Cỗ chay giả mặn thì như thế nào, có nên làm cỗ chay giả mặn hay không?

2021-08-04 14:26:27.0
Việc sử dụng thực phẩm chay giả mặn khiến ta bị tổn thương lòng từ bi, nghĩ đến việc sát hại chúng sinh để phục vụ cho việc ăn uống của mình, hơn nữa nó còn tạo nên cái nhìn tà kiến, không nhìn rõ bản chất của sự vật mà chỉ nhìn thấy sự hiển hiện qua hình dáng bên ngoài của chúng.

MỤC LỤC

    Phật giáo được xem là truyền thống tín ngưỡng lâu đời của người dân Việt Nam. Ăn chay là việc không thể thiếu trong gia đình các Phật Tử…Thời gian gần đây số lượng người ăn chay ngày càng tăng vì rất nhiều lí do. Nhưng ăn chay như thế nào để đúng cách thì bạn đã biết chưa, rất nhiều người hỏi Cỗ chay giả mặn thì như thế nào, có nên làm cỗ chay giả mặn hay không? 

    1. Hiểu như thế nào việc ăn chay và ăn mặn

    Đây là vấn đề đã được nêu lên từ lâu và vẫn tiếp tục khá phổ biến nhưng vẫn không có sự giải quyết dứt khoát.

    Khi Tăng đoàn mới được thành lập, chư Tỳ-kheo, cũng như các tu sĩ khác ở Ấn Độ, sống lang thang, khất thực theo từng nhóm nhỏ. Thức ăn do tín chủ cúng dường, sự phân biệt chay mặn không phải là vấn đề.

    Đối với chư vị ấy, thức ăn uống chỉ là để duy trì mạng sống trên bước đường tu hành. Về sau, Tăng đoàn trở nên đông đảo, việc thí thực cúng dường đức Phật và chư Tỳ-kheo được tổ chức nhiều hơn, chu đáo và bề thế hơn. Có lẽ ý niệm phân biệt các thức ăn chay mặn phát sinh từ các tín đồ Phật giáo và từ nhiều giáo phái khác nhau, liên hệ đến điều quan trọng nhất của Phật giáo: Cấm sát sinh.



    Luật tạng (Mahavagga) có thuậtn lại rằng các giáo sĩ Kỳ-na (Jainism) đã xuyên tạc, đồn đãi rằng đức Phật và đoàn Tỳ-kheo đã tham dự buổi tiệc do Tướng quân Siha thiết đãi, trong đó có vị thí chủ đã giết một con vật to béo để làm thức ăn.

    Lời vu cáo này lại cho ta biết rằng thời ấy việc không ăn thịt loài vật được Phật giáo và nhiều tôn giáo khác coi trọng. Trong kinh Jivaka của Trung Bộ, đức Phật có nêu ba trường hợp được phép ăn thịt (tam tịnh nhục): Không trông thấy con vật bị giết, không nghe thấy tiếng kêu của con vật ấy, không nghi ngờ con vật bị giết là nhằm cho mình ăn thịt nó. Về sau lại có thuyết nêu thêm hai trường hợp nữa thành năm loại thịt được phép ăn (ngũ tịnh nhục): Thịt của con vật tự giết, thịt còn thừa sau khi các thú ăn thịt đã ăn. Tuy vậy, cũng chính trong kinh Jivaka, Đức Phật dạy rằng những ai vì Ngài và đệ tử của Ngài mà giết hại sinh vật để cúng dường đều bị tổn hại công đức. Luật tạng còn ghi mười loại thịt bị cấm ăn dù thuộc trường hợp tam tịnh hay ngũ tịnh, đó là thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, hổ, báo, gấu và dã can. Điều này chứng tỏ Luật tạng cũng chấp nhận tam tịnh nhục hay ngũ tịnh nhục.

    Một số kinh điển Đại thừa lên án mạnh mẽ việc ăn thịt như: Kinh Đại Niết-bàn (Mahanirvana sutra), Lăng Nghiêm (Surangama), Phạm Thủy (Brahmajala) Đại Vân (Mahamega), Tượng Hiếp (Hastikashya), Chỉ Man (Angulimaliya)… và nhất là kinh Lăng-già (Lankavatara sutra).

