Cầu siêu là gì? Ý nghĩa của việc cầu siêu

2021-04-27 16:54:46.0
Ý nghĩa của việc cầu siêu vô cùng quan trọng. Để có thể đạt được kết quả tốt đẹp và dành trọn vẹn ý nghĩa trong buổi lễ hôm nay, trước tiên, các Phật tử cần hiểu được cầu siêu nghĩa là gì.

MỤC LỤC

    Ý nghĩa của việc cầu siêu vô cùng quan trọng. Để có thể đạt được kết quả tốt đẹp và dành trọn vẹn ý nghĩa trong buổi lễ hôm nay, trước tiên, các Phật tử cần hiểu được cầu siêu nghĩa là gì.

    1. Cầu siêu nghĩa là gì?

    Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình, nếu giờ này còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới khổ đau để sinh về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.

    2. Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu

    Bất cứ ai là Phật tử đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên. Trong Kinh kể rằng, vì muốn báo hiếu cha mẹ, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời, soi khắp các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Nhờ có thần thông, biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.

    Đức Phật dạy rằng, nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.

    Kể từ đó bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu. Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp v.v…thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.

    3. Tại vì sao phải cầu siêu?

    Theo lời đức Phật dạy, thế gian gồm có sáu cõi: ba cõi thấp là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh và ba cõi trên là Người, Atula và Trời. Chúng sinh trong sáu cõi này đều tuân theo quy luật của tự nhiên, bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.

    Tất cả chúng ta đều tin sự sống gồm hai phần: Phần thể xác là thân vật chất và phần tâm linh hay còn gọi là phần tâm thức. Chính nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ, nói cười. Khi chết đi, phần tâm linh tách khỏi phần vật chất, xuất hẳn ra ngoài, nên thân vật chất sau khi chết tuy vẫn còn mắt nhưng không thể nhìn, vẫn có tai những không thể nghe, vẫn còn não nhưng không thể suy nghĩ. Ngay cả đến tim cũng không còn đập nữa. Thân vật chất giống như một cái máy, để cho phần tinh thần mượn tám, gá vào đó để làm việc. Đến khi phần tâm lình rời đi, thân xác còn lại chỉ giống như một khúc gỗ. Nhưng phần tâm linh, mà dân gian vẫn quen gọi là phần hồn, thì không bao giờ mất. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần hồn sẽ bị đưa đẩy, trôi lăn trong sáu đạo luân hồi.

    Cõi thấp nhất là Địa ngục. Nếu khi sống tạo rất nhiều ác nghiệp, trong đời sống hàng ngày sát sinh, hại vật, tạo nghiệp bất thiện, thì sau khi chết sẽ bị đoạ xuống địa ngục để chịu vô vàn tội khổ. Có thể tưởng tượng địa ngục giống như nhà tù, có cửa khoá, có ngục tốtcanh tù, đánh đạp, tra tấn tù nhân. Chúng sinh ở địa ngục không được tự do đi lại,chỉ khi có năng lực thần chú đặc biệt của đức Phật, năng lực của chúng tăng cầu nguyện, mới tạm thời phá địa ngục để vong hồn được ra trong chốc lát.

