>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
Linh hồn của người chết yên ổn thì con cháu thịnh vượng, vì vậy các thầy phong thủy coi trọng âm trạch hơn dương trạch rất nhiều lần, nội dung chủ yểu của phong thủy là âm trạch.
Bởi quan niệm nếu làm đúng, tốt thì gia đình sẽ gặp mạnh khoẻ, may mắn và thành công trong mọi việc, quan trọng hơn nữa là ông bà, cha mẹ sẽ được an lành, siêu thoát. Với ý nghĩa như trên, thuật phong thủy cũng đã đưa ra những hướng dẫn để việc tổ chức cải táng mộ phần được thuận lợi, hợp lý.
Công việc đầu tiên khi tổ chức cải táng là kiểm tra mộ và chọn thời gian cải táng. Đây những là bước quan trọng để xác định xem phần mộ có thể cải táng được không, thời gian nào “đẹp”, không xung sát để tránh gây hậu họa cho con cháu.
1./ Mộ kết và cách xác định mộ có "kết" hay không?
Việc phân biệt mộ thường (có thể bốc hay di dời) với những ngôi mộ kết (tuyệt đối không được di dời) cần phải hết sức cẩn trọng.
Mộ kết: Là mộ khi đặt vào vùng có trường khí tốt, đã quán Khí (tức là thu nhận được năng lượng của Địa Huyệt).
Gia đình có mộ kết thường là đang làm ăn phát đạt, con cháu học hành, công tác đều tốt. Bản chất của việc kết mộ hiện chưa có một tài liệu nào nói cho rõ ràng cả, song trong quá trình đi khảo sát hàng trăm ngôi mộ, có đưa ra nhận xét như sau: Thường là do phúc phận của dòng họ tới ngày thịnh phát nên có thể do chủ định (Nhờ thầy địa lý đặt mộ) hoặc do vô tình (thường là trường hợp Thiên táng rất bất ngờ) đặt được vào trúng “Long huyệt” (hay còn gọi là vùng có năng lượng tập trung). Không phải chỉ có những “Long mạch” khổng lồ kết Huyệt mới có mộ kết. Nhiều trường hợp chỉ có một “con Long” nhỏ cũng đủ để kết mộ và gia đình của có mộ làm ăn rất phát đạt .
Cách xác định mộ "kết"
Có nhiều cách để xác định một kết như cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí... nhưng cũng có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Những ngôi mộ kết thường đất ngày càng nở ra, làm cho ngôi mộ cứ to dần, nhiều khi to như một cái gò. Mặt khác, cây cối trên và xung quanh ngôi mộ thường rất xanh tốt (đây là biểu hiện của vùng đất có Sinh Khí). Theo khảo sát một ngôi mộ kết tại Hà Tĩnh, người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngày sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. Họ cắm những cành cây khô vào những phần đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nảy mầm xanh tốt thì gần như chắc chắn nơi đó có Huyệt kết.
Ngoài ra, có thể nhìn nhận một cách trực quan một ngôi mộ kết là những viên gạch, nhất là gạch men hay đá ốp vào mộ thường sáng bóng như có chùi dầu. Thông thường, các ngôi mộ ít chăm sóc lau chùi thường xuyên thường có bám một lớp bụi nhưng tại những ngôi mộ kết, ta thấy những viên đá hay gạch ốp vào luôn như vừa được chùi rửa sạch sẽ, sáng bóng. Một cách khác nữa là khi ngồi bên một ngôi mộ kết, ta cảm thấy như có một luồng hơi ấm áp, tràn đầy sinh lực thấm vào người, làm cho ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của “Long mạch” và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Mộ kết có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa... Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất.
Mộ kết có 2 loại:
Mộ kết: là mộ đại quan
Khi kết thì trong áo quan hình thành một màng trắng bao phủ thi hài. Màng này kín dần theo thời gian, dần dần kín hết bề mặt thân xác. Nếu khí vào trong áo quan thì lớp màng trắng này sẽ tiêu tan rất nhanh. Người khai mở nhãn thần có thể nhìn thấy màng trắng này trong mộ nằm sâu dưới đất.
Mộ phát: là mộ đã cải táng rồi, nay thấy trong tiểu sành có mầu hồng rực.
