Chùa Hà - Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng giữa lòng Hà Nội

2015-12-09 07:17:07.0
Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”.Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên.

MỤC LỤC

    >> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!

    Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”. Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên. Chùa Hà là một trong những quần thể chùa đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.

    Đến với chùa Hà, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc. Với khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách dừng chân, ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.

    Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Về lí do xây dựng chùa Hà có hai truyền thuyết đều gắn với vua Lý Thánh Tông

    Truyền thuyết thứ nhất:

    Vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.

    Truyền thuyết thứ hai:

    Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

    Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà.

    Qua nhiều thăng trầm với thời gian, ngày nay rất đẹp và bề thế. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”. Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác.

    Như vậy, từ khi xây đến nay, chùa không hề có truyền thuyết nào liên quan đến việc tình yêu đôi lứa.

    Nhưng chùa Hà lại là ngôi chùa cầu duyên rất linh thiêng. Lý do tại sao?

    “Có người yêu chưa? Chưa có á, thật không? Xinh thế này mà chưa có thì vô lý nhỉ. Thôi đi chùa Hà đi, đảm bảo sang năm cưới ngay”.

    Đó là lí do chùa Hà quanh năm đông khách viếng thăm, chủ yếu là các bạn trẻ.

    Không giống các di tích lịch sử có tích gắn liền với những câu chuyện liên quan, việc cầu duyên ở chùa Hà hoàn toàn là tự phát, do "rỉ tai” mà nên. Người nọ mách người kia, người kia lại mách người kia nữa với những ví dụ, minh chứng rất hùng hồn về việc thiêng liêng, ứng nghiệm khi cầu khấn nơi đây.

    Các diễn đàn trên mạng còn có nhiều trang về chủ đề này, để các bạn trẻ hỏi han kinh nghiệm của nhau. Có người khoe: "Tớ đến đây cầu duyên, mấy tháng sau có liền. Được chàng ưng ý lắm”. Có người khẳng định: "Phòng không mấy năm trời, tớ vừa đến chùa Hà khấn nguyện, gặp ngay người yêu, giờ sắp cưới rồi nhé”. Cũng có người "chắc như đinh đóng cột” rằng mình đã cưới được mấy năm, có con cái, sống rất hạnh phúc.

    Người ta còn mách nhau đến đó phải mua lễ như thế nào, muốn cầu tài lộc thì đặt lễ ở chính điện, còn nếu cầu duyên thì dâng hương ban thờ Mẫu mới linh nghiệm. Khách thập phương, trong đó nhiều nhất là thanh niên nam nữ không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mới đến chùa thắp hương cầu xin mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách.

    Có thể nói trong số các chùa lớn nhỏ ở Hà Nội thì chùa Hà là nơi thu hút được đông người trẻ đến lễ nhất. Đến chùa Hà, nữ có phần đông hơn nam và tất cả các bạn nữ đến đây đều không hề giấu giếm ý định cầu duyên của mình. Các chàng trai thì có phần kín đáo hơn một chút. Vào chùa, người ta có thể bắt gặp nhiều thiếu nữ chắp tay khấn với một vẻ vô cùng thành kính, khấn rất lâu, ánh mắt đăm đăm nhìn Phật như muốn thổ lộ cả gan ruột.

    Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiêng, chùa Hà cũng được cho là nơi chỉ cầu được duyên chưa đến, chứ nếu duyên đến rồi, cầu thì chỉ có… tan mà thôi. Nếu mà thật sự muốn đi cầu thì cũng nên tìm hiểu tập tục của nó trước khi làm.

    Nếu một cặp đã yêu nhau lên chùa mà lại cầu tình duyên tức là cặp đó chia tay luôn mỗi người muốn một duyên mới. Hay là đến chùa hà cầu duyên đã thành thì đừng bao giờ quay lại trả ơn nhé,họ bảo là trả ơn là trả lại duyên đó,ai mà trả duyên mai này vợ chồng sẽ trục trặc.

