Cúng ông Táo vào giờ nào đẹp năm 2021? và những lưu ý khi thả cả tiễn Ông Táo chầu trời

2021-01-14 20:16:49.0
Cúng đưa ông Công ông Táo về trời là một trong những tập tục quan trọng của người dân Việt Nam trong dịp cuối năm. Vậy năm 2021 cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và vào ngày nào là đẹp?

MỤC LỤC

    Cúng đưa ông Công ông Táo về trời là một trong những tập tục quan trọng của người dân Việt Nam trong dịp cuối năm. Vậy năm 2021 cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và vào ngày nào là đẹp?

    1. Cúng ông Táo vào giờ nào đẹp?

    Ngày bắt đầu Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2021 là ngày 4 tháng 2 năm 2021 dương lịch là ngày Ông Táo chầu trời 2021 (thứ Năm, âm lịch là ngày 23 tháng 12 năm 2020 - Xem thêm tại : Lịch Âm Dương - Lịch Vạn Niên). Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng nhiều nơi người dân quan niệm Lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp,.

    Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 giờ đến 11 giờ. Bởi giờ Tỵ là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.

    Bên cạnh đó, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy, dù có vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

    2. Lễ vật cúng ông Táo

    Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn, tiền vàng, 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.

    3. Mâm cúng ông Táo

    Mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc. Tuy nhiên, mâm lễ cúng ông Táo gồm những gì và những điều cần lưu ý khi cúng thì không phải ai cũng biết.

    MÂM CỖ:

    Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

    - Có thể làm mâm cỗ chay hoặc mặn nhưng tốt nhất là nên làm mâm cỗ Chay sẽ được phước đức nhiều hơn 

    – Mâm cỗ chay

    1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen, đĩa xôi, bát chè, ...

    3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu

    1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống

    3. Lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời

    Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.

    Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

    1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".

    2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

    3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".

    Do vậy gia chủ có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

    Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

    Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.

    4. Một số lưu ý về việc thả cá tiễn ông Táo chầu trời

    Khi thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

    • Việc thả cá tiễn ông Táo về trời rất quan trọng nên trước khi phóng sinh, bạn cần xem xét thật kỹ môi trường thả: Môi trường bạn định thả cá có phù hợp để cá chép sinh tồn không? Nước có ô nhiễm hay không? Nước sâu hay nông? Bạn nên chọn nơi ao hồ rộng rãi, thoải mái, nguồn nước sạch, có cảnh quan đẹp để thả cá chép, tránh thả cá ở nơi có nguồn nước bẩn khiến cá có thể bị chết.
    • Khi thả cá, bạn phải có tâm thái vui vẻ, thoải mái. Trong lúc thả cá, bạn không cần khấn cầu gì cả, chỉ cần nghĩ đơn giản là mình đi phóng sinh, cứu vớt chúng là được.
    • Nên thả cá từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá có cơ hội sống sót.
    • Thả cá ở những nơi được xây kè cẩn thận, có bậc thang lên xuống hoặc có nền đất vững chắc.
    • Tuyệt đối không vứt túi ni lông hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông, hồ.
    • Sau khi thả cá xong, bạn quan sát xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá bị mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