Khái niệm năm nhuận không còn xa lạ với chúng ta nhưng 1 năm nhuận có bao nhiêu ngày và cách tính năm nhuận như thế nào cho chính xác thì không phải ai cũng biết. Vì sao lại có năm nhuận và năm không nhuận cũng là thắc mắc của nhiều bạn. Vậy thì tất tần tật câu hỏi liên quan đến năm nhuận sẽ được LỊCH VẠN NIÊN 365 giải đáp chi tiết nhất, các bạn hãy cùng xem nhé.!
1. Thế nào là năm Nhuận, tại sao lại có năm nhuận
Năm nhuận là năm có nhiều ngày hơn năm thường ( có 2 loại năm nhuận là năm nhuận Dương lịch và năm nhuận Âm lịch)
Dương lịch là lịch được tính theo chu kỳ quay của trái đất quay xung quanh mặt trời, còn âm lịch được theo chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất. Chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời là 365,25 ngày. Do đó mỗi năm có 365 ngày dương lịch thì 4 năm lại thừa ra 1 ngày, 1 ngày này được thêm vào chính là ngày 29-2. Còn âm lịch là chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Năm 2020 là năm cực kỳ đặc biệt vì nó Nhuận cả Năm Dương Lịch lẫn Nhuận cả Năm Âm Lịch. Tức là vừa có ngày 29-2 dương lịch và có thêm 1 tháng 4 âm lịch ( tháng 4 dư).
Xem thêm Lịch Âm Hôm Nay
2. Năm Nhuận Dương Lịch là Thế Nào
Một năm nhuận Dương lịch là năm có nhiều hơn 1 ngày so với năm không nhuận. Ngày đó được thêm vào cuối tháng 2, đó chính là ngày 29 tháng 2. Dương lịch sẽ được tính bằng cách trái đất quay xung quanh mặt trời hết 365 ngày 6 giờ. Như vậy, sau 4 năm thời gian dư đó được cộng thành 1 ngày, năm được cộng thời gian là năm thứ 4 và được gọi là năm nhuận.
Cách tính năm nhuận Dương lịch
Những năm nào chia hết cho 4 được và không chia hết cho 100 được coi là năm nhuận (ví dụ năm 2100 không phải là năm nhuận, 2104 là năm nhuận). Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch (năm tính theo dương lịch) dài khoảng 365 ngày và 6 giờ.
Ngoài ra, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này vì một năm dương lịch ngắn hơn 365,25 ngày một chút. Những năm chia hết cho 100 chỉ được coi là năm nhuận nếu chúng cũng chia hết cho 400. Ví dụ, 400, 800 và 1200 là các năm nhuận nhưng 100, 200, 300, 500,... 1500 không phải năm nhuận theo lịch Gregory đón trước; 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận.
3. Năm Nhuận Âm Lịch là thế nào
Âm lịch được tính thời gian theo mặt trăng nên cách tính khác với Dương Lịch. Một tháng mặt trăng trung bình chỉ có 29,5 ngày và một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày.
Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày. Để thời gian âm lịch không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, do vậy cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để khoảng cách giữa âm lịch và dương lịch được rút ngắn lại.
Cách tính năm Nhuận Âm Lịch
Mặc dù khoảng cách được rút ngắn lại nhưng thời gian âm lịch vẫn chậm hơn dương lịch. Chính vì vậy, để khắc phục điều đó cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận. Hay nói cách khác, thì cứ 19 năm sẽ có 2 năm nhuận chỉ cách nhau 2 năm.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng và âm lịch có 235 tháng, thừa 7 tháng so với năm dương lịch. 7 tháng thừa của âm lịch đó gọi là 7 tháng nhuận. 7 tháng đó rơi vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 trong chu kỳ 19 năm.
Như vậy, muốn tính năm nhuận của âm lịch bạn chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch mà bạn muốn tính chia cho 19, nếu số dư từ phép chia trên có một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì các năm đó nhuận.
Vậy 1 năm nhuận âm lịch còn phụ thuộc rơi vào tháng nào nếu các tháng có 30 ngày thì 354 + 30 = 384 ngày
Còn nếu tháng đó là tháng 2 thì 354 + 28 = 382 ngày.
Các năm nhuận tương lai
Năm 2023 nhuận tháng 2
Năm 2025 nhuận tháng 6
Năm 2018 nhuận tháng 5
Năm 2031 nhuận tháng 3