    Cõi thứ hai là cõi ngã quỷ, là cõi vô hình đứng thứ hai sau Địa ngục. Trước khi chết, nếu có những điều uất ức trong lòng, hoặc chết do tai nạn, chết đường, chết sông, chết suối, hoặc mắc phải trùng tang v.v…, chúng ta sẽ không siêu thoát, bị đọa vào cảnh giới của loài quỷ. Loài quỷ sống lẫn lộn với con người chúng ta. Bằng mắt phàm, chúng ta không thể nhìn thấy được, song trong cùng một thế giới này, chúng ta là thế giới có vật chất, còn loài quỷ và Địa ngục là thế giới vô hình. Loài quỷ vốn không có hình tướng và chỉ tồn tại phần tâm thức, chỉ sống với phần hồn. Tuy so với chúng sinh cõi địa ngục, ngã quỷ tự do hơn, không bị nhốt, không bị tra tấn, song họ phải sống trong cảnh đói khát, khổ sở và cô đơn. Chúng sinh sau khi chết thường trải qua 49 ngày trung ấm, cũng chỉ tồn tại dưới dạng tinh thần, không có hình tướng, giống như loài quỷ. Trạng thái này ai cũng sẽ trải qua, chính là giai đoạn sau khi rời khỏi cõi hiện tại và chuẩn bị bước vào cõi sống tiếp theo. Nhưng nếu sau 49 ngày vẫn chưa siêu thoát, vì một nguyên nhân nào đó cứ bám chấp, quanh quẩn, mắc kẹt trong trạng thái này, thì linh hồn sẽ bị đọa làm ngã quỷ. Chẳng hạn như khi chết trong lòng vẫn còn uẩn ức hay oan khúc, thí dụ những người chết vì tự tử, sẽ không thể siêu thoát và đọa vào loài quỷ. Vì thế, ở những nơi có nhiều người tự tử hay chết do tai nạn, đôi khi chúng ta cảm thấy lành lạnh, rợn người. Đó là do những linh hồn ấy vẫn vất vưởng, quanh quẩn nơi đó,có khi còn xui xiểm người khác, khiến họ bị che mờ trí tuệ dẫn đến tự tử hay uổng mạng vì tai nạn.

    Loài quỷ thường bị đọa rất lâu, thời gian có thể tính là vô số, có khi đến hàng trăm hoặc hàng nghìn năm. Chẳng hạn những người chết đuối hoặc tai nạn, họ có thể nằm ở khúc sông ấy, đoạn đường ấy và đắm chấp như vậy hàng nhìn năm, trừ khi gia đình, người thân biết cách tu tập, hồi hướng, cầu nguyện và cầu siêu đúng cách để khai thị cho họ tỉnh ra mới có thể siêu thoát được.

    Tiếp đó đến cõi Súc sinh, những loài sống xung quanh chúng ta như gà, lợn, vịt. Xong rồi đến cõi người, trên cõi người là cõi A Tu la. Cõi A Tu la gần với cõi Trời, tuy rất sung sướng nhưng lại suốt ngày chịu cảnh đánh nhau bởi tâm tật đố, ghen ghét, kiêu căng. Trên A Tu la là cõi Trời. Cõi trời cũng là một cõi vô hình nhưng tâm thức sống rất an lạc, hạnh phúc. Có điều hạnh phúc ấy chỉ giả tạm một thời gian. Sau khi hết phúc, chúng sinh cõi Trời lại bị đọa xuống các cõi thấp hơn.

    Thông thường, chúng ta cầu siêu để nguyện cho ông bà, cha mẹ chúng ta nếu lỡ chẳng may đọa lạc ba cõi thấp, có thể nhanh chóng được giải thoát, siêu sinh lên các cõi trên an lành hơn.

    4. Ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo

    Tất cả chúng sinh các loài đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định. Giải thoát khổ đau địa ngục thì cần có cái tâm hướng về đạo đức giải thoát. Như tâm tu tập giới, định và tuệ; tâm tu lục độ v.v. Bản chất các tâm giác ngộ nuôi dưỡng hai yếu tố từ bi và trí tuệ. Từ góc độ tu tâm như thế mà khởi các hạnh lành trong pháp siêu độ thì mới có hiệu quả.
    Một khi chưa tin và hiểu giáo lý Phật giáo sẽ sản sinh ra nhiều tín ngưỡng sai lầm đối với thế giới vô hình. Từ nhận thức không rõ ràng đó nên không biết làm sao để thể hiện tình thương và lòng ân nghĩa đúng nghĩa đối với người đã qua đời. Cần nhận thức rằng, bên cạnh thực hành nghi lễ siêu độ vong linh còn có nhiều phương pháp tu học khác cũng tạo thêm phước lành thù thắng để hồi hướng cứu độ những sinh linh thoát khỏi cảnh giới khổ đau.

