Hướng dẫn cách chuẩn bị Mâm Cỗ Chay cúng Phật, Thần Linh và Gia Tiên ngày Rằm tháng 7

2021-08-04 16:36:30.0
Theo quan niệm của Phật giáo, lễ cúng cô hồn không nên làm cỗ mặn bởi nó khơi dậy những tật xấu của con người là "thân, sân, si" khiến các vong hồn mãi quanh quẩn ở dương gian, khó lòng siêu thoát.

MỤC LỤC

    Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày Tết Trung Nguyên. Theo phong tục của một số nước, ngày 15 tháng 7 âm lịch còn được gọi là ngày xá tội vong nhân cũng cô hồn với mục đích cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang. Nhưng về cơ bản hiểu một cách sâu sa thì khi cúng cô hồn vào rằm tháng 7 người ta vẫn thiên về cúng đồ chay hơn. Cùng Lịch Vạn Niên 365 Hướng dẫn cách chuẩn bị Mâm Cỗ Chay cúng Phật, Thần Linh và Gia Tiên ngày Rằm tháng 7 nhé.

    1. Mâm cúng mặn rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn

    Theo tín ngưỡng của người Việt Nam và những người Á Đông thì con người sẽ tồn tại ở 2 phần đó là: phần xác và phần hồn.

    Khi con người sống thì phần xác và phần hồn sẽ được hòa làm 1, nhưng khi con người chết đi thì phần hồn sẽ tách khỏi xác và tiếp tục tồn tại trong khi phần xác sẽ bị phân hủy theo thời gian. Tùy theo khi sống người đó ăn ở thế nào thì khi chết đi sẽ được ở những nơi khác nhau, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu đã gây ra linh hồn của họ chưa được tiếp nhận nên họ phải chịu cảnh lang thang, đói rét và tìm cách quấy rối người sống. Những linh hồn này sẽ được gọi là cô hồn.

    Cúng cô hồn được xem là 1 hành vi mang tính nhân đạo nhằm cứu giúp những linh hồn khốn khổ phải sống vất vưởng của những người bị chết oan, không chốn thờ phụng.

    Nhưng về cơ bản hiểu một cách sâu sa thì khi cúng cô hồn vào rằm tháng 7 người ta vẫn thiên về cúng đồ chay hơn đồ mặn bởi vì: Theo nhiều quan điểm cho rằng rằm tháng 7 là lễ vũ lan nên nhiều người muốn cúng đồ chay để cho thanh tịnh. Ăn chay để tránh xui xẻo và xá tội vong nhân.

    Ăn chay với mong muốn báo đáp công sinh thành của cha mẹ, mong cha mẹ luôn được khỏe mạnh để sống vui với con cháu.

    Theo quan niệm của Phật giáo, lễ cúng cô hồn không nên làm cỗ mặn bởi nó khơi dậy những tật xấu của con người là "thân, sân, si" khiến các vong hồn mãi quanh quẩn ở dương gian, khó lòng siêu thoát.

    Một số khác thì cho rằng vào ngày này nên cúng chay bởi vì những linh hồn lang bạt kia đã đói khổ quen rồi nên không quen những món cao sang nhiều dinh dưỡng khác. Hơn nữa nếu cúng cỗ mặn còn có khả năng làm khơi gợi lòng tham của chúng, khiến chúng tìm cách ở lại không chịu về âm phủ và sẽ quấy phá gia đình.

    Theo truyền thống, mâm cỗ cúng cô hồn thường có cháo loãng, cơm trắng, canh, xôi, chè, khoai lang (hoặc khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, gạo, muối, quàn áo cúng chúng sinh...

    Mâm cỗ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thể hiện thái độ tôn trọng, trang nghiêm.

    Cho dù mâm cỗ chuẩn bị là cỗ chay hay mặn thì món không thể thiếu được trong mâm cúng cô hồn tháng 7 là cháo loãng bởi vì theo như quan niệm dân gian những linh hồn này bị đày đọa phải mang 1 thực quản rất nhỏ nên không thể ăn những thức ăn thông thường mà chỉ ăn được cháo loãng.

    2. Hướng dẫn cách chuẩn bị Mâm Cỗ Chay cúng Phật, Thần Linh và Gia Tiên ngày Rằm tháng 7

    Theo tục lệ của người Việt, Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan hay xá tội vong nhân cũng khác nhau về ý nghĩa nên việc chuẩn bị mâm cúng cũng phải phù hợp với hoàn cảnh. Trong đó mâm cỗ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên và cô hồn sẽ sắm lễ khác nhau. Nếu bạn chưa biết làm món gì thì có thể tham khảo một vài gợi ý mâm cơm cúng Rằm tháng 7 sau: Món miến xào chay, Nộm hoa chuối chay, kimbap chay, Rong biển Lý Sơn rang mè (vừng vàng), giò chay, canh chua chay, Xôi Gấc, Chè Long nhãn...

    Dưới đây là cách làm một số món chay trong mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, dễ làm.

    2.1  Món miến xào chay

    • Nguyên liệu làm món miến xào chay:

    Miến dong ngon: 100gr hoặc nhiều hơn tuỳ lượng người ăn.

    1/2 củ cà rốt

    1/2 củ xu hào

    2-3 cái mộc nhĩ

    4-5 cái nấm hương khô

    Rau thơm: hành lá,rau mùi

    Hành khô phi thơm

    Lạc rang: tuỳ ý

    Gia vị: bột nêm chay, xì dầu chay, hạt tiêu.

    •  Các bước thực hiện món miến xào chay:

    Bước 1: Miến ngâm vào nước lạnh khoảng 10-15p cho mềm nhưng không được để mềm nhũn.

    Bước 2: Vớt miến ra cắt dài khoảng 10cm,trộn với 1 thìa cà phê xì dầu, 1 thìa cà phê bột nêm và để cho miến ngấm gia vị, hoặc không cần trộn miến với gia vị trên đều được.

    Còn một cách khác để xào miến không bị bết dính và nát: đun sôi nồi nước,thả miến vào trần khoảng 1-2p vớt miến thả luôn vào bát nước lạnh,sau đó vớt miến ra bát, thêm vào 1-2 thìa canh dầu ăn, đảo đều cho các sợi miến không tơi và không dính vào nhau.

    Bước 3: Luôn nhớ miến trước khi đem xào phải cắt ngắn tầm 10cm khi xào sợi miến sẽ tơi ra không bị vón vào nhau.

    Bước 4: Cà rốt, xu hào gọt vỏ bào sợi nhỏ.

    Mộc nhĩ,nấm hương cắt chân, rửa sạch thái sợi nhỏ.
    Hành lá rửa sạch cắt khúc.
    Rau mùi rửa sạch thái nhỏ.
    Bước 5: Phi thơm hành củ,cho nấm hương vào xào cho thơm,tiếp đến là xu hào, mộc nhĩ,cà rốt, xào các nguyên liệu hơi săn thì đổ miến vào đảo, đảo một lúc miến khô khô thì đổ thêm chút nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn,thỉnh thoảng đổ thêm từng chút nước một cho miến đỡ khô, sợi miến tơi, mềm và săn lại cho nốt chỗ hành hoa thái khúc, thêm chút hạt tiêu, rau mùi đảo đều là xong.

    2.2 Cách Nộm hoa chuối chay

    • Nguyên liệu làm Nộm hoa chuối chua chay truyền thốngCho 4 người

     Hoa chuối tây 1 cái 

    Giá đỗ 100 gr 

    Cà rốt 1 củ 

    Lạc rang giã thô 100 gr 

    Tỏi 1 củ 

    Ớt 2 trái 

    Rau mùi và húng bạc hà 20 gr Gia vị 30 gr(muối/ mắm/ đường/ giấm ăn....)

    • Cách chọn mau nguyên liệu

    Mẹo mua rau củ thơm ngon:

    Bạn nên chọn mua những rau, củ tươi không bị hỏng hoặc có nhiều lá úa.
    Cũng không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau nhìn bình thường.
    Nên chọn những rau củ tươi có màu sắc tự nhiên, không có bất kì màu sắc bất thường nào.

    • Cách chế biến Nộm hoa chuối chua chay truyền thống

    + Sơ chế nguyên liệu

    Cách sơ chế hoa chuối như hướng dẫn ở đầu bài viết.

    Cà rốt bạn đem đi rửa sạch, nạo vỏ rồi bào thành từng sợi mỏng và nhỏ, dài. 100g giá đỗ phải rửa thật sạch, nhặt hết vỏ của chúng trong quá trình rửa.

    Rau mùi, húng bạc hà nhặt lấy cọng non, rửa sạch, vẩy ráo rồi đem thái nhỏ. Tỏi và ớt bạn đem đi băm nhuyễn.

    + Nộm hoa chuối

    Cho hoa chuối, cà rốt bào sợi, 100g giá đỗ vào tô rồi thêm nước cốt chanh vào trộn đều lên, cho thêm gia vị: đường, muối, nước mắm, giấm ăn đến lúc vừa với khẩu vị của bạn.

    Trộn xong bạn cho số tỏi đã băm nhỏ vào và đợi cho hoa chuối ngấm gia vị khoảng 10 - 15 phút thì ăn được. Sau cùng bạn rắc 100g lạc rang giã thô lên trên để lạc không bị ỉu.

    Thành phẩm của bạn chính là một đĩa nộm hoa chuối giòn giòn chua chua.

    2.3 Cách làm kimbap chay

    • Nguyên liệu

    300 g cơm dẻo

    4 lá rong biển cuộn cơm

    200 g nấm đùi gà

    1 củ cà rốt

    1 trái dưa leo

    100 g bắp non, 1 miếng đậu hủ chiên

    20 ml giấm trắng

    5 g đường, 2g muối, hạt nêm chay, dầu ăn

    Mành tre

    • Cách làm kimbap chay

    + Sơ chế nguyên liệu

    Đậu hủ chiên sẵn trụng sơ, để ráo, cắt thành miếng nhỏ dài.

    Rửa sạch cà rốt, dưa leo, bắp non, nấm đùi gà, cắt khúc nhỏ dài.

    + Cách làm kimbap

    Trộn 20 ml giấm trắng, 5 g đường, 2 g muối vào chung rồi đổ cơm vào trộn đều.

    Cho chảo dầu lên bếp, phi thơm hành sau đó cho cà rốt vào xào chín, tiếp đến cho bắp non, nấm đùi gà, dưa leo vào xào chung. Nêm một chút muối, hạt nêm chay, nước tương cho vừa ăn. Khi xào đã chín thì cho đậu hủ vào đảo đều rồi đổ ra dĩa cho nguội.

    Trải mành tre lên 1 cái khay hoặc miếng thớt mỏng. Trải lá rong biển lên trên.

    Múc cơm rải đều, dùng muỗng nén chặt cơm. Chừa 1 phần nhỏ phía trên rong biển để khi cuộn cơm không bị tràn ra ngoài. Cho hỗn hợp đã xào lên. Cuộn lại từ từ và chắc tay.

    • Thành phẩm

    Cắt từng khoanh khoảng 2 cm. Lưu ý khi cắt kimbap thì dùng dao thật sắc để cắt nhé, phết một ít dầu ăn lên dao để khi cắt cơm khỏi bị dính và cắt dễ dàng hơn.

    2.4 Rong biển Lý Sơn rang mè (vừng vàng)

    • Nguyên liệu:

    Rong biển khô Lý Sơn: 100 gr

    Dầu: vừa đủ để rang cho thơm, không cần quá nhiều

    Gừng tươi: 1 nhánh gừng nhỏ 

    Vừng rang sẵn: 3 – 5 thìa café

    Có thể thêm(bột nêm chay, muối tôm chay, ớt bột . . .) 

    Các bước làm:

    Rong biển từng miếng to mình phải tách mỏng, nhỏ, vừa ăn cho ra chảo to.

    Gừng rửa sạch để cả vỏ, thái chỉ thật mảnh rồi thái lại cho thật nhỏ.

    Cho dầu vừng vào chảo để lửa trung bình cho hơi nóng, sau đó cho gừng vào phi cho thơm, cho rong biển vừa tách nhỏ ra (chú ý: đừng cho nhiều dầu ăn quá sẽ ngán và không để được lâu nhé, cũng không tốt cho sức khoẻ nữa).

    Rang với lửa vừa nhỏ đến khi rong giòn và thơm, mình có thể nghe thấy tiếng rong giòn giòn. (đến khi gần chính giao đoạn này mình thường thêm ớt xay + muối ớt (muối tôm chay), vừng vào, . Tuỳ theo bạn thích ăn cay, mặn sẽ nên nếm thêm.

    2.5 Cách nấu canh chua chay

    • Nguyên liệu

    1 hộp đậu phụ non

    1 lát thơm (dứa)

    2 quả cà chua

    200 gr đậu bắp

    4 nhánh dọc mùng (bạc hà)

    Me khô (loại dùng để nấu canh chua)

    Hành 

    Dầu ăn

    Đường

    Muối ăn

    • Cách nấu canh chua chay ngon

    Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

    Đổ me ra bát, thêm nước sôi vào, chần me cho tan, sau đó lọc bỏ bã và giữ lại phần nước cốt me.

    Thơm (dứa) gọt bỏ mắt, cắt xéo. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Tước bỏ vỏ dọc mùng. Rửa sạch đậu bắp và dọc mùng, cắt lát xéo. Đậu phụ non rửa sạch, cắt khoanh tròn.

    Bước 2: Nấu canh chua

    Đun nóng một muỗng dầu ăn để phi đầu hành ba rô. Cho cà chua vào xào chín trong 3 phút, sau đó thêm thơm và nêm nếm vừa ăn.

    Đổ 2 - 3 bát nước vào nồi đang nấu, đun sôi, thêm nước cốt me và đun tiếp 10 phút nữa. Cho thêm đậu bắp và đun 5 phút.

    Cuối cùng, cho đậu phụ non và dọc mùng vào, đun lửa nhỏ, nêm nếm lại cho thật vừa miệng rồi tắt bếp.

    2.6 Chè Long nhãn

    • Nguyên liệu nấu chè long nhãn hạt sen

    100 hạt sen tươi đã làm sạch, bỏ tim

    100 trái nhãn lồng

    0,5 kg đường phèn

    3 ống vani

    • Cách nấu chè hạt sen long nhãn ngon chuẩn vị

    Bước 1: Nấu hạt sen

    Đổ hạt sen đã sơ chế vào một nồi nước lớn, bắc lên bếp và bật lửa nhỏ đun sôi để hạt sen chín đều, lúc nở ra không bị nát. Lúc hạt sen chín, lựa những hạt đã nở bung và dùng đũa gắp từ từ ra ngoài.

    Sau khi đã vớt hết hạt sen, cho 0,5 kg đường phèn vào trong nồi nước hạt sen và nấu tan (cho khoảng 1 lít nước), nếu nước rút lại thì bạn có thể thêm nước vào. Thử lại độ ngọt của nước hạt sen cho vừa miệng.

    Đường tan hết, bạn từ từ bỏ hạt sen chín vào, đun liu riu trên lửa nhỏ để hạt sen thấm đường từ từ mà không nát. Cho thêm 3 ống vani đã chuẩn bị vào.

    Khi hạt sen mềm và thấm ngọt, bạn vớt hết hạt sen ra tô để riêng.

    Bước 2: Sơ chế nhãn lồng

    Nhãn lồng nên chọn loại trái to, cơm dày, khô. Bạn rửa sạch nhãn lồng, bóc vỏ bên ngoài.

    Lấy tăm hay dùng một mũi dao cực nhỏ, mỏng để tách hạt ra khỏi cùi nhãn. Lưu ý nhẹ tay, cẩn thận khi lấy hạt ra để cùi nhãn không bị rách, không dập nát.

    Bước 3: Lồng hạt sen vào cùi nhãn

    Lấy từng hạt sen thấm ngọt và nhét vào quả nhãn đã tách hạt ở bước trên. Nhãn sẽ ôm gọn hạt sen bên trong nhìn rất đẹp mắt. Lặp lại thao tác cho đến khi hết nguyên liệu.

    Tiếp đó, đổ tất cả phần nhãn bọc hạt sen trở lại vào nước chè sen cho thấm ngọt. Để thật nguội và bỏ vào tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng thì có thể lấy ra dùng ngay.

    Bước 4: Thưởng thức chè hạt sen

    Khi dùng, bạn múc chè ra bát nhỏ và thưởng thức. Nước chè thơm phức mùi nhãn lồng vừa thanh mát vừa mang vị ngọt tự nhiên mát lịm. Chè hạt sen nhãn lồng nên dùng lạnh sẽ ngon hơn.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