Gợi ý những món chay ngày Rằm thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình

2021-02-23 17:33:10.0
Với những tín đồ Phật giáo hay những người ăn kiêng, Tết đến là khoảng thời gian khó khăn trong khâu lựa chọn đồ ăn như thế nào cho thích hợp. Không thua kém gì thức ăn mặn, những món chay ngày tết có thể chế biến được trong những ngày Tết khá đa dạng và phong phú. Ăn chay trong những ngày Tết đã trở thành thói quen của nhiều tín đồ Phật giáo và người ăn kiêng. Món ăn chay thơm ngon, đậm đà và chứa nhiều dưỡng chất tốt không thua kém gì các món ăn mặn. Các món chay có thể thưởng thức trong ngày Tết như: thịt đông chay, canh nấm ngũ sắc, nem nấm chay, dưa món chay… đều mang những hương vị hấp dẫn, lạ miệng. Đa số đều rất dễ làm, nguyên liệu phổ biến và khá kích thích vị giác.

MỤC LỤC

    Với những tín đồ Phật giáo hay những người ăn kiêng, Tết đến là khoảng thời gian khó khăn trong khâu lựa chọn đồ ăn như thế nào cho thích hợp. Không thua kém gì thức ăn mặn, những món chay ngày tết có thể chế biến được trong những ngày Tết khá đa dạng và phong phú.

    Ăn chay trong những ngày Tết đã trở thành thói quen của nhiều tín đồ Phật giáo và người ăn kiêng. Món ăn chay thơm ngon, đậm đà và chứa nhiều dưỡng chất tốt không thua kém gì các món ăn mặn. Các món chay có thể thưởng thức trong ngày Tết như: thịt đông chay, canh nấm ngũ sắc, nem nấm chay, dưa món chay… đều mang những hương vị hấp dẫn, lạ miệng. Đa số đều rất dễ làm, nguyên liệu phổ biến và khá kích thích vị giác.

    1. Rau củ xào chay

    Rau củ xào chay là một trong các món chay ngày Tết được rất nhiều người yêu thích. Món ăn đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại khá dinh dưỡng và có màu sắc rất bắt mắt.

    Tùy vào sở thích của mỗi người mà bạn có thể kết hợp các loại rau củ như ngô bao tử, cà rốt, đậu que, nấm rơm... để nấu cùng.

    2. Đậu hũ kho rau củ chay

    Đậu hũ kho rau củ chay thực hiện khá đơn giản nhưng lại có hương vị cực kỳ lôi cuốn. Bạn có thể làm phong phú thực đơn các món chay ngày Tết của gia đình mình bằng cách vào bếp và thực hiện theo các bước dưới đây nhé.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    2 miếng đậu hũ
    1 củ cà rốt
    1 củ cải
    1 củ sen
    50 gam nấm hương (hoặc có thể thay thế bằng nấm rơm)
    Muối, xì dầu, tỏi bằm, hạt tiêu, nước màu

    Cách thực hiện

    Bạn cắt đậu hũ thành các miếng vừa ăn, sau đó chiên vàng lên.
    Củ sen bạn gọt vỏ rồi cắt miếng và cho vào bát nước có pha chút chanh để không bị thâm.

    Nấm rơm rửa sạch, sau đó ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút.
    Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu, bạn cho chúng vào nồi inox rồi cho gia vị cùng một chút nước lọc và kho ở lửa nhỏ khoảng 20 phút.

    3. Gỏi đu đủ chay

    Nguyên liệu

    Đu đủ
    Đậu hũ chiên
    Cà rốt
    Dưa leo
    Đậu phộng
    Ớt
    Nước mắm chay
    Đường trắng
    Chanh
    Dầu ăn
    Muối

    Cách nấu

    Đu đủ xanh gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch và bào sợi.
    Cà rốt gọt vỏ bào sợi ướp với 1/2 trái chanh, 1/2 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối.
    Dưa leo bỏ ruột, cắt miếng vừa rồi cho ướp với 1/4 muỗng cà phê muối vào xóc đều.

    Đậu hũ chiên cắt sợi vuông vừa ăn.
    Trộn tất cả: đu đủ, cà rốt, dưa leo, đậu hũ với nước mắm chay, 1/2 muỗng canh đường và vắt thêm 1/2 trái chanh thấy chua ngọt cho vừa ăn. Sau cùng rắc thêm đậu phộng rang giã thô lên mặt.

    5. Nấm kho tiêu

    Nguyên liệu 

    Nấm rơm
    Nấm đông cô
    Mì căn
    Tiêu xanh
    Ớt
    Hành boa rô
    Dầu olive
    Đường trắng
    Nước kho
    Hạt nêm chay
    Đường trắng
    Nước mắm chay
    Nước tương
    Tiêu
    Ớt băm
    Tiêu xanh
    Nước

    Cách nấu

    Làm nước kho nấm: cho 40 gram đường, 20ml nước tương, 20ml nước mắm chay, 10 gram hạt nêm chay, 10 gram hạt tiêu xanh đập dập, 5 gram ớt băm và 3 gram tiêu xay vào một chén, khuấy đều cho gia vị hòa tan.
    Đun nóng 2 muỗng canh dầu olive, cho vào 1 muỗng canh đường trắng, dùng đũa khuấy đều cho tan đường. Khi đường chuyển sang màu vàng caramel và sôi nhẹ thì cho 20gr hành boa rô băm nhuyễn (phần thân xanh) vào, phi hành cho vàng thơm. Tiếp theo đổ hỗn hợp nước kho đã pha vào nồi, đun sôi.
    Khi nước kho sôi thì bạn cho 100 gram mì căn cắt miếng, 100gr nấm rơm, 100gr nấm đông cô vào nồi, dùng đũa xới nhẹ cho nấm và mì căn được thấm đều gia vị.
    Cuối cùng xếp thêm 3 nhánh tiêu xanh và 5 trái ớt đỏ (số lượng tùy chọn) lên mặt cho đẹp mắt. Để lửa nhỏ kho liu riu 15 -20 phút cho các nguyên liệu chín, thấm vị và nước kho sánh lại thì tắt bếp.