    Phật giáo chỉ rõ ra rằng, tâm phiền não tham sân si là nguyên nhân chính đưa đến sự đọa lạc trong địa ngục và các cảnh giới khổ đau triền miên. Cho nên cần lưu ý rằng ý nghĩa siêu độ có hiệu quả là từ tâm mà luận, vì tâm là chủ thể của mọi hiện tượng, bao gồm cả hiện tượng sống chết, luân hồi và giải thoát. Chánh kiến trong việc cầu siêu là đem tâm thanh tịnh, tâm thành kính, tâm từ bi cứu khổ thể hiện các phật sự là năng lực hữu hiệu để hồi hướng siêu thoát cho vong linh đang chịu khổ là điều bài viết này đang bàn tới.

    Cầu siêu, cầu tức là thể hiện ý nghĩa mong cầu, siêu tức là vượt qua, hay còn gọi là siêu thoát. Nghĩa trọn vẹn là dùng phương thức nào đó để giúp cho vong linh của người đã chết thoát khỏi các cảnh giới khổ đau trong địa ngục. Đó là quan niệm thông thường phổ cập khá rộng rãi trong thế gian. Cầu cho vong linh siêu thoát về đâu còn phụ thuộc vào tín ngưỡng và mục đích của người cầu nguyện. Nhưng đối với Phật pháp mà luận thì kết quả vấn đề cầu siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ con người.

    Cảnh giới siêu thoát lý tưởng là niệm Phật nguyện cho vong nhân sanh về cảnh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Do vậy, nhận thức về ý nghĩa sống chết là giúp chúng ta có chánh kiến trong tu học và hiểu thêm về quan niệm cầu siêu cho người đã qua đời. Thế gian thường có quan niệm rằng:"Âm dương đồng nhất lý". Nhưng lý ở đây là nguyên lý nhân quả, tất quả chúng sinh là hậu quả của nghiệp đã tạo ra.

    Cho nên cỏi nào còn có sanh, già, bệnh, chết thì còn có khổ đau. Cỏi âm hay cỏi dương cũng thế. Nhưng cần phải hiểu rộng ra, người sau khi chết có nhiều cảnh giới khác nhau. Theo giáo lý nhà Phật thì thế giới con người chỉ là một trong mười pháp giới[1] đang hiện hữu. Các thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau. Chúng sinh trong ba cỏi chỉ là từ do một tâm này mà tồn tại "Ba cỏi chỉ là nhất tâm"[2]. Chính vì lẽ đó mà cỏi âm và cỏi dương liên hệ với nhau chặt chẻ qua sự chi phối nghiệp lực và nhân quả. Tâm thức và nhân duyên là mối liên hệ con người và thế giới xung quanh.

    Do vậy, từ nghiệp lực làm nhân duyên cho người đã khuất lưu luyến đến người thân, đến gia đình, dòng tộc, quốc gia và xã hội và cả nhân loại nói chung. Cho nên trách nhiệm cầu siêu và báo ân đối với người đã khuất là chung của tất cả mọi người trong xã hội. Nhìn theo góc độ Phật giáo thấy rằng tất cả chúng sanh đã từng có nhân duyên nghiệp lực với nhau nhiều đời kiếp trong chốn sanh tử này.

    Đức Phật dạy: " Vô thỉ luân hồi, này các Tỳ kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sinh trong một thời gian dài lại không một lần nào làm mẹ làm cha"[3] Qua ý nghĩa đó mà Phật giáo nâng lên quan điểm báo ân cha mẹ, ân Tam Bảo, ân quốc gia xã hội và ân cả pháp giới chúng sanh.

    Chúng ta và người đã qua đời vẫn quan hệ trong thế giới hiện tượng. Sống và chết là từ quan niệm của nhân gian. Thực chất chết hay sống vẫn là hiện tượng đang chuyển biến. Chấm dứt thân thể vật lý này gọi là chết, tâm thức đang đi vào một thế giới mới. Khổ đau hay hạnh phúc thì do nghiệp quyết định, tất cả chúng sanh là sản phẩm của nghiệp: "Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu."[4]

    Tất cả chúng sinh các loài đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định. Giải thoát khổ đau địa ngục thì cần có cái tâm hướng về đạo đức giải thoát. Như tâm tu tập giới, định và tuệ; tâm tu lục độ v.v. Bản chất các tâm giác ngộ nuôi dưỡng hai yếu tố từ bi và trí tuệ. Từ góc độ tu tâm như thế mà khởi các hạnh lành trong pháp siêu độ thì mới có hiệu quả.