    Nghe nói mình nợ ơn chùa cũng là mình nợ ơn người bạn đời suốt đời đó, vì thế để để trả ơn chùa thì hãy yêu thương bạn đời của mình. Cũng không rõ có bằng chứng gì về việc các đôi yêu nhau cùng lên chùa cầu duyên rồi trở về đều chia tay nhau hay không, song việc này cũng trở thành một kinh nghiệm “xương máu” mà các bạn trẻ tuyệt nhiên tránh.

    Dọc con phố dẫn vào chùa Hà bán chỉ một loại hoa hồng, hoa của tình yêu. Những người viết sớ thuê thì luôn sẵn sàng viết những lá sớ cầu xin trời Phật gắn kết người này với người kia, xin mặn nồng, bền lâu theo ý của những người đến cầu duyên. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp…

    >> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!

    >> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!

    Tác giả: Tùng Dương

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Màu sắc may mắn và cấm kỵ cho người tuổi Mùi trong năm 2024
    Phong thủy - 2024-09-02 13:00:00.0
    Màu trắng nhạt cũng sẽ mang lại áp lực nặng nề cho người tuổi Mùi, khiến họ dễ đưa ra những lựa chọn sai lầm khi đối mặt với những quyết định quan trọng,
    Màu sắc may mắn và cấm kỵ cho tuổi Thân năm 2024
    Phong thủy - 2024-09-02 09:17:09.0
    Vào năm 2024, màu sắc may mắn của người tuổi Thân là màu vàng nhạt. Màu này có thể cải thiện..
    Màu sắc may mắn và cấm kỵ của tuổi Sửu trong năm 2024
    Phong thủy - 2024-09-01 21:32:25.0
    Màu xám và trắng mang lại cho con người cảm giác đặc biệt chán nản và khó chịu, đồng thời cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy tâm lý tiêu cực.
    Màu sắc may mắn và cấm kỵ của tuổi Dậu năm 2024
    Phong thủy - 2024-09-01 18:08:48.0
    Chúng cũng là màu cấm kỵ đối với người tuổi Dậu vào năm 2024. Họ phải tìm cách tránh nó, nếu không sẽ ảnh hưởng tâm trạng
    Màu sắc may mắn và cấm kỵ cho tuổi Mão năm 2024
    Phong thủy - 2024-09-01 17:51:13.0
    Người tuổi Mão nên cố gắng không mặc quá nhiều quần áo màu lạc đà vào năm 2024.
    Màu sắc may mắn và cấm kỵ cho người tuổi Thìn trong năm 2024
    Phong thủy - 2024-09-01 16:54:57.0
    Là màu may mắn cho người tuổi Thìn vào năm 2024, màu hồng có thể là lựa chọn hàng đầu của bạn khi mua giày, tất,
    Màu sắc may mắn và cấm kỵ của tuổi Tỵ năm 2024
    Phong thủy - 2024-07-07 21:19:40.0
    Nếu người tuổi Tỵ có ý định mua giày hoặc quần áo vào năm 2024 thì cũng có thể cân nhắc màu xanh lam.
    Cách giải quyết những việc không suôn sẻ gần đây, cách giải quyết những điều xui xẻo
    Phong thủy - 2024-06-30 22:02:46.0
    Khi bạn thường xuyên gặp xui xẻo, hãy nhớ tránh xa những môi trường hoặc vòng kết nối xa lạ. Ví dụ:...
    Những điều cấm kỵ trong phong thủy dễ khiến bạn mất tiền
    Phong thủy - 2024-06-22 20:33:06.0
    Theo phong thủy, gương rất lạnh và dễ thu hút tà ma. Nếu trong nhà có quá nhiều gương sẽ khiến vợ chồng lãng phí tiền bạc,
    Nhà dột nát có ảnh hưởng đến Phong Thủy không? Nó có tác động gì
    Phong thủy - 2024-06-16 21:21:24.0
    Lúc này, một số loại nấm mốc thường không vào được cửa sẽ tràn vào, ảnh hưởng đến vận khí của những người sống trong nhà.
    Chia sẻ