Mầu hồng càng rõ thì chứng tỏ mộ đang phát tốt. Người khai mở nhãn thần cũng nhìn thấy mầu này dưới tiểu sành.
Vì sao mộ kết phát?
Ngôi mộ Kết hoặc Phát thì phải có đồng thời 3 điều kiện:
Một là: Vùng đất tại mộ phải tụ Khí Trời
Hai là: Phải có hơi ẩm của nước. (Mộ đặt trên đỉnh đồi thi vừa bị tạt Khí vừa dễ không có nước).
Ba là: Người âm trong mộ ở cõi Trời đang thăng tiến, tức đang có năng lượng tâm linh cao. (Vì thế mà ngôi mộ kết thường có năng lượng cao hơn ngôi mộ bình thường, và do đó mộ kết sẽ có hiện tượng trương nở và cỏ trên mộ xanh tốt).
Khi gặp trường hợp mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp
2./ Phân biệt mộ "kết" với mộ phạm “trùng”?
Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm “trùng”.
Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn.
Nguyên nhân mộ phạm Trùng có thể do đặc điểm của khu vực đất bị bế Khí, có thể do người mất bị ung thư hay bệnh khác mà đưa vào người quá nhiều thuốc kháng sinh hay chất phóng xạ, còn một lý do nữa thường là phụ nữ, khi liệm quần áo bằng ni lon gây ra không có không khí để vi sinh vật trao đổi chất.
Khi gặp trường hợp này phải có phương pháp hóa giải theo chỉ dẫn của thầy phong thủy.
Theo các nhà phong thủy thì dựa vào ngày sinh, ngày mất ta có thể tra cứu Trạch Quẻ để xác định 4 hướng tốt, 4 hướng xấu, chọn các ngày tốt giờ tốt để di quan, hạ huyệt, để mong người chết lưu phúc lại cho con cháu.
3./ Những điều đại kị khi chôn mộ:
- Không chôn mộ nơi có nước đọng lại, có nghĩa là long mạch phải chảy, không bị cắt đứt, con cháu sẻ bị thận, hư răng, đau lưng, những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
- Không chôn mộ gần các cây lớn để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị động, đau ốm. Có thể năm này thì rể cây chưa ăn vào nhưng các năm tiếp theo có thể bị. Trường hợp mộ bị động do thay đổi địa chất, rễ cây đâm vào, trâu bò đánh phá hoặc do nhiều tác nhân khác, chỉ cần tu sửa lại, sắm bát cơm quả trứng, chai rượu, vàng mã, quần áo mã và con ngựa mã, trầu nước hương đăng (có điều kiện thì lễ lớn hơn) tạ lễ thổ thần là được.
- Không chôn gần các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.
- Không nên đóng đinh, sắc thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.
- Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
- Bia mộ để dưới chân, Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.
- Long hổ giao nhau, núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi).
- Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
- Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
- Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm.
- Trong gia đình có người chết trôi, chết nước phải lo đoạn nghiệp, vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa.
- Địa lý âm trạch (về mồ mả) những trường hợp đặt sai hướng mộ, đặt sai huyệt vị, đặt sai ngày giờ, hoặc phạm xung sát… đều phát tác rất nhanh, có trường hợp phạm nặng, phát tác ngày trong vòng 3 ngày sau khi đặt mộ, chậm nhất sau 3 năm cũng đã phát tác.
- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất đá, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
Nếu muốn đổi vận phát tài phát phúc cho gia đình, phải chọn được ngôi đất mới thích hợp, Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu điểm trúng kết huyệt, tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, lại phải biết tuổi người chết có hợp để phù hộ lưu phúc cho con cháu hay không.
Tuyệt đối không nên động chạm nếu không gặp trường hợp phải di dời cho dự án chẳng hạn, không nên “Ma ngủ lại rủ ma dậy”.
5./ Lựa chọn những nơi đất chôn mộ tốt:
Dấu hiệu nhận biết huyệt cát:
- Nhập thủ đầy đặn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn để đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ phú quý.
- Màu sắc đất: sau khi đào thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, màu hồng có vân. Đất này gọi là " Thái cực biên huân".
