Hiện nay có nhiều kẻ "ngáo đá" về văn hóa, tung tin: "Cúng ông Táo ngày nào cũng được. Miễn trước ngày 23"; Cũng có kẻ nói chắc nịch: "Cúng ngày 22 tháng Chạp. Vì 22 tốt ngày". Vậy mà cũng có rất nhiều người tin và cúng vào ngày hôm qua - 22/ tháng Chạp?!
Những kẻ tung tin này, thực chất là những kẻ "ngáo đá" về văn hóa truyền thống Đông phương và lừa bịp được một đám quần chúng nông nổi. Mặc dù những hành vi này không dây dưa đến chính trị, kinh tế, nhưng có tác dụng phá hoại văn hóa truyền thống. Bởi vậy, tôi phải viết bài này để nói rõ nguyên ủy: Vì sao tổ tiên ta chọn ngày 23 tháng Chạp , làm ngày cúng ông Táo về trời?
Tại sao ông cha ta không chọn ngày 30 tháng Chạp cho nó tiện? Tại sao ông cha ta không chọn một ngày nào đó, mà cứ phải đúng 23 tháng Chạp. Và ông Táo cứ phải cưỡi cá chép, chứ không cưỡi chim, cưỡi ngựa...hay cưỡi rồng cho nó oách? Cá chép thì làm sao bay lên trời được?...
Thưa các bạn.
Về hình tượng ông Táo cưỡi cá chép, đây chính là hình tượng của quẻ "HỎA THỦY VỊ TẾ". Trong đó: Táo quân tượng quái Ly - quái này có hai hào DƯƠNG, một hào ÂM ở giữa. Đây chính là biểu tượng Táo quân: Hai ông (Hai hào dương) và một bà (Một hào Âm ở giữa).
Cá chép tượng trưng cho quái KHẢM, Sách xưa viết: "Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi". Tranh dân gian Việt, cả Hàng Trống lẫn Đông Hồ đều mô tả điều này.
Bởi vậy, việc ông Táo cưỡi cá chép chính là biểu tượng của quái LY trên quái KHẢM. Đây chính là quẻ HỎA THỦY VỊ TẾ - quẻ cuối cùng trong hệ thống 64 quẻ Dịch của hệ thống Hậu Thiên. Hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, bay về trời, chính là hình tượng kết thúc của một chu kỳ Dịch - qua hình tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế - thể hiện bằng biểu tượng Táo Quân cưỡi cá chép về trời tồng kết một năm đã kết thúc.
Vấn đề là: TẠI SAO LẠI CHỌN NGÀY 23 THÁNG CHẠP?
Thưa các bạn và anh chị em,
Trong truyền thống dân gian Việt thương nhắc đến các ngày KỴ trong tháng , là:
"Mùng 5/ 14/ 23.
Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn."
Vì sao ông cha ta lại kiêng những ngày này và bắt đầu bằng số 5? Vì đây chính là độ số trung cung của Hà Đồ và Lạc Thư. Đồ hình này chia làm 9 ô - gọi là cửu cung và ô ở giữa có con số 5. Các bạn xem hình dưới bài viết.
Chu kỳ lặp lại của số 5 chính là 9. Và các bạn cũng nhận thấy rằng ngày 14 tức 5 +9, ngày 23 tức là 14 + 9. Đây cũng chính là chu kỳ vận động trở về trạng thái ban đầu liên quan đến cion số 5 ở trung cung (Ô giữa) - (Điều này cũng liên quan đến Huyền không phi tính trạch Nhật, nhưng là một chuyên môn sâu trong chuyên ngành Địa lý phong thủy, chưa bàn vội).
Ông cha ta thường bàn rằng: những ngày mùng 5/ 14/ 23 là những ngày của VUA ĐI. Trong cổ thư - kinh Thư - cũng xác định ô giữa mang độ số 5 là ngôi Hoàng Cực. Vị trí trung tâm thuộc về VUA.
Đến đây, các bạn cũng nhận ra: Ngày 23 liên quan đến VUA BẾP - Chính là Táo Quân.
Tháng Chạp, chính là tháng kết thúc một năm theo chu kỳ của trời đất . Đây chính là điều mà ông cha ta chọn ngày 23 - theo chu kỳ trạch nhật cuối cùng của năm - thuộc về HOÀNG CỰC - là 23 tháng Chạp, Cho nên chọn làm ngày VUA BẾP (HOÀNG CỰC) lên Trời.
Đông thời biểu tượng của "Táo quân cưỡi cá", cũng chính là biểu tượng của quẻ Hòa Thủy vị tế, kết thúc chu ký 64 quẻ trong hệ thống Hậu Thiên của một năm.
Xem thêm:
Thưa các bạn và anh chị em.
Đây chính là nguyên nhân để tổ tiên ta, truyền lại, nhắc nhở cho con cháu những giá trị kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương, thuộc về Việt tộc, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử. Những kẻ "ngáo đá" về văn hóa và cả khả năng tư duy, đã xuyên tạc ý nghĩa của ngày này và tung tin nhảm nhí.
Chẳng ai tổng kết cuối năm vào một ngày cực xấu là ngày TAM NƯƠNG SÁT 22 tháng Chạp cả. Điều này không khác gì tuyên bố phá sản. Ai đã chót cúng ông Táo vào ngày hôm qua, thắp nhang cúng lại vào từ 11g đến 13 giờ ngày hôm nay 23 tháng Cháp Bính Thân. Cỗ cũng ko cần cầu kỳ. Chỉ cần thắp 3 nén nhang trên bếp là được. (Cúng ông Táo thì phải cúng dưới bếp).
Xin cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của các bạn.
Nguồn : Th.Sứ