    Vấn đề nghi lễ siêu độ cũng mang lại sự lợi lạc cho vong linh và chúng cô hồn được đề cập đến trong kinh văn Đại thừa. Người phát tâm làm nghi thức cầu siêu phải có tâm thương xót vong linh, âm linh cô hồn nói chung và lòng thành kính với chư Phật và hiền thánh Tăng. Trong kinh dạy rằng, chư Phật và Bồ tát thường ứng thân vào trong các loài chúng sanh mà cứu độ. Nghi thức chẩn tế hay cúng thí thực thường có thỉnh Phật và Bồ tát chứng minh, sau đó thỉnh các chơn linh, vong linh và cô hồn về thọ nhận vật chúng ta cúng là vậy.

    Chúng sanh do nghiệp lực sai biệt nên thọ dụng thức ăn cũng sai biệt. Hương hoa phẩm vật trần gian dành cho chúng quỷ thần thọ hưởng đó là điều kinh điển nhắc đến. Nhưng có những chúng sanh khác không ăn được những thức ăn đó, nhưng nhờ Phật lực gia trì mà biến thành cam lồ khiến cho họ cũng no đủ. Phương pháp này dùng khoa Du già (yoga) Phật giáo đại thừa thực hiện.

    Có nghĩa dù biểu hiện dưới hình thức nghi lễ nào, hành giả phải có lòng thành thanh tịnh, tam nghiệp thân khẩu ý tương mật mới nhập vào cảnh giới nhất tâm. Tâm cảm được Phật lực mới có sự lợi ích cho việc siêu độ thân nhân quá vãng, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Đó là điều chắc thật mà Đức Phật từng dạy trong kinh điển. Đức Phật dạy tôn giả A Nan:

    "Hãy phát tâm rộng lớn vì cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, khắp vì muôn loại chúng sanh ở tinh tú thiên tào, âm ty địa phủ, Diêm ma quỷ giới, côn trùng nhỏ nhít máy động, tất cả hàm linh mà bày ra sự cúng dường vô giá quảng đại, mời đến phó hội, để nương oai quang của Phật, gột rửa ruộng thân, được lợi thù thắng, hưởng vui nhân thiên."[5]

    Qua đoạn kinh trên ta thấy, cúng thí thực âm linh cô hồn, gọi pháp vô giá quãng đại, nương oai đức của Phật mà chúng sanh đều lợi lạc, nhưng phải có cái tâm rộng lớn. Đó là tâm Bồ đề cứu độ chúng sanh. Khi có cái tâm ấy thì âm siêu và dương thái. Nếu hình thức nghi lễ nào mà thiếu cái tâm cao thượng thì đi ngược lại với xu hướng giác ngộ của Phật dạy. Nhưng đó cũng chỉ một trong những phương thức cúng thí và siêu độ. Ngoài ra, trong kinh điển Phật có dạy các hình thức khác nữa.

    Phát tâm tu học cũng là phương thức siêu độ vong linh có hiệu quả cao. Niệm Phật và tụng kinh cầu nguyện là đem tâm Phật để điều phục tâm mình. Đem tình thương của Phật để chia sẽ cho muôn loài. Chúng ta tin Phật, thờ Phật mà chạy trốn cảnh khổ đau xung quanh thì trái với bản nguyện của đạo Phật. Những người đã khuất hay người đang còn sống họ có duyên mới tiếp cận với chúng ta.

