Trên cơ sở tính toán khoa học, năm nhuận là năm xuất hiện ở cả lịch dương và lịch âm. Trong lịch dương, năm nhuận chính là năm có ngày nhuận, còn trong lịch âm thì đó là năm có tháng nhuận. Cụ thể:
- Theo dương lịch, chứa một ngày dư ra.
- Theo âm lịch, chứa tháng thứ 13.
Nói dễ hiểu nhất, năm nhuận chính là năm thừa ra, dôi ra.
Theo cách tính thời gian thì theo dương lịch, cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Với âm lịch, cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận, 5 năm có 2 năm nhuận, 19 năm có 7 năm nhuận…
Có 2 quan niệm tốt và xấu về năm nhuận, tháng nhuận
Quan niệm của một số nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng: năm nhuận nói chung và tháng nhuận nói riêng đại diện cho sự sung túc, may mắn, dư dả tiền bạc, lộc tài… Chúng ta cứ nghĩ đơn giản như này: 1 năm được dôi ra 1 tháng nên việc xây nhà, chuyển nhà, sinh đẻ, ….hay làm bất kì 1 việc quan trọng nào… sẽ rất thuận lợi, không bị gấp gáp thời gian. Khi đó, tinh thần thoải mái, làm mọi việc sẽ được “lộc hơn”, gia đình cũng sung túc, thịnh vượng hơn.
Một số chuyên gia phong thủy khác thì lại quan niệm rằng: có thêm một ngày trong năm nghĩa là thời gian đi làm dài hơn trong tháng khiến họ không hài lòng và cho rằng đó là điều không vui. Đó cũng là lý do họ nhận định rằng năm nhuận, tháng nhuận là thời gian khó khăn hơn và không hạnh phúc. Từ đây, xuất hiện suy nghĩ rằng việc cưới hỏi, xây dựng, làm nhà, tu sửa mộ phần, việc lớn không nên làm vào năm nhuận, tháng nhuận
Về bản chất của năm nhuận dù là dương lịch hay âm lịch cũng chỉ là để đảm bảo có sự đồng bộ của năm thiên văn (âm lịch) với năm trên lịch (dương lịch) mà thôi. Do đó, tháng nhuận hay không, không ảnh hưởng đến việc xem ngày giờ tốt để chuyển nhà từ nơi ở cũ sang nơi ở mới.
Ở Phương tây 29/2 được xem là ngày phụ nữ cầu hôn, ngày họ có thể thổ lộ với bất kỳ chàng trai nào.
Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận. Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, v.v. Đặc biệt năm nào có số chỉ năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100, v.v. chỉ có 365 ngày.
29/2 không chỉ là ngày đặc biệt đối với những người sinh vào ngày này được sinh nhật đúng ngày, mà ngày mà người phương tây xem là ngày phụ nữ cầu hôn.
Theo truyền thuyết phương Tây, truyền thống này đã có từ hồi thế kỷ thứ 5 tại Ireland, khi vị nữ thánh Kildare than phiền với thánh Patrick rằng phụ nữ ở xứ Ireland phải chờ đợi rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ trong vùng được phép hỏi cưới bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận.
Cho đến năm 1288, ở Scottland truyền thống này được nâng lên thành một đạo luật ban bố bởi nữ hoàng Margarite và ngày 29/2 trở thành "ngày quyền lợi phụ nữ". Vì thế, trong ngày này, phụ nữ Scottland có thể cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào mà họ yêu thương. Theo thời gian, phong tục này được lan rộng ra cả Châu Mỹ và châu Âu, đây được coi là cơ hội để phái yếu bày tỏ tình cảm với phái mạnh mà không phải chịu bất cứ rào cản nào.
Và những người đàn ông khi được tỏ hình, nếu không muốn nhận lấy tình cảm đó của người ngụ nữ thì phải có một món quà hồi đáp là 1 bảng Anh hoặc phải tặng một tấm áo lụa xem như món quà để xoa dịu nỗi buồn cho người phụ nữ.
Ở Đan Mạch, người đàn ông khi từ chối lời tỏ tình phải tặng cho cô gái đó 12 đôi găng tay, còn ở Phần Lan người đàn ông phải tặng vải để phụ nữ may váy.
Trong lịch sử đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Ngoài ra, trong một vài ngày 29/2 trở lại đây nhiều sự kiện thú vị đã diễn ra.
Ngày 29/2/2004, hơn 7.000 phụ nữ Anh "rủ nhau" chủ động cầu hôn bạn trai, trong đó một MC đã cầu hôn thành công bạn trai ngay trên sóng truyền hình.
Học tập phái nữ phương Tây, ngày 29/2/2008, website môi giới hôn nhân nổi tiếng Trung Quốc "Bách Hợp" cũng tổ chức chương trình "Bây giờ đến lượt chúng ta ngỏ lời" để cổ vũ, khuyến khích chị em hãy mạnh dạn "vùng lên" giành lấy hạnh phúc.
Ngày 29/2 phải tới 4 năm mới có một lần, vì thế nếu ghi ngày này vào hợp đồng sẽ gây khó khăn cho hai bên thực hiện.
Vì thế, các công ty xem không thực sự coi ngày 29/2 là ngày hợp lệ để tránh những phiền phức và tranh cãi có thể xảy ra.
Ví dụ như một số công ty bảo hiểm đã chủ động yêu cầu khách hàng của mình lựa chọn ngày 28/2 hoặc ngày 1/3 để làm hồ sơ thay vì ngày 29/2 trong năm đó. Điều này gây ra khá nhiều sự bức xúc trong việc giao dịch thường xuyên.
Không những thế, nhiều người còn cảm thấy khá bức xúc khi nhân viên được trả tiền lương cố định theo năm hoặc theo tháng thường phải làm việc không công trong ngày 29/2 bởi vì hệ thống tính công khó có thể được điều chỉnh theo ngày nhuận này.
Ngoài ra, ở một số nước, tù nhân thụ án 1 năm thường sẽ phải ở lại trại giam thêm 1 ngày nếu năm đó là năm nhuận.
Ngày 29 tháng 2 vốn dĩ chính bản thân nó đã là một ngày đặc vì 4 năm mới có một lần và có những người trong thành phố còn tự xem là Thủ đô năm nhuận của thế giới. Có 2 thành phố dành cho người nhuận nhưng đều có tên Anthony - nhưng một tại Texas, một tại bang New Mexico (Mỹ).
Ở 2 thành phố này, họ lại tổ chức lễ hội rất đầu tư và lộng lẫy để tổ chức lễ sinh nhật cho tất cả những người sinh ra vào năm nhuận vào ngày 29/2.
Không chỉ có thế, có một câu lạc bộ tên: "Honor Society of Leap Year Babies" dành riêng cho những người sinh vào năm nhuận.
Câu lạc bộ đặc biệt này đã có 10.000 thành viên trên toàn thế giới, những người có sinh nhật vào ngày nhuận đều có thể ứng tuyển tham gia vào câu lạc bộ.