Hiện nay, ăn chay không chỉ là cách ăn uống của những người theo đạo Phật mà nó còn là chế độ ăn được rất nhiều người áp dụng vì tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều chế độ ăn chay khác nhau và không phải ai cũng có thể ăn chay trong một thời gian dài được. Vậy các ngày ăn chay trong tháng đúng chuẩn Phật Giáo là ngày nào?
Ăn chay đem lại lợi ích gì?
Theo quan điểm của Phật giáo
Theo quan niệm của Phật giáo, việc ăn chay hàng tháng, thậm chí hàng ngày là một hành động để nuôi dưỡng lòng từ bi hỷ xả của mình. Khi ăn chay, bạn sẽ không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thậm chí còn không sử dụng những loại gia vị có mùi mạnh như tỏi tươi, hành, hẹ,... Bạn sẽ chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Cách ăn uống này vừa giúp bạn giảm tội sát sinh vừa là cách để nuôi dưỡng một tâm hồn thanh tịnh.
Ăn chay là một cách để nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng lòng từ bi hỷ xả
Theo khoa học
Hiện nay, nhiều người áp dụng chế độ ăn chay bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích như:
- Giúp da khỏe mạnh: Chế độ ăn chay chủ yếu là ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, trong các loại thực vật còn có chứa các chất chống oxy hóa giúp da trở nên sáng bóng, khỏe mạnh, bảo vệ da khỏi những tác nhân xấu.
- Giảm cholesterol trong máu: Trong mỡ động vật thường có nhiều chất béo xấu khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng lên. Khi theo chế độ ăn chay, bạn sẽ không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Việc này sẽ giúp cơ thể không bị dư thừa cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gan và máu.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ở phụ nữ
- Cải thiện quá trình trao đổi chất: Chế độ ăn chay sẽ chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra, chế độ này còn hạn chế sử dụng các loại gia vị có mùi mạnh nên rất dễ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động một cách trơn tru hơn. Ngoài ra, việc trao đổi chất của người ăn chay thường cao hơn so với những người bình thường nên họ rất dễ giảm cân.
- Giúp tăng độ bền chắc của xương: Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ loãng xương ở những người theo chế độ ăn chay cực thấp. Khi ăn chay, các loại thực phẩm sẽ giữ canxi trong cơ thể, giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ xương.
Ăn chay đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ăn chay là một chế độ ăn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần xây dựng cho mình một thực đơn khoa học để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Các ngày ăn chay trong tháng đúng chuẩn Phật
Việc ăn chay vào ngày nào trong tháng còn phụ thuộc vào niềm tin và điều kiện của từng người. Có 2 trường phái ăn chay chính được nhiều người lựa chọn hiện nay: ăn chay trường và ăn chay kỳ.
Các ngày ăn chay trong tháng theo chế độ chay trường
Ăn chay trường là phương pháp ăn chay trong một thời gian dài. Người ăn chay sẽ tự nguyện sử dụng những đồ ăn thanh đạm và tuyệt đối không sát sinh mỗi ngày. Trong chế độ ăn này, các bữa ăn mặn sẽ không xuất hiện trong thực đơn ăn uống. Những người áp dụng chế độ ăn chay này thường là những Phật tử, người hướng đạo hoặc người có một niềm đam mê với đồ chay. Người ăn theo chế độ ăn chay trường sẽ ăn chay vào tất cả các ngày trong tháng
Các ngày ăn chay trong tháng theo chế độ chay kỳ
Khác với chế độ ăn chay trường, người theo chế độ chay kỳ sẽ ăn chay vào những giai đoạn, hoặc những ngày cố định của tháng. Chế độ ăn chay này không quá khắt khe nên được rất nhiều người lựa lựa chọn hiện nay. Có 2 phương pháp ăn chay theo kỳ chính đó là Nhị Trai và Thập Trai.
Tổng hợp các ngày ăn chay trong tháng
Theo phương pháp Nhị Trai, bạn sẽ ăn chay 2 ngày trong tháng vào ngày Rằm và ngày mùng 1 hàng tháng. Còn theo phương pháp Thập Trai, bạn sẽ ăn chay 10 ngày trong tháng. Các ngày ăn chay trong tháng như sau: mùng 1, mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. Ý nghĩa 10 ngày ăn chay trong tháng như sau:
- Mùng 1: Đây là Ngày Định Quan Phật đạt Giáo, giúp tiêu trừ nghiệp chướng của bạn và cả gia đình.
