Nhà thờ họ là gì? Ý nghĩa của nhà thờ họ, khi nào thì cúng ở nhà thờ họ?

2021-10-14 05:10:51.0
Nhà thờ họ là nơi linh thiêng của người Việt, gắn liền với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", được thiết kế tinh tế, dụng ý giúp con cháu trong họ và người ngoài hiểu về lịch sử họ tộc.

MỤC LỤC

    “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa mà những người đi trước thường răng dạy cho con cháu. Câu tục ngữ là một đạo lý mà hầu hết người Việt nào cũng tuân theo, điều này chứng minh qua phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Việc thờ cúng Tổ tiên, thờ phụng thành hoàng làng… là những nghi thức tâm linh quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nhà thờ họ là gì? Ý nghĩa của nhà thờ họ, khi nào thì cúng ở nhà thờ họ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Nhà thờ họ miền Bắc - nét đẹp văn hóa, tâm linh

    Nhà thờ họ là nơi linh thiêng của người Việt, gắn liền với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", được thiết kế tinh tế, dụng ý giúp con cháu trong họ và người ngoài hiểu về lịch sử họ tộc.

    Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ gia phả, các văn tự cổ, bài vị, bàn thờ, đèn nến, mâm quỳ, mâm bổng, đài rượu, hoành phi câu đối, những điển tích… ghi công đức của tổ tông dòng họ.

    Nhà thờ họ là nơi cất giữ nhiều kỷ vật quan trọng: Những hiện vật có giá trị tinh thần và cần lưu giữ như: gia phả, văn tự cổ, bài vị, sắc phong của Vua,… sẽ được trưng bày tại nhà thờ họ. Điều này giúp con cháu luôn nhớ về cội nguồn và hiểu rõ hơn về thế hệ cha ông.

    Quan hệ huyết thống của người Việt khá phức tạp, và giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc là họ hàng, dòng tộc – mà theo quy định "huyết thống ấy nhiều gia đình sẽ họp thành một họ, mỗi họ có một ông tổ chung.

    Mỗi họ còn lập từ đường để thờ vị Thủy tổ. Họ nào không có từ đường thì xây một đại lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ hoặc có tế tự thì cả họ ra đó cúng tế.

    Vào ngày giỗ chạp, lễ tết con cháu tụ họp đông đủ thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất và ăn cỗ. Các trưởng ngành, chi họ đều phải có mặt, trường hợp bất khả kháng mới có thể vắng mặt. Ngày giỗ họ do Trưởng tộc có trách nhiệm phải lo lắng, nhưng con cháu đều phải góp giỗ.

    Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên… để con cháu vấn tổ tầm tông. Vì vậy mà nhà thờ họ có ý nghĩa tâm linh đặc biệt, là công trình văn hóa, tinh thần của mỗi gia đình, dòng tộc. Ngoài thờ cúng ông bà tổ tiên, còn là nơi để con cháu gặp mặt. Vì thế, không thể phủ nhận được những vai trò của nhà thờ họ đối với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt – bởi đó là nơi thờ phụng, cũng là nơi để con cháu thập phương trở về.

    Nhà thờ họ là nơi con cháu hiểu hơn về cha ông tổ tiên mình qua các thời kỳ. Từ ngàn đời nay quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt đã có nhiều thay đổi, nhưng ý nghĩa thờ phụng tổ tiên vẫn giữ nguyên tắc đạo đức làm người – qua thể hiện sự hiếu thuận, lòng biết ơn của con cháu với các bậc sinh thành.

    2. Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Họ ( từ đường) là gì?

    Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Họ ( từ đường): là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

    3. Ý nghĩa của nhà thờ họ

    Có thể nói, nhà thờ họ giống như một trang sử trong cả một thiên niên trang sử hào hùng của dân tộc, là cái nôi của đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Với ý nghĩa to lớn, nhà thờ họ có vai trò như kim chỉ nam hướng cho xã hội tốt đẹp hơn. Mỗi thế hệ sẽ đều được giáo dục về nguồn gốc sinh thành, về đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, từ đó mỗi gia đình, mỗi dòng họ và rộng hơn là cả xã hội sẽ ý thức được việc cần phải biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh cả xương máu của mình để ta có cuộc sống ngày hôm nay.

    • Chức năng chính và là gốc của nhà thờ họ là để thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thờ những người từng có công lớn với đất nước, với nhân dân trong dòng họ.
    • Là bảo tàng dòng họ, nơi có ghi danh các Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ , chống Polpot và chống Tàu. Hoặc có thể lưu giữ chứng chỉ của Đảng và Nhà nước những người làm to hoặc thành danh của dòng họ mình.
    • Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng
    • Bên cạnh đó, nhà từ đường còn là nơi gặp gỡ của các thành viên để bàn việc trong dòng họ, làm nơi hội họp của gia tộc hoặc họp toàn họ.

