Đền, Điện, Phủ là gì? Cấp bậc trên các ban thờ trong Điện, Đền, Phủ thờ Mẫu và Văn khấn

2021-07-26 20:48:33.0
Ngọc Hoàng, vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ, tuy nhiên vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, cũng như trong tâm thức dân gian của người Việt rất mờ nhạt.

MỤC LỤC

    Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đền, đền, phủ, quán, am,… Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó và ít người tìm hiểu rõ ràng và cụ thể các cấp bậc và thứ tự các vị trí của các đấng linh thiêng trên ban thờ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu ở bài viết dưới nhé. 

    1. Đền, Điện, Phủ là gì?

    1.1 Đền là gì?

    Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

    Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.

    Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

    1.2 Điện thờ là gì?

    Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

    Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

    1.3 Phủ là gì?

    Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).

    Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

    2.  Cấp bậc trên các ban thờ trong Điện - Đền - Phủ thờ Mẫu

    2.1 Một là: Ngọc Hoàng

    Ngọc Hoàng, vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ, tuy nhiên vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, cũng như trong tâm thức dân gian của người Việt rất mờ nhạt.

    2.2 Hai là:Tam toà thánh Mẫu

    Tam toà thánh Mẫu gồm Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu họ là biểu trưng cho quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hoá thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Trời, đất, nước và thuợng ngàn.

    2.3 Ba là: Ngũ vị Vương Quan

    Ngũ vị Vương Quan, các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích, màu sắc võ phục thì tuỳ thuộc các vị thần ở các phủ như: Thoải phủ mặc màu trắng, Thiên phủ mặc màu đỏ, Nhạc phủ mặc màu xanh, Địa phủ mặc màu vàng. Quan lớn Đệ Tam và Quan Đệ Ngũ đều thuộc Thoải phủ, dòng Long Vuơng Bát Hải. 

    2.4 Bốn là: Tứ vị Thánh bà hay Tứ vị Chầu bà

    Tứ vị Thánh bà hay Tứ vị Chầu bà đuợc hoá thân, phục vụ trực tiếp Tứ vị Thánh Mẫu. Chầu Đệ Nhất hoá thân của Mẫu Thuợng Thiên, Chầu Đệ Nhị hoá thân của Mẫu Thuợng Ngàn (Khi giáng trần bà mặc sắc phục Mán, màu xanh, đặc trưng cho Nhạc phủ).Trong Nhạc phủ cùng với Chầu Đệ Nhị còn có Chầu Lục [ gốc nguời Nùng ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) ] và Chầu Bé [ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) ]. Còn Chầu Muời gốc nguời thổ, tương truyền đã có công giúp Lê Lợi đánh tan quân Liễu Thăng, trấn ải Chi Lăng, được thờ ở Đồng Mỏ (Lạng Sơn). Chầu Đệ Tam là hoá thân của Mẫu Thoải (y phục và khăn trùm màu trắng). Chầu Đệ Tứ là vị Thánh giữ vai trò khâm sai Tứ Phủ. Tuy đứng đầu Địa Phủ, có khi bà hoá thân duới dạng Chầu Thoải phủ, khi giáng trần bà mặc áo trắng, múa đôi mái chèo; khi lại hoá thành Thánh Mẫu Thiên phủ, mặc áo đỏ, múa quạt (Chầu Đệ Tứ khâm sai Thuợng Thiên).

    2.5 Năm là: Ngũ vị Hoàng tử

    Ngũ vị Hoàng tử được gọi tên từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Ông Hoàng Muời. Tương truyền, cũng như các Quan, các ông hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vuơng ở hồ Động Đình, tuy nhiên, theo địa phương hoá thì các ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian là những danh tướng có công dẹp giặc cứu nuớc, những người khai sáng, mở mang đất nước. Trong số mười ông Hoàng thì thuờng có sáu ông giáng đồng, có ba ông giáng rất thuờng xuyên, đó là Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, và Ông Hoàng Muời. Khi các ông giáng đồng, các Ông Hoàng có phong cách gần giống các Quan lớn, tuy nhiên có phần phong nhã, vui tươi hơn.