    Kinh Lăng già dành trọn chương VIII để lên án sự ăn thịt: Ăn thịt là phá bỏ lòng từ; là ăn thịt cha mẹ và người thân từ các đời trước nay tái sinh; thịt thì hôi thối, gây bệnh; người ăn thịt thì hôi thối, khiến các sinh vật sợ hãi, lánh xa; ăn thịt sẽ bị đọa làm dã thú, ác quỷ, địa ngục; sự ăn thịt sinh ra kiêu mạn, từ đó phát sinh vọng tưởng, tham lam, si muội. Đức Phật còn khẳng định: “Không có loài thịt nào gọi là tam tịnh nhục do không có chủ tâm, do không yêu cầu và không ép buộc. Do đó, không được ăn thịt”, “Tất cả sự ăn thịt dưới bất cứ hình thức nào đều bị cấm vô điều kiện và tuyệt đối với tất cả”.

    Tuy nhiên, một ý nghĩa khác trong quan điểm ăn chay, ăn mặn được nêu ra trong lời dạy của đức Phật Ca-diếp (Kassapa) trong kinh Hôi Thối (Amagandha sutta) của Kinh Tập: “Sát sinh, đánh đập, đả thương, bắt trói, trộm cắp, nói dối, lừa gạt, trí thức giả tạo, gian dâm mới chính là hôi thối chứ ăn thịt không phải là hôi thối”. Lại nữa như đã nói, việc ăn uống chỉ nhằm duy trì mạng sống, không chấp vào vị ngon dở, chỉ ăn với “tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê…”, với “biển mãn với tâm từ, quảng đại, vô biên…” (Kinh Jivaka, đã dẫn).

    Nhiều vị Đại sư, tăng ni, Phật tử do ăn chay mà đạt được công hạnh cao vời; nhiều vị khác không lưu tâm nhiều đến sự chay mặn vẫn đạt được đức hạnh trí tuệ lớn lao. Đức Đạt-lai Lạt-ma có nhiều lần vui vẻ bàn rằng: “Ăn một bát tôm là giết nhiều sinh mạng, nhưng một con cừu, một con bò có thể nuôi sống nhiều người bằng thịt của nó”. Ngài ủng hộ việc ăn chay nhưng do Ngài bị viêm gan B, các bác sĩ buộc Ngài phải theo chế độ ăn uống gồm nhiều protein động vật. Tính ra, mỗi năm Ngài ăn chay khoảng sáu tháng.

    Theo chúng tôi, rõ ràng ăn chay rất nên. Nhưng tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, quan điểm, ý thức và tâm thái của mỗi người, sự ăn mặn không phải là một điều cấm kỵ nghiêm khắc và mang tính tuyệt đối để chúng ta có cái nhìn và quy kết sai lạc về đức hạnh của người đó.

    2. Cỗ chay giả mặn thì như thế nào

    2. 1 Mặt hạn chế của thực phẩm chay giả mặn

    Thứ nhất, như Đức Phật đã nói trong Kinh Pháp Cú: Tâm hay ý chính là đầu mối của mọi sự khổ đau. Trong vấn đề này cũng vậy, mục đích chính của việc ăn chay không phải vì theo Đạo Phật mà phải ăn chay, thời Đức Phật còn tại thế Ngài cũng đi khất thực để sống, ai cúng dường gì thì ăn cái nấy, không đòi hỏi chay mặn. Vậy mục đích của việc ăn chay là gì? Chính là tâm từ bi. Tâm từ bi chính là nhân tố quan trọng giúp một người bắt đầu tập ăn chay và duy trì đều đặn để nó trở thành một thói quen.

    Do vậy mà việc phát sinh ra tâm từ sẽ giúp cho việc ăn chay trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Như vậy, khi ta đã ăn chay mà còn dùng các món ăn làm hình dạng các món ăn mặn như cá, tôm, mực, thịt,… sẽ khiến cho ta bị tổn thương tâm từ, thêm nữa, đó là một cách nhìn tà kiến, nhìn bột, rau củ, tàu hủ ra đùi gà, cá, thịt, không thấy được chân tướng của sự vật, điều này hoàn toàn không tốt cho việc tu học chút nào.

    Chưa kể đến nhiều loại thực phẩm chay hiện nay chứa nhiều hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

    2.2 Những lợi điểm theo cách nhìn tích cực của thực phẩm chay giả mặn

    Mặc dù vậy, nhưng ta vẫn có thể nhìn nhận thực phẩm chay theo một hướng tích cực. Thử tưởng tượng tất cả mọi người trên thế giới này đều chuyển sang sử dụng thực phẩm chay giả mặn, có phải vô số chúng sinh có thể thoát được cái chết hay không. Điều đó có ý nghĩa không nhỏ chút nào.