- Đồi đất và dòng nước bao bọ: huyệt mộ nằm trong thế này được xem là huyệt quý. Để đảm bảo huyệt cát, khi đào huyệt thường dùng đất ngũ sắc, hoặc đất hồng sắc để chôn mộ, chôn tiểu quách. Ngoài ra, đất ngũ sắc và đất hồng sắc có tác dụng kết dính thành một khối khi gặp nước, đảm bảo huyệt mộ yên vị và không ngấm nước và trong quan.
- Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách(tốt). Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
- Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì gia chủ bị bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
- Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt(hai đồi núi ôm lấy nhau, mộ ở phần giữa), phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi chôn, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi.
- Tầm Long tróc mạch - Xác định Huyệt Khí - Mua cuộc đất đã tìm được - Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ, xác định vị trí kết Huyệt - Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu...
- Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Nói tóm lại những điều nói trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ của mình. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to, quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ.Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa. Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị to lớn, những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi (như Võ Nguyên Giáp chẳng hạn).
- Phù Địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. ( Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu.)
- Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.
6./ Chọn thời gian cải táng và quy tập mộ:
Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng.
Tuy nhiên hiện nay, thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải táng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.
Theo sách xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm để thực hiện cải táng là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai làm đầu năm cũng như sau Đông Chí.
Việc chọn ngày bốc và di dời mộ cũng rất quan trọng. Theo lịch Âm, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Tuy lịch xếp là vậy nhưng trong việc chọn ngày không phải cứ giở lịch ra thấy ngày 29 hoặc 30 đã là hết tháng. Ta cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hay chỗ nào hòa trực (tức là hai trực giống nhau nằm kề ngày nhau), lúc đó mới sang tháng khác. Bởi vậy, nhiều khi đã sang tháng mới theo lịch 5-7 ngày mà vẫn phải tính theo tháng cũ. Nên để ý là đầu tiết bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau, một trực là ngày cuối tháng, một trực là ngày đầu tháng. 12 trực là: KIẾN - TRỪ - MÃN - BÌNH - ĐỊNH - CHẤP - PHÁ - NGUY - THÀNH - THÂU - KHAI - BẾ, mỗi ngày là một trực. Các trực tốt nên sử dụng như sau: Trực Thành, trực Mãn đa phú quý. Trực Khai, trực Thâu họa không vong (họa không tới). Trực Bình, trực Định hưng nhân khẩu.
Một lưu ý nữa là khi coi ngày là:
Coi đám cưới phải theo tuổi chú rể, coi làm nhà phải coi theo tuổi người chồng; cô dâu hay vợ là phụ thuộc nên không bị ảnh hưởng gì.
Coi ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết.
Như vậy, năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của người đã mất, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà vì trưởng nam là người phải gánh mọi sự may rủi.
Tuổi và ngày nên chọn theo Tam hợp, Lục hợp, Chi đức hợp, Tứ kiểm hợp. Tránh các ngày Lục xung, Lục hình, Lục hại.
Về Ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hay tỷ hòa, tránh chọn ngày tương khắc.
Tùy theo tháng mà khi bốc hay di dời mộ cần phải tránh thêm các ngày Trùng tang, Trùng phục, Tam tang, Thọ tử Sát chủ, Nguyệt phá, Thiên tặc Hà khôi...
Trong thực tế, nhiều khi thời gian để cải táng rất hạn hẹp, ví dụ như năm Giáp Ngọ có tháng 9 nhuận nên hầu như toàn bộ thời gian làm mộ chỉ gói gọn trong tháng 10 Âm lịch (ngày 1/11 Âm lịch là ngày Đông Chí ).
Do vậy mà người ta có thể châm chước khá nhiều để có thể làm mộ trong tháng 10 âm lịch. Nếu so sánh ra ta thấy rằng: trong 2 trường hợp làm vào ngày tốt của tháng 9 và ngày xấu của tháng 10, ta vẫn chọn ngày xấu của tháng 10.
Đứng về Lý khí mà nói, điều đó lại là hiển nhiên. Ngày Đông Chí là ngày cực Âm và là ngày có khí Nhất Dương sinh ra. Đặt mộ phần trong thời gian trước Đông Chí là vì lý do đó. Sau Đông Chí, khí Dương ngày càng tăng và khí Âm ngày càng giảm.
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!