    2.6 Sáu là: Thập nhị Vuơng cô

    Thập nhị Vuơng cô, từ cô Cả (Cô Đệ Nhất) đến cô thứ 12 (Cô Bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu. Tuy nhiên, khi giáng đồng các Cô có thể hoá thân vào vai trò khác nhau của Tứ Phủ. Cô Đệ Nhất là thị nữ của Mẫu Thuợng Thiên, mặc rất đẹp, Cô Đôi là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn, khi giáng trần với hai bông hoa cài trên mái tóc. Cô Bơ(Ba) thuộc thuỷ phủ rất nổi tiếng với y phục màu trắng, thắt lung hồng , múa điệu chèo đò. Cô chữa bệnh cứu nguời bằng cách ban nuớc uống, nhưng cũng có thể gieo bệnh nếu kẻ nào đó làm trái ý Cô. Cô thứ Tư là thị nữ của Chầu Đệ Tứ, Cô Năm thuộc Chầu Đệ Ngũ, nhưng cũng có khi đuợc hoá thân là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn hay Thuợng Thiên, cô thuờng xuất hiện trong các bữa tiệc. Cô Sáu phủ Thuợng Ngàn, ăn mặc áo chàm, đeo túi hoa, tóc cài hoa rừng, lung thắt con dao nhỏ, đi hái thuốc chữa bệnh cứu nguời. Cô Chín là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn, giáng trần cô nói tiếng Mán, tiếng Muờng, cô múa đuốc soi đuờng, thêu hoa trên vải. Cô cai quản Đền Sòng Sơn (Lạng Sơn), là một nữ thần rừng rất linh thiêng. Cô thứ Muời Hai còn gọi là Cô Bé Bắc Lệ, Cô Bé Thuợng Ngàn, đền thờ cô ở Bắc Lệ.

    2.7 Bẩy là: Thập nhị Vuơng cậu

    Thập nhị Vuơng cậu, là những nguời chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh. Nguời ta không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, họ là các phụ tá của các Ông Hoàng. Thuờng thì, lần lên đồng nào cũng có giá Cậu Bơ và Cậu Bé. Đó là các giá đồng với tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo các điệu múa lân hay múa hèo khá sôi nổi.

    2.9 Tám là: Quan ngũ Hổ và Ông Lốt (Rắn)

    Quan ngũ Hổ và Ông Lốt (Rắn), nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu. Phía trên điện thờ chính, có hình tuợng đôi Bạch Xà vắt ngang. Trong quan niệm dân gian, Hổ là vị chúa cai quản vùng rừng núi, còn Rắn là thần ở nơi sông nuớc. Hổ thuờng đuợc vẽ năm con hổ màu sắc khác nhau, trong đó Hoàng Hổ (Hổ vàng) trấn phuơng Trung tâm (địa khu), Hắc Hổ (Hổ đen) trấn phuơng Bắc (Thuỷ khu), Bạch Hổ(Hổ trắng) trấn phuơng Tây(Kim khu), Xích Hổ ( Hổ đỏ ) trấn phuơng Nam (Hoả khu), Thanh Hổ (Hổ xanh) trấn phuơng Đông (Mộc khu). Trong thờ Mẫu Tứ Phủ hay trong tín nguỡng dân gian, hình tuợng Hổ là biểu tuợng cho sức mạnh thiêng liêng, có thể trừ diệt ma tà, trấn giữ các phuơng, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền.

    3. Văn khấn tại các Điện - Đền - Phủ thờ Mẫu

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
    Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, chư Phật mười phương, mười phương chư Phật.
    Con tấu lạy Vua Cha bách bái, Tam vị Quốc Vương Mẫu ngàn trùng.
    Tam phủ Công đồng, Tứ phủ vạn linh.
    Con tấu lạy Đức Trần triều thượng đẳng cao xa, nhị vị Vương Bà bách bái (nếu đền, phủ có cung/ban thờ Trần triều).

    Con tấu lạy Ngũ vị Tôn Ông, công đồng Quan lớn, hội đồng các quan.
    Con tấu lạy Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Tứ phủ Tiên Cô, hội đồng Thánh Cậu, Năm dinh Quan lớn, Mười dinh các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể*.
    Con tấu lạy quan cai đầu đồng, chầu thủ bản mệnh, đương niên hành khiển Thái Tuế Chí Đức tôn thần, Đương Cảnh Thành hoàng liệt vị đại vương tôn thần.
    Con lạy Cô Bé, Cậu Bé thủ đến thủ phủ.
    Hôm nay ngày… tháng… năm… (âm lịch).
    Tín chủ con là… (có thể khấn kèm tên các thành viên khác trong gia đình).
    Ngụ tại…
    Nhất thiết chí thành đem miệng về tâu đem đầu bái yết… (tên nơi đền phủ đang hành lễ).
    Thành tâm tu thiết Nhang – Đăng – Quả – Phẩm – Kim ngân, lễ bạc lòng thành, cúi xin chư vị giáng lâm giáng lai, giáng đài giáng điện, bảo hộ phù trì quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.
    Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu, nhất tội nhất xá, Vạn tội vạn xá, phù hộ độ trì cho nội gia ngoại viên chúng con: già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, cầu vô sự đắc vô sự, câu công danh đắc công danh, cầu hạnh phúc thành hạnh phúc (Phần này có thể tự bổ sung một cách ngắn gọn những nguyện ước chính đáng của bản thân hoặc người thân).
    Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Tags: đạo mẫu
    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