    Hơn nữa, ở thời Đức Phật còn tại thế, có 3 loại thịt mà chúng tăng được phép ăn gọi là tam tịnh nhục (3 loại thịt thanh tịnh) đó là:

    • Không thấy (không nhìn thấy chúng sinh bị sát hại)
    • Không nghe (không nghe thấy tiếng kê la thảm thiết của chúng sinh khi bị sát hại)
    • không nghi (không nghi ngờ là chúng sinh bị giết chỉ vì phục vụ cho bữa ăn của riêng mình).

    Khi sử dụng 3 loại thịt này thì nghiệp sát sinh trở thành gián tiếp, nhẹ hơn nghiệp sát sinh trực tiếp rất nhiều (*). Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng thực phẩm chay giả mặn cũng không phải là một tội lỗi quá lớn lao.

    2.3 Kết luận

    Thế thì mình xin đưa ra một lời khuyên, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng thực phẩm chay giả mặn. Khi sử dụng những loại thực phẩm này, phải luôn nhìn thấu suốt rằng chúng được làm từ thứ gì, đó là một cách nhìn thấu suốt đến bản chất của sự vật, biết rõ cái đùi gà này làm từ bột, xương này làm bằng cọng sả, với cách nhìn như vậy, ta biết rằng mình đang sử dụng thực phẩm chay, không làm từ thịt của chúng sinh, không gây đau khổ cho chúng sinh. Vừa không tổn thương lòng từ, vừa loại bỏ tà kiến. Mình nghĩ rằng nó vẫn là một cách làm đúng đắn. Khi đã có thói quen ăn chay, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chay giả mặn, vừa có lợi cho sự tu học, vừa có lợi cho sức khỏe.

    Việc sử dụng thực phẩm chay giả mặn khiến ta bị tổn thương lòng từ bi, nghĩ đến việc sát hại chúng sinh để phục vụ cho việc ăn uống của mình, hơn nữa nó còn tạo nên cái nhìn tà kiến, không nhìn rõ bản chất của sự vật mà chỉ nhìn thấy sự hiển hiện qua hình dáng bên ngoài của chúng. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chay giả mặn cũng đã giúp cho rất nhiều chúng sinh thoát khỏi cái chết, cho nên đó không phải hoàn toàn không đúng. Khi sử dụng thực phẩm chay giả mặn nên chú ý nhìn thấu suốt bản chất thực sự của chúng là làm từ nguyên liệu gì, từ đó thấy rõ mình không giết hại chúng sinh để phục vụ nhu cầu ăn uống, cũng hạn chế được cách nhìn tà kiến.

    4. Có nên làm cỗ chay giả mặn không?

    Trên thực tế, có nhiều món ăn chay khác được giả món mặn như: Giò nem chay, tôm - cua - cá chay, thị kho tàu chay, gà luộc chay, sườn non chay, thịt quay chay... Những món chay giả mặn như vậy rất phổ biến trên bàn ăn của những người ăn chay và cả những người tu hành.

    Sư cô Thích Nữ Huệ Đức - Phân Ban Ni giới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Đơn vị tổ chức các lễ hội ẩm thực chay trong Giáo hội) cho biết, Phật giáo kêu gọi mọi người ăn chay để hướng đến tâm từ bi và tránh sát sinh. Trong khi đó, việc chế biến món chay theo cách thức giả món mặn là tùy vào sở thích ẩm thực của từng chùa, từng người tu hành hay người dân.

    "Thường mấy món chay giả mặn đấy có ý nghĩa về việc đa dạng hóa ẩm thực chay cho những người tu tại gia. Các món giả mặn này được phổ biến tại các nhà hàng chay, tại các gia đình phật tử hoặc những người dân mới ăn chay. Việc chế biến này là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người ăn chay chứ đạo phật không bắt buộc và cũng không cấm đoán gì về vấn đề này" - Sư cô Huệ Đức nói.

    Đại đức Thích Minh Phú - Ban Từ thiện - Xã hội (Ban trị sự Phật giáo TPHCM) cho rằng, nhiều phật tử và nhà chùa chế biến các món ăn chay đặt theo tên món ăn mặn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng trong ẩm thực chay. Điều này không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của việc ăn chay, cũng như không ảnh hưởng đến cái tâm của người tu hành.

    "Ban Từ thiện mỗi ngày nấu cả nghìn suất ăn từ thiện và đặt tên một số món ăn theo kiểu tên món mặn. Khi phát cơm cho người dân, các tình nguyện viên vẫn nói là cơm gà luộc, cơm thịt kho tàu hay cơm heo quay,... nhưng trên thực tế người nhận vẫn hiểu được đây là món ăn chay chứ không phải món ăn mặn" - Đại đức Thích Minh Phú nói.

    Chú thích:

    (*) Từ các bài giảng về ăn chay, ăn mặn của Thượng tọa Thích Nhật Từ

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