanh Minh năm 2023 bắt đầu từ ngày 5/4/2023 Dương Lịch đến ngày 19/4/2023* Dương lịch. Âm lịch rơi vào ngày 15/02/2023 (tháng 2 dư) âm lịch đến ngày 29/02/2023(tháng 2 dư) âm lịch. Tiết thanh minh diễn ra trong vòng 15 ngày. Có thể cúng thanh minh và đi tảo mộ vào bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian này nếu bạn có điều kiện. Không nhất thiết phải là ngày đầu tiên của Tiết Thanh Minh.

    Xem thêm Xem Ngày Tốt để đi Thanh Minh tại đây

    1. Hướng dẫn Chuẩn bị lễ cúng tết thanh minh:

    - Hoa hồng 3 màu, lẻ 9 bông
    - Hoa Quả : Bao gồm 5 Loại Quả như : Xoài, Thanh Long, Đu Đủ, Hồng Xiêm, Cam, Táo,…
    - Rượu, Thuốc, Chè, Nước lọc, Muối , Gạo
    - Đĩa xôi, khoanh giò.
    - Một ông ngựa Vàng
    - Một đinh tiền vàng
    - Vãng mã

    2. NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ và LƯU Ý khi đi TẢO MỘ TẾT THANH MINH

    - Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm nhất là người yếu bóng vía, người huyết áp thấp. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.
    Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
    - Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.
    - Khi tảo mộ, không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại càng cần phải chú ý.
    - Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ. Người đang bị nhiễm phong hàn, đau nhức xương khớp không nên ra mộ, nên vái vọng.
    - Những bạn có khí chất yếu, tốt nhất là khi về nhà bước qua chậu lửa. Nam 7 lần và nữ 9 lần hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu, hàn khí. 
    - Tảo mộ là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
    - Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

     

    3. CÚNG THANH MINH Ở ĐÂU: Người Việt thường cúng Tết Thanh Minh tại cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ tổ tiên.

    • Lễ vật cúng Tết Thanh Minh có thể làm mâm cỗ chay hoặc đơn giản đĩa xôi bát chè.
    • Số hương thắp phải là số lẻ, thường là 1 hoặc 3, 5 nén vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm; đèn hoặc nến là 2 cây tượng trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
    • Cách cúng Tết Thanh Minh truyền thống không quy định phải là cỗ chay hay mặn. Tuy nhiên nhiều người quan niệm chọn lễ vật cúng Tết Thanh Minh là cỗ chay gồm mật ong, bơ, bỏng, gạo muối, nước, bánh trái, oản chuối, xôi chè để không sát sinh, vong hồn tổ tiền dễ được siêu thoát.
    • Khi đến nơi đặt mộ phần, gia chủ đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.
    • Sau khi sắp lễ xong, gia chủ thắp hương, đốt nến và khấn theo bài cúng Tết Thanh Minh.
    • Trong lúc chờ hết tuần hương, gia chủ tới thắp hương ở phần mộ gia tiên và xin phép người đã khuất được dọn dẹp, tu sửa mộ phần.
    • Sau khi dọn dẹp xong, gia chủ chờ hương cháy được khoảng 2/3, lễ tạ, hóa vàng và xin lộc mang về để tiếp tục làm lễ gia thần và gia tiên tại nhà.
    • Hành lễ gia thần và gia tiền đều có 2 hình thức là lễ và vái. Lễ thì 2 bàn tay áp vào nhau và đặt ngang trước ngực, vái thì các ngón tay đan vào nhau.
    • Lễ hay vái đều chỉ được thực hiện sau khi đã đặt lễ vật cúng Thanh Minh lên ban thờ và thắp đèn, hương.
    • Trong cách cúng Tết Thanh Minh bao gồm cả việc cúng gia tiên với thể thức tương tự như cúng gia tiên thông thường. Nguyên tắc chung là dâng hương lễ gia thần trước rồi mới lễ gia tiên.
    • Sau khi châm lửa thắp hương nến, người làm lễ kính cẩn dùng 2 tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái đủ 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương.
    • Sau đó, khấn theo bài cúng gia tiên rồi vái 3 vái và chờ hương cháy gần hết mới được hóa vàng.

    4. Bài cúng Tết Thanh Minh – Tiết Thanh Minh trong nhà

    Bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách Văn khấn cổ truyền của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời Đại:

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

    Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

    Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

    Hôm nay là ngày: (đọc ngày theo âm lịch).

    Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).

    Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).

    Nhân Tết thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

    Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.

    Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

    Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

    Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    5. Bài văn khấn lễ vong linh ngoài mộ theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam:

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

    Con kính lạy hương linh: (tên người dưới phần mộ, nếu là các cụ tổ tiên đã xa đời thì có thể gọi là cụ Tam Đại, Tứ Đại ...).

    Hôm nay là ngày: nhân Tết Thanh minh.

    Tín chủ chúng con là:

    Ngụ tại địa chỉ:

    Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của ... ( người dưới phần mộ).

    Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh (cụ, ông, cha…….) lai lâm hiến hưởng.

    Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ cho được dầy bền, tu sửa minh đường cho thêm vững chắc.

    Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều giữ xua đi.

    Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

    Trong Tết Thanh minh, ngoài việc tảo mộ và cúng lễ ngoài các ngôi mộ, các gia đình cũng thường có cúng gia tiên tại nhà.

    Bài khấn gia tiên thì có thể tham khảo mẫu văn khấn gia tiên của sách Phong tục thờ cúng của người Việt, NXB Văn hóa thông tin như sau:

    Hôm nay là ngày... tháng... năm...

    Nay con giữ việc phụng thờ tên là... ,.... tuổi, sinh tại xã... , huyện.... , tỉnh.... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

    Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

    Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp...

    Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