Trong dân gian ta hiện nay thường có 2 luồng ý kiến trái chiều tốt xấu về việc nhà ở gần đình, chùa, miếu, phủ… Một quan điểm cho rằng xây nhà gần chùa, nhà thờ ( các cơ sở tôn giáo…) thì tốt vì được Phật, Thánh, Chúa...các vị phù hộ, giúp đỡ, cho gia đình và bản thân, vả lại không sợ ma quỷ đến phá phách vì oai lực của Thần Thánh trấn giữ có gì mà không tốt. Còn một quan điểm cho rằng xây nhà gần chùa là xấu, cực kỳ kiêng kỵ và cần phải hóa giải. Vậy thực hư điều này ra sao. LichVanNien365.com xin được tổng hợp những lý giải về quan niệm nhà gần chùa tốt hay xấu do chính các Đại Đức trụ trì tại các Chùa trên khắp cả nước trả lời Phật tử.
Xem thêm lịch âm dương, xem ngày giờ tốt xấu, bói bài và 12 cung hoàng đạo
Như chúng ta đã biết, chùa chiền là trốn thanh tu, tôn nghiêm để dành cho tăng, ni tu tập. Chính vì lẽ đó, người xưa thường xây dựng chùa ở những nơi vắng vẻ như đồi, núi, thanh đảo, hoang vắng...để tiện cho việc tu tập của các bậc thanh tu. Ngày nay, xã hội phát triển, các vùng miền thành phố, nhà cửa mọc lên bao quanh lấy những ngôi chùa. Chùa cạnh nhà dân gần như là một thực tại không tránh khỏi. Nếu ta chót mua một ngôi nhà gần chùa thì cần phải chú ý những gì ?
Theo các Đại Đức trụ trì lý giải về việc nhà gần chùa không thật sự tốt. Vì người ta thường mắc phải 4 sai lầm sau:
Sai lầm thứ 1: Xây nhà bị lấn đất sang đất của chùa, mở cửa nhà nhìn thẳng sang chùa. Trong Kinh Sách và lễ nghi truyền thống, việc một ai đó tự ý sử dụng các vật dụng của chùa như 1 viên sỏi, 1 chiếc lá thôi ( chứ chưa nói đến việc tự ý lấn đất, sử dụng đất của chùa) đã phạm phải tội “đạo dụng thập phương thường trụ”, tức là trộm đồ lễ của chúng sinh cúng dường, đồ của nhà chùa, đình. Người phạm vào điều này, khi chết sẽ bị giam vào 9 tầng địa ngục, chịu kiếp khổ sai, đày đọa.
Sai lầm thứ 2: Nơi linh thiêng như đình, chùa, miếu mạo cần có sự thanh tịnh, trang nghiêm. Nếu xây nhà đối diện nơi này mà vứt rác bừa bãi, xả rác lung tung bên ngoài thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm ô uế nơi ở của thần phật.
Sai lầm số 3: Đình, chùa, miếu là nơi có sự ngự trị của của các bậc thần linh tối cao. Bởi vậy mà con người mỗi khi gặp chuyện gì vướng mắc trong lòng hay u sầu, buồn bã thường đến đây để cầu thần phật phù hộ giúp được như ý nguyện. Nếu xây nhà gần khu này mà thường xuyên cãi vã, gây ồn ào, chửi bới xích mích với các thành viên trong gia đình, hàng xóm xung quanh hoặc mở nhạc nhẽo quá to thì có nghĩa là bạn đã làm ảnh hưởng tới sự thanh tịnh của chốn linh thiêng, không những thế còn mắc phải 1 trong 5 giới của nhà Phật là tội khẩu nghiệp.
Sai lầm số 4: Gia đình tổ chức cưới hỏi, cúng giỗ, mang gà vịt ra giết mổ, mắc thêm tội Sát sinh, hại vật. Nhạc nhẽo mở xập xình, sinh hoạt vợ chồng...rất ảnh hưởng đến tôn nghiêm, thanh tịnh của chùa chiền.
Người ta nói, tại gia là tại nghiệp, chúng ta chưa thể sống thanh cao như các bậc chân tu, vẫn còn sân si, khẩu nghiệp, bon chen...chính vì vậy khi mua nhà gần chùa đặc biệt kiêng kỵ, phải tránh tuyệt đối 4 sai lầm ở trên. Nếu tránh được 4 việc trên thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc bạn xây nhà gần chùa, đình, đền, miếu phủ cả.
Ngoài ra, chùa chiền còn là nơi các gia đình gửi vong linh người đã mất, có thể nói cách khác, chùa là nơi mà rất nhiều hồn ma chưa được vãng sanh đến tụ tập, nghe kinh giảng pháp hàng ngày. Cũng giống như xã hội dương thế, người có người tốt người xấu, ma cũng có ma tốt ma xấu. Không phải ma nào nghe kinh niệm phật hàng ngày mà cũng biết buông bỏ, vãng sanh. Chính vì vậy, xung quanh những nơi này âm khí cũng rất nhiều. Phong Thủy Đời Sống sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách hóa giải âm khí khi xây nhà gần chùa, đình, đến, miếu, phủ:
– Cách 1: Treo chuông gió: Dưới mái nhà ở phía trước, bạn nên treo 2 chiếc chuông gió ở 2 bên để mỗi khi có gió thì tiếng chuông này lại vang lên, làm tan hết luồng âm khí, ma quỷ trước khi chúng kịp vào nhà.
– Cách 2: Treo gương bát quái: Nên treo gương bát quái ở ngay cửa chính để giữ vượng khí ở lại, tống khứ hết âm khí ra ngoài.