"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ" - câu nói mà bất cứ người Việt nào cũng biết. Từ xa xưa, câu đối đã được các nho học cho tới những người bình dân sử dụng để trang hoàng nhà cửa. Gần như là nhà nào cũng sẽ treo trên tường một câu đối được viết trên giấy đỏ. Ngày nay quan niệm cũng mở rộng hơn, người ta có thể trang hoàng nhà cửa ngày Tết bằng những bức tranh, hoặc bộ 4 câu đối... Đây cũng là một nét đẹp từ xa xưa trong phong tục cổ truyền Tết của người Việt chúng ta.
Câu đối cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào. Câu đối Tết đây thực tế là một thể loại văn học thuộc thể biền ngẫu: gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước dịp tết đến, xuân về.. Câu đối này thường được viết bằng chữ Nho, mực vàng hoặc đen trên nền giấy đỏ - tượng trưng cho sự may mắn.
Câu đối Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc ở thời nhà Chu: "vào ngày mùng 1 tết mỗi nhà treo trước cửa hai tấm bùa bằng gỗ cây đào hay còn gọi là "đào phù", trên tấm gỗ này có viết tên hai vị Thần chế phục ác ma là Thần Đồ và Uất Lũy, giúp xua đuổi tà ma, ác quỷ, trừ bỏ xui xẻo và đem đến may mắn cho gia đình".
Mỗi năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về người người nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón Tết, sắm sửa đủ thứ với hy vọng đón một cái Tết đầy đủ nhất, sung túc nhất. Trước đây, để trang hoàng nhà cửa đón Tết, mỗi gia đình treo câu đối đỏ trong nhà để mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an và thành công trong năm mới. Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân còn là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối.
Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà, đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, cho những điều tốt lành. Từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất mà người mua và người xin câu đối mong muốn đạt được. Ngày nay có thể dễ dàng mua được những câu đối tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, được viết rất đẹp và nắn nót bởi những thầy đồ cao tuổi.
Theo phong tục truyền thống xưa, người cho chữ thường là các ông đồ, trúc nho, còn người xin chữ là những người mang trong mình niềm tin, cầu mong những tin mừng, những sĩ tử cầu mong may mắn trong thi cử, những người mang chức quan thì cầu mong năm mới thăng quan phát tài, có những người nông dân, lao động thì cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc.
Cách đây gần trọn một thế kỷ, hình ảnh những ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ trên phố đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong con mắt của mọi người. Ông đồ thường ngồi ở một góc phố nhỏ, và ở đó người người xếp hàng đến mua và xin câu đối đầu năm. Sở dĩ được gọi là câu đối đỏ bởi màu đỏ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, của sự may mắn, hy vọng.
Vào đầu năm mới, mỗi gia đình đều treo câu đối đỏ trong nhà. Mỗi nhà treo một câu đối khác nhau với một mục đích khác nhau nhưng tất cả đều mong năm mới sẽ mang đến may mắn, bình an và thành công. Câu đối đỏ cũng là một hình thức thể hiện tinh thần, hoàn cảnh sống của mỗi người, mỗi gia đình. Theo quan niệm xua, treo câu đối đỏ trong nhà sẽ rước thêm lộc về nhà, mọi chuyện sẽ gặp nhiều may mắn, tránh xa được những điều không tốt, mang lại cảm giác thư thái, an nhiên.
Từng nét chữ trên giấy đỏ đều toát lên những vẻ đẹp của người mua và người xin câu đối, về đạo đức và đời sống với những con người cụ thể, nó bắt nguồn từ chính thực tế đời sống của người dân Việt xưa. Mỗi câu đối được viết lên đều mang ý nghĩa tốt đẹp của nó, giống như một lời nhắc nhở với mọi người về đạo đức, về lối sống, về cách làm người, mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
1, Câu đối Tết 4 chữ Nôm
Mời bạn cùng tham khảo những câu đối Tết 4 chữ Nôm hay nhất:
a, Ngàn lần như ý – Vạn sự như mơ
Triệu sự bất ngờ – Tỷ lần hạnh phúc
b, Tống tự nghênh tân – Vạn sự cát tường – Toàn gia hạnh phúc
c, Hay ăn chóng béo – Tiền nhiều như kẹo
Tình chặt như keo – Dẻo dai hạnh phúc
Mịn màng trắng trẻo – Sức khỏe như voi
d, Tân niên tân phúc tân tri kỷ
Vạn lộc vạn tài vạn công danh
e, Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài
Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý
f, Cung chúc tân niên – Sức khỏe vô biên
Thành công liên miên – Hạnh phúc triền miên
Túi luôn đầy tiền – Sung sướng như tiên
g, Nhiều người để ý – Tỏ tình nhiều ý
Tiền nhiều nặng ký – Công việc vừa ý
Miệng cười mắt hí – Sống lâu một tí
2, Câu đối chữ Hán
Bên cạnh những câu đối chữ Nôm ngắn gọn, xúc tích thì những câu đối chữ Hán cũng được nhiều người yêu thích bởi những ý nghĩa tuyệt vời. Mời bạn cùng tham khảo thêm:
a, Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân
Dịch:
Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân
b, Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
Dịch:
Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an
c, Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân
Dịch:
Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú
d, Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức
Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường
Dịch:
Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức
Tin cháu con bền sự lạ hay
e, Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện
Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh
Dịch:
Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện
Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh
f, Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai
Dịch:
Năm mới, hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về
g, Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái
Dịch:
Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn
Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi
h, Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú quý, lộc quyền lai
Dịch:
Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú quý, lại lộc quyền
g, Phúc mãn đường niên tăng phú quý
Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa.
i, Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, tết an khang.
k, Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà.
l, Già trẻ gái trai đều khoái Tết
Cỏ cây hoa lá cũng mừng xuân.
m, Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố
Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian.