Mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa tâm linh riêng cho gia đình của gia chủ. Với lễ cúng rằm tháng 7 cũng thế, so với các lễ rằm khác thì rằm tháng 7 được người Việt thực hiện một cách chỉnh chu hơn. Tuy phổ biến và được các thế hệ ông bà đi trước hướng dẫn nhưng không phải gia chủ nào cũng biết đầy đủ các nghi lễ của lễ cúng này. Cùng Lịch Vạn Niên 365 Hướng dẫn cách chuẩn bị sắm lễ cúng chúng sinh, cúng cô hòn ngày rằm tháng 7 ở bài viết dưới đây nhé.
Lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế sa cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…
Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ, lang thang, vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.
Theo quan niệm dân gian, tháng “cô hồn” được tính từ 1/7 (Âm lịch) đến hết tháng, đặc biệt ngày rằm tháng 7 là thời điểm tất cả các vong hồn được về nhân giới, trong đó có rất nhiều quỷ đói. Dịp này người dương gian cúng đồ ăn để không bị ma quỷ quấy nhiễu. Nhưng không phải vong hồn nào cũng thiện chí nhận đồ cúng, có những vong không hài lòng thì phá phách, quấy nhiễu gia chủ nên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm những gì? Cúng sao cho chuẩn được rất nhiều người để ý.
Lễ cúng chúng sinh được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7, chỉ cần trước ngày 15 là được. Người ta quan niệm rằng, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất tất trước chính Rằm.
Mâm cúng chúng sinh thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa mỗi gia đình vào chiều tối. Đặc biệt, mâm cúng chúng sinh, lễ vật sẽ không có món mặn ( món ăn mặn sẽ khơi dậy lòng tham của những vong hồn) mà chỉ có các món chay, hoa quả và bánh kẹo.
Mâm cúng chúng sinh, lễ vật sẽ gồm:
Vàng mã cúng chúng sinh bao gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
Cúng cháo thì thêm gạo muối và 5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).
Các loại bánh kẹo như: bim bim, bánh gạo, thạch, bỏng ngô, bỏng gạo.
12 bát con cháo trắng nấu loãng
3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ
1 đĩa gạo
1 đĩa muối trắng
12 cục đường thẻ
Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
3 chung nước (hay 3 ly nhỏ )
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng chúng sinh nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.
Lễ cúng chúng sinh nên thực hiện cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Tuyệt đối không đặt mâm cúng ở bậu cửa và lễ cúng chỉ thực hiện sau khi hoàn thành lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên. Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).
Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương.
Nghi thức cúng cô hồn rất quan trọng, gia chủ cần lưu ý để không làm phật lòng các âm linh, đồng thời cầu phước lành cho gia đình và nhà cửa. Cụ thể, dưới đây là những nghi thức cúng cô hồn cần chú ý:
Trang phục chỉnh tề khi cúng bái, tuyệt đối không được mặc quần cộc, áo hở hang. Nếu có thể hãy mặc áo lam để tiến hành khấn vái.
Cúng cô hồn đúng cách, không nên bày xôi, gà và đồ mặn.
Hương phải được cắm thẳng khi thắp, tránh bị xiên vẹo.
Nên bày biện lễ cúng ở ngoài sân, không đặt ngoài cửa.
Tránh để người già, trẻ em, phụ nữ mang thai đến gần mâm cúng, có thể bị các vong hồn quấy rối, trêu chọc.
Lưu ý rải tiền ra mâm theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Bày biện đồ cúng theo nguyên tắc “đông bình tây quả” gồm hoa quả, rượu và nước.
Khi thắp nhang, nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9 để dâng lễ vật lên gia tiên. Bởi vì theo người xưa truyền lại, những con số này đại diện cho dương tính, có đặc tính tưởng niệm, có thể cầu may mắn, phước lành, mọi sự bình an.
Sau khi bày ra mâm cúng cô hồn đầy đủ, gia chủ bắt đầu thắp nhang và khấn vái theo tâm niệm của mình hoặc theo các bài cúng cô hồn. Sau khi niệm xong, tiến hành rắc gạo, muối khắp bốn phương tám hướng, cháo vẩy đầy sân, cửa ngõ để bố thí cho các âm linh lang thang chưa siêu thoát. Cuối cùng, đốt vàng mã để dâng lễ vật đến các linh hồn.
Khi đốt cần chậm rãi, không đổ ào ạt vào một chỗ đốt theo kiểu có lệ.
Vừa đốt vừa nhẩm tên người đã khuất.
Cần thanh tâm không hấp tấp, nóng vội vừa có thể gây ra thương tích lại vừa mất thiêng.
Đặc biệt, nếu muốn gửi tới một người cụ thể, cần ghi chú thông tin cụ thể của người đó vào một tờ giấy nhỏ.
Và cho tấm giấy đó vào những vật dụng mình muốn gửi đi cho người đã khuất.
Không được để nát hết tiền tro hay để gió cuốn đi vàng mã.
Cso thể thay từ “chết” quá thô bằng một từ ngữ có ý nói giảm nói tránh hơn, tránh làm đau lòng chúng sanh.
Việc dội nước thẳng vào nơi đốt là đại kỵ nên cần để tâm thật kĩ.
Không để trẻ con nô đùa quanh đống lửa khi đang hóa vàng, làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm cần có.