    6. Nem chay rán

    Nguyên liệu làm Chả giò chay chiên

    100g Khoai môn
    100g Cà rốt
    100g Củ sắn
    100g Đậu xanh không vỏ
    4 cái Nấm mèo khô
    30g Tàu hũ ky chiên giòn
    1 muỗng canh Bột mì
    300ml Dầu ăn
    1 gói ram
    1/3 muỗng cà phê Muối
    1/2 muỗng cà phê Đường trắng

    Hướng dẫn làm Chả giò chay chiên

    - Khoai môn, cà rốt, củ sắn nạo sợi vắt bớt nước. Nấm mèo ngâm nở cắt nhuyễn, tàu hũ ky chiên giòn, còn đậu xanh hấp chín.

    - Cho các nguyên liệu làm nhân vào 1 lớn, thêm ít bột mì để tạo sự kết dính. Nêm muối và đường rồi trộn đều lên nhé!

    - Cho miếng bánh tráng bia ra mặt phẳng, múc nhân cho vừa cuốn vào, cuốn lại thành từng cuốn chả giò thon và gọn. Làm tương tự cho đến hết nguyên liệu. Đun nóng dầu ăn với lửa vừa rồi cho chả vào chiên chín vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu là có thể dùng.

    Nem chay rán có thể nói là một trong những món chay ngon ngày Tết không thể thiếu trong bữa cơm năm mới này. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu để làm nhân thì bắt đầu chế biến. Trước hết phi thơm gừng với hành lá rồi cho lần lượt nấm, cà rốt và bắp cải vào xào với lửa nhỏ.

    Trong khi chờ, bạn pha bột đậu với xì dầu rồi cho hỗn hợp đó vào chảo, đảo đều đến khi rau chín tái thì tắt bếp, trộn rau với dầu vừng. Vậy là đã hoàn thành xong phần nhân của món nem chay. Tiếp theo, múc một muỗng canh nhân rau lên trên bánh rồi gói lại như gói nem.

    Cho nem vào lò nướng 15 phút rồi lấy ra lật mặt còn lại lên trên, nướng đến khi nem vàng đều 2 mặt là được.

    7. Giò chay

    Nhắc đến Tết là không thể thiếu giò lụa, những người ăn chay đừng lo, với cách làm đơn giản sau bạn vẫn có thể thưởng thức được giò trong dịp lễ Tết này. Thay vì nguyên liệu là thịt lợn, gà hay bò như giò bình thường, giò chay đến từ đậu xanh, nấm và một vài phụ gia khác. 

    Các bước thực hiện như sau: Đậu xanh ngâm mềm, bỏ vỏ, phơi khô, đem hòa với nước theo tỷ lệ 4 phần đầu xanh: 1 phần nước sạch. Lá mơ rửa sạch, thái sợi nhỏ. Nấm hương thì ngâm nước ấm, bỏ chân, rửa lại với nước sạch, cắt đôi. Lá chuối sau khi rửa sạch thì hơ qua lửa để lá thêm dai và dẻo. Lạt tre chẻ mỏng và luộc qua cho dẻo để gói giò.

    Trộn đều đậu xanh, lá mơ, nấm với gia vị, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị. Cho hỗn hợp này vào khuôn lót sẵn lá chuối, sau đó gấp 2 đầu lá lại và dùng lạt buộc thật chặt.

    Bắc một nồi nước sôi, khi nước sôi thì thả khoanh giò vào và luộc trong vòng 1 tiếng với lửa nhỏ. Khi giò luộc xong thì vớt ra để ở chỗ khô thoáng cho nguội là có thể dùng được.

    8. Canh nấm chay

    Đầu tiên, sơ chế cà rốt, gọt vỏ tỉa hoa, đậu Hà Lan nhặt tước xơ, nấm cắt bỏ chân rửa sạch để ráo, đậu phụ thái miếng vừa ăn. Hành, rau mùi cắt bỏ phần rễ và rửa sạch thái khúc. Kế tiếp thì phi thơm hành khô với chút dầu đậu nành, thêm cà rốt vào xào sơ.

    Sau đó chế phần nước vừa đủ ăn vào nồi đun sôi. Bước 3, khi canh sôi thì tùy theo độ chín tới của các loại rau cho loại nào vào trước. Canh sôi thả đậu phụ cùng nấm đông cô vào trước rồi tiếp đến mới cho cho đậu Hà Lan vào đun sôi lần nữa, nêm gia vị vừa miệng.

    Cuối cùng, khi canh sôi cho nấm rơm vào đun tiếp khoảng 1-2 phút. Thêm hành hoa, rau mùi. Nêm chút bột ngọt và tắt bếp, cho canh nấm chay ra bát bát.

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