    Trong giáo lý Mật tông và tịnh độ khuyên hành giả cần tu niệm Phật, trì chú, tụng kinh để hồi hướng siêu độ cho người âm được siêu thoát. Nhưng phẩm chất giúp đỡ vong nhân là lòng từ bi. Từ bi tam muội mới biến thức ăn thành cam lộ giúp chúng sanh cỏi âm được siêu thoát. Cỏi âm cũng như cỏi dương

    Chúng sanh đang đói về lòng bố thí mà bị đắm trong địa ngục đói khổ. Có kẻ đang đói về tình thương chìm sâu trong cảnh sân hận hành hạ và ăn nuốt lẫn nhau, có kẻ đang đói về trí tuệ nên sống trong địa ngục vô minh. Có kẻ đang thần thức vô định cần giáo lý thiền định giải thoát. Chúng ta phải hiểu như vậy để y pháp cúng dường bố thí với nhiều phương diện, như tài thí, pháp thí và vô úy thí v.v

    Đối với Phật tử tại gia ngoài vấn đề bố thí tiền tài, bố thí Pháp thông qua chia sẽ kinh nghiệm tu học cho đạo bạn, giáo dục con cháu và khích lệ thân nhân họ tộc quy y Tam Bảo. Bên cạnh đó phát tâm ấn tống kinh sách Phật giáo, ủng hộ Tam Bảo trường tồn là điều phước đức lớn để siêu độ thân nhân. Giả sử chúng ta không có tiền tài bố thí thì có thể chia sẽ cho người khác đang khổ đau bằng tình thương và sự hiểu biết cũng là công đức vô lượng.

    Đời người nhiều lo âu và sợ hãi, thành công và toại nguyện thì sợ mất đi, thất bại thì cũng sợ khổ đau hành hạ. Giúp cho người sống có trí tuệ sống có đạo lý là cách bố thí rất thiết thực. Người còn sống muốn giúp vong linh của người chết có hiệu quả là phải có tâm lực. Tức là đời sống có đạo đức, như phát tâm quy y Tam Bảo, thọ trì giới pháp. Vì chúng ta đều biết, con đường Giới , Định và Tuệ là con đường giải thoát khổ đau chúng sanh. Chúng ta sống có đạo đức để làm ngọn đèn soi đường cho người cỏi âm đi ra khỏi bóng tối vô minh u ám.

    Địa ngục khổ đau do tâm tạo, giải thoát giác ngộ cũng do tâm. Cho nên sống có đạo đức là biểu hiện một phương thức siêu độ rất cao. Cổ đức có câu:"Nhất nhân thành đạo, cữu huyền sanh". Tu học thành đạo mới cứu giúp thân tộc nhiều đời kiếp. Thành đạo do tâm mà thành, đem tâm mà tu tập thì nhiếp muôn đức lành. Tuy chưa thành Phật nhưng chúng ta sống đúng chánh pháp, thì mọi hành động biểu hiện trong đời sống này đều là hành trang giải thoát sinh tử luân hồi.

    Cầu siêu phải có tâm thành kính. Trước hết chúng ta phải có tình thương và lòng kính trọng người đã khuất mà thực hành pháp sự siêu độ. Tình thương đó phải chân thành, biết đau xót và rung cảm trước cảnh khổ đau của người đã qua đời. Đó là là tiếng chuông giao cảm Phật lực gia trì tâm nguyện của mình. Tình thương ấy chúng ta tìm thấy được qua hình ảnh các thánh giả đã từng cứu độ vong nhân.

    Ai đã đọc kinh Vu Lan mới thấy giọt nước mắt của ngài Mục Kiền Liên đã khóc vì thương mẹ đến cầu Phật chỉ dạy pháp cứu độ. Giọt nước mắt của Quang Mục và Thánh nữ Bà la môn trong kinh Địa Tạng khóc vì thương mẹ mà Phát tâm Bồ đề, nguyện thành Phật độ chúng sanh. Những giọt nước mắt ấy là tình thương, là tâm từ bi. Khi có tâm ấy mà cúng dường Tam Bảo, cúng dường Trai Tăng, hay cúng dường chùa chiền và tất cả điều lành khác đều có hiệu ứng thiết thực. Do có tâm như vậy mà mẹ của ngài Mục Kiền Liên, mẹ của Quang Mục và mẹ của thánh Nữ Bà la Môn được siêu thoát.

    Muốn nhận thức rõ người đã qua đời mong mỏi điều gì và đời sống người sau khi chết ra sao thì nên đọc kinh điển Đại thừa như kinh Vu Lan, kinh Địa Tạng, kinh Thủy Sám và kinh Lương Hoàng sám. Khi đọc những kinh này, bản thân chúng ta biết đau xót, biết rung cảm, biết nhận thức chân lý sự sống và phát khởi tâm chính đáng cho mọi hình thức siêu độ. Nếu có tâm lành đó rồi , thì bông hoa và chén nước cúng ở chùa thì công đức không thể nghĩ bàn.

    Phải có sức quán tưởng chân thành rằng các hình tượng Đức Phật và Bồ tát đó như các vị Phật và Bồ tát đang sống trong đời này không khác. Như vậy thì mới có giao cảm tâm chúng sanh và tâm Phật. Tâm chúng sanh mà cảm được tâm Phật thì gọi là đạo cảm thông. Tâm ấy thanh tịnh và siêu thoát mọi khổ đau. Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bất thối chuyển trên đường giác ngộ. Đem tâm ấy mà hành thiện hồi hướng cho người cỏi âm sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Điều đó là hợp với nguyện Lực của Phật A Di Đà mà các kinh điển Đại thừa Phật giáo xác nhận rõ ràng.

    Cầu siêu cho người qua đời là nếp sống nhân bản rất đáng tôn trọng. Nó khẳng định mối tương quan của người sống và người chết. Đó là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc. Ý nghĩa này là điểm then chốt trong triết lý sống Phật giáo. Điều này giúp con người sống có trách nhiệm với hành động của chính mình trong hiện tại và tương lai. Đó là nền tảng đạo đức mà cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đang cần thiết.

    Quan niệm này là tri thức cần được phổ cập trong sự giáo dục về đời sống con người. Vì cái bế tắc của số đông người hiện nay là có ý thức hệ cực đoan, không tin luật nhân quả luân hồi, tái sanh. Từ đó mà bao nhiêu tệ nạn xấu ác xảy ra, sống là hưởng thụ, chà đạp quyền sống của nhau. Thái độ sống như thế làm cho cuộc đời khổ đau và đen tối hơn, vì họ tin rằng chết là hết! Tín ngưỡng cầu siêu hàm chứa nét nhân bản trong văn hóa con người, thấm nhuần triết lý sống của Đạo Phật. Chúng ta cúng bái cầu siêu cho người âm thể hiện đạo lý báo ân.

    Chúng ta làm phước siêu độ cho chúng sanh bớt khổ thì tự nhiên có tâm từ bi. Người có đức hạnh từ bi thì tự nhiên có phước đức trong đời sống. Tín ngưỡng cầu siêu trong Phật giáo có nhiều lợi ích, nhưng quan trọng nhất là giới thiệu cho mọi người nhận thức về thế giới quan của Phật giáo Đại thừa. Trong đó thù thắng nhất là thế giới Tây Phương Cực Lạc mà mọi người tu niệm Phật hướng đến trong đời này và sau khi lâm chung.

    Chúng ta phải hiểu rằng mục đích người học Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp giác ngộ. Ý nghĩa siêu độ là thể hiện tinh thần lợi tha, như là phương tiện hành đạo. Vấn đề thực hiện tất cả các hình thức siêu độ phải xuất phát từ tâm từ bi mà thể hiện. Vì tâm là chủ thể của các pháp, khổ đau hạnh phúc do tâm mà tạo. Vấn đề tu học là sự nhận biết con người và thế giới xung quanh. Điều căn bản là biết đối nhân, xử thế mới có sự lợi ích chung.

    Lẽ sống ấy, đem tâm Phật chan hòa vào lòng đời, vào thế giới người đã khuất với tình thương và lòng ân nghĩa. Dù cỏi âm hay cỏi dương cũng biểu hiện sự sống và mong muốn thoát khổ và tìm vui. Tất cả chúng ta không ngoài thông lệ ấy. Từ đó mới thấy rằng, Phật pháp luôn đem lại hương vị giải thoát cho cả chúng sinh và muôn loài.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