Chữ Phúc trong văn hóa Việt Nam biểu trưng cho sự tốt lành, mang lại nhiều điều may mắn. Từ xưa đến nay, chữ Phúc được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc nhà cửa, thiết kế trang phục và đặc biệt là trong tâm linh, phong thủy. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những điều thú vị xoay quanh chữ Phúc treo ngược.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của chữ Phúc treo ngược. Trong đó có hai câu chuyện phổ biến và được nhiều người truyền miệng nhất.
Câu chuyện số một là về một vị Vua đã treo ngược chữ Phúc của một gia đình. Khi vi hành vào những ngày cận tết, vị Vua trên bắt gặp một gia đình có hành vi chế nhạo hoàng hậu. Vua bèn treo ngược chữ Phúc trên cửa gia đình đã để làm dấu định rằng sẽ kêu quân lính đến vây bắt vào ngày mai.
Khi quay về cung, hoàng hậu đã hết lòng khuyên ngăn Vua đồng thời sai người đến treo tất cả chữ Phúc treo ngược trên cửa mọi gia đình trong thành. Chính vì vậy mà gia đình kia đã tránh khỏi bị trừng phạt và tục treo ngược chữ Phúc cũng bắt đầu từ đó.
Câu chuyện còn lại bắt nguồn từ một giả thuyết ở thời nhà Thanh. Vào một chiều 30 Tết, phủ Thái Tử Cung Thân đã tiến hành treo chữ Phúc tại các cửa. Nhưng có một tên gia nhân không biết chữ nên đã treo chữ Phúc ngược.
Thái Tử khi bắt gặp chữ Phúc treo ngược này đã vô cùng tức giận, lệnh lập tức trừng trị người gia nhân kia. Người quản lý phủ là một người tốt bụng nên không đành lòng. Hắn liền tìm cách suy nghĩ cách thoát tội cho người gia nhân.
Quan phủ lý biết Thái Tử là một người tin vào may mắn do đã đó bẩm báo rằng chữ Phúc treo ngược hàm ý cho Phúc đảo (đồng âm với Phúc Đáo, Phúc Đến). Thái Tử nghe xong liền rất hài lòng và tin rằng đây là điềm báo vận may lên ngôi của mình đang đến nên quyết định tha cho người gia nhân.
Chữ Phúc được nhiều người nghĩ là biểu tượng của sự hạnh phúc. Thế nhưng thật sự ý nghĩa của chữ Phúc này chính là ám chỉ đến Phúc khí, Phúc vận. Vào dịp Tết, thường sẽ có phong tục treo chữ Phúc trước cửa để mong một năm mới ấm no, hạnh phúc và thật tốt đẹp. Bởi vì ông bà xưa quan niệm bất cứ việc gì cũng cần cầu Phúc mới được suôn sẻ, may mắn.
Trong đời sống phong thủy, chữ Phúc cũng mang hàm ý tương tự. Trang trí nhà cửa bằng chữ Phúc thường được áp dụng để cầu nhiều điều may mắn đến với gia chủ. Đặc biệt là trong phòng khác, trước cửa để mong gia đạo được bình an, thuận lợi.
Rất nhiều câu chuyện được truyền lại cho thế hệ sau để lý giải lý do vì sao lại là chữ Phúc treo ngược. Nhưng tựu trung lại thì đều là vì muốn cầu mong sự may mắn đến với gia đình.
Bởi vì cách treo ngược còn được hiểu là đảo ngược, mà từ đảo này sẽ đồng âm với từ đáo. Phúc Đảo sẽ trở thành Phúc Đáo nghĩa là Phúc đến phù hợp với quan niệm cầu mong thuận lợi, suôn sẻ, may mắn khi treo chữ Phúc.
Không phải bất cứ khi nào muốn trang trí chữ Phúc cũng có thể treo ngược. Bạn đọc cần lưu ý khi trang trí chữ Phúc ở cổng chính thì tuyệt đối không được treo ngược. Theo quan niệm của ông bà xưa thì cổng chính là nơi trang trọng do đó không thể tùy ý treo ngược sẽ mang đến ấn tượng xấu cho gia chủ.
Khi trang trí chữ Phúc ở cổng chỉnh cần phải dán thẳng đứng để mang lại năng lượng tốt. Ở các cổng tiếp theo thì nên dán chữ Phúc thẳng đứng để ngụ ý phúc đến từ trong ra ngoài nhà cửa, năm mới rộng mở may mắn. Các vật dụng khác trong gia đình mới có thể dán chữ Phúc treo ngược.
Không nên trang trí chữ Phúc vào ngày 23 tháng Chạp tức Tết ông Công ông Táo. Chỉ nên trang trí chữ Phúc vào ngày 30 Tết, cần phải dán trước thời điểm mặt trời lặn để có vận khí tốt nhất.
Khi bạn đọc muốn dán chữ Phúc treo ngược thì nên dán vào những vật dụng trong nhà. Như dán chữ Phúc treo ngược vào cánh tủ chứa đồ để mong mang đến tài vận cho gia chủ. Nếu trong gia đình có người gặp hạn thì cách dán chữ Phúc treo ngược sẽ giúp người đó gặp được nhiều may mắn, hạn chế vận nạn.
Có thể sử dụng cách dán này cho lu nước, thùng gạo bởi vì đây là những vật dụng để chứa đựng. Khi dùng những vật này người dùng sẽ lấy đồ từ bên trong ra do đó cách dán chữ Phúc treo ngược sẽ ngụ ý lấy những điều xui rủi ra khỏi nhà.
Và đó là toàn bộ các thông tin hữu ích về chữ Phúc treo ngược. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của nét đẹp văn hóa này. Chúc cho bạn đọc sẽ đón thật nhiều may mắn, phúc khí như chữ Phúc treo ngược.