- Mùng 8: Ngày Dược Sư Như Lai đạt Đạo, giúp gia tăng công đức, diệt trừ tà ác.
- Ngày 14: Ngày Phổ Hiền Bồ Tát đạt Đạo, ăn chay vào ngày này sẽ diệt trừ tà ác, giúp xây dựng lòng từ bi hướng thiện.
- Ngày 15: Đây là ngày A Di Đà Như Lai đạt Đạo, ngày xua đuổi tà ác.
- Ngày 18: Đây là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát đạt Đạo, là ngày tiêu trừ nghiệp chướng của bản thân, gia tăng tuổi thọ.
- Ngày 23: Đây là ngày Thế Chí Bồ Tát đạt Đạo, ngày giảm trừ nghiệp chướng và sát sinh.
- Ngày 24: Đây là ngày Địa Tạng Vương Bồ Tát đạt Đạo, giúp tiêu trừ nghiệp chướng, giúp thí chủ sáng suốt, thông minh hơn, xóa bỏ những gánh nặng.
- Ngày 28: Ngày Tỳ Lư Đà Na Phật đạt Đạo.
- Ngày 29: Đây là ngày Dược Dương Bồ Tát đạt Đạo, là ngày diệt trừ tà ác, xây dựng thiện lương.
- Ngày 30: Đây là ngày Thích Ca Như Lai đạt Đạo, để tích đức cho bản thân và gia đình, dòng tộc.
Ngoài ra, người ăn chay cũng có thể ăn theo một số kỳ sau:
- Tứ Trai: Lịch ăn chay 4 ngày trong tháng, sẽ ăn vào các ngày 1, 14, 15 và ngày 23 (có thể ăn vào ngày 30).
- Lục Trai: Ăn chay 6 ngày trong tháng vào các ngày 8, 14, 15, 23, 29, 30. Tuy nhiên, lịch âm Việt Nam sẽ có tháng thiếu, không đủ 30 ngày. Với những tháng thiếu, bạn có thể đổi lịch ăn chay ngày 30 thành ăn ngày 28.
- Nhất ngoại trai: Ăn chay vào tất cả các ngày trong tháng. Theo phương pháp này, bạn sẽ ăn chay vào 2 tháng trong năm vào tháng Giêng và tháng Bảy hoặc tháng Mười.
- Tam ngoại trai: Ăn chay vào tất cả các ngày trong tháng. Theo phương pháp này, bạn sẽ ăn chay vào 3 tháng trong năm vào tháng Giêng, tháng Năm và tháng Chín.
Hướng dẫn ăn chay cho người mới bắt đầu
Với những người mới học ăn chay, thời gian đầu có thể sẽ khó khăn do thay đổi thói quen ăn uống. Tuy nhiên, nếu đã quyết định theo chế độ ăn chay nào, bạn cũng nên kiềm chế bản thân để giữ tinh thần và sức khỏe ổn định.
Người mới bắt đầu tập ăn chay nên ăn như thế nào?
Dưới đây là một số hướng dẫn cho người mới học ăn chay, để có thể thích nghi và duy trì ăn theo chế độ này một cách dễ dàng:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng chất: Thực đơn ăn uống mỗi bữa của bạn cần đảm bảo cung cấp đủ chất, chất đạm từ 13-15%, chất béo từ 20-25%, tinh bột khoảng 60-65%. Ngoài ra, bạn cần tăng cường bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ nhiều loại rau củ.
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt với phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ để ngăn ngừa nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
- Bổ sung thêm các món yêu thích vào thực đơn trong thời gian đầu để cơ thể tập làm quen, cũng như không bị áp lực quá về vấn đề ăn uống.
- Ăn đủ bữa để bổ sung năng lượng cho cơ thể, tránh tình trạng đói dẫn đến mệt mỏi. Ăn thêm nhiều bữa phụ trong ngày
- Sử dụng nhiều loại đậu trong thực đơn ăn chay bởi thực phẩm này có thể chế biến thành nhiều món và cung cấp nguồn dưỡng chất lớn.
Trên đây là những thông tin giải mã về các ngày ăn chay trong tháng và ý nghĩa của từng ngày ăn chay. Hy vọng rằng qua những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về các chế độ ăn chay, từ đó thay đổi thói quen ăn uống của mình sao cho phù hợp.