    4. Ai là người quản lí nhà thờ họ

    Việt Nam ta từ trước đã theo chế độ phụ hệ nên người trông coi hương hỏa trong nhà thờ thường để cho chi trưởng nam. Nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn đây là nơi lưu giữ gia phả gốc và thờ phụng tổ tiên, người khai sinh ra dòng tộc.

    Khi chi trưởng nam tuyệt ( mất ) không có người nối tiếp thì chi thứ sẽ nhận trách nhiệm thờ phụng tiếp theo đó. Và cứ như vậy từ đời này truyền sang đời khác để bàn thờ luôn ngát hương hỏa, luôn có không khí ấm cúng.

    Nhà thờ chi họ được mỗi nhánh họ khác nhau xây dựng riêng để thờ ông tổ chi trưởng đó. Trăm sự của dòng tộc đều được đặt dưới quyền điều hành của Chủ tế. Chủ tế thường là tộc trưởng hoặc người cao niên nhất trong họ và vài người trung niên làm bồi tế. Họ là những người được toàn sự tín nhiệm của dòng họ.

    Người giữ việc hương khói cho nhà thờ gia tộc thường là một người trong tộc họ, có điều kiện hơn các người khác ở chỗ có nhà ở gần Từ đường. Họ dễ dàng qua lại trông coi hương khói, dọn dẹp nhà thờ họ cũng như là trông coi thường xuyên.

    5. Khi nào thì cúng ở nhà thờ họ?

    Giỗ họ được tiến hành vào một ngày trong năm nhưng phổ biến nhất vào tháng Giêng âm lịch. Do điều kiện lịch sử và đặc điểm của quan hệ huyết thống, gia đình người Việt chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó còn có quan hệ ràng buộc khác chi phối, ràng buộc như làng xóm, họ hàng và nhất là dòng tộc. Theo quy ước huyết thống, nhiều gia đình sẽ hợp thành 1 (chi) nhánh, nhiều nhánh sẽ thành một họ, mỗi họ có một Ông Tổ chung trong một làng, một xã….

    Giỗ họ thực chất là ngày giỗ tiên linh các đời vào chung một nhà thờ đại tôn hay của từng tiểu chi, được tiến hành dưới một nghi thức gọi là lễ hợp tự. Theo phong tục cổ truyền người Việt thì con cháu thờ cúng riêng ông bà đến 5 đời thì tống giỗ (đến đời thứ 5 thì chôn thần chủ), thực chất chỉ có 4 đời là làm giỗ cha mẹ (đời thứ 2), giỗ ông bà (đời thứ 3), giỗ ông bà cố (đời thứ 4) và kỵ (hay can đời thứ 5). Cao hơn kỵ thì gọi chung là tiên tổ, thì không cúng nữa mà rước tất cả Thủy tổ, Tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ để mỗi năm tế một lượt. Thần chủ được đề là hiền khảo, hiền tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ cố là hiển tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít trưởng thời kỵ (can) là hiển cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau 5 đời thì rước vào nhà thời tổ rồi chôn thần chủ đó đi, trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chỉ cao nhất gọi là Tiên tổ, Thủy tổ hay vĩnh thế thần chủ.

    Vì vậy, có thể nói ngoài ngày giỗ tại gia đình, theo phong tục người Việt còn có ngày giỗ chung của cả họ. Trưởng họ (trưởng tộc) thường là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Tuy nhiên, ngày nay với ý nghĩa hỗ trợ cho trưởng họ về mặt kinh phí và cũng là thể hiện tấm lòng biết ơn với tổ tiên nên có quy định trong ngày giỗ họ này, con cháu trong họ đều phải có trách nhiệm và chuẩn bị chu đáo cho ngày giỗ. Kinh phí góp giỗ ngoài việc mua sắm lễ vật để cúng giỗ, nếu còn thừa sẽ dùng hoặc con cháu còn phải đóng góp, ủng hộ thêm để mua sắm, thay thế đồ tế khí, tu sửa nhà thờ hoặc gây quỹ khuyến học...

    Theo phong tục, chỉ đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ và được tính theo đinh (con trai), con dâu được cưới về nên có quyền được dự giỗ họ, có nhiều họ quan niệm con gái không phải góp và không dự giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, trừ trường hợp bất khả kháng, các trưởng chi họ và con cháu đều phải có mặt. Tuy vậy, hiện nay phong tục này được cải tiến và có nhiều nét mới tiến bộ hơn, nhiều gia đình, dòng họ đã có quy định con trai dưới 18 tuổi đều được góp giỗ và con gái cũng có quyền được góp giỗ và dự lễ giỗ. Không những vậy, một số họ, nếu con gái vì bận việc không đi dự được, nếu rể hoặc con đến dự thì được coi là khách quý và được anh em nội tôn đón tiếp rất chu đáo.

    Thông thường, vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng hoặc lễ Tết, việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ chăm lo, đến ngày giỗ họ thì con cháu cả họ cùng lo. Trong ngày giỗ họ, không mời khách khứa mà chỉ có con cháu trong họ tề tựu.

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