Những điều nên kiêng kị vào mùng một để tránh đen đủi cả tháng, cả năm.

2020-04-21 11:37:32.0
Quan niệm dân gian cho rằng, ngày mùng 1 đầu tháng có nhiều điều phải kiêng kỵ để tránh rước vận đen vào người cả tháng. Vậy cần kiêng kỵ những gì trong ngày đầu tháng?

MỤC LỤC

    Quan niệm dân gian cho rằng, ngày mùng 1 đầu tháng có nhiều điều phải kiêng kỵ để tránh rước vận đen vào người cả tháng. Vậy cần kiêng kỵ những gì trong ngày đầu tháng? Tùy theo quan niệm của từng địa phương mà ngày đầu tháng được hiểu khác nhau. Có nơi gọi là ngày đầu tháng tức là ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng nhưng cũng có một số nơi coi các ngày mồng 1 đến mồng 10.

    1. Kiêng một số món ăn

    *Mực

    Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực” của ông cha ta từ nhiều năm trước.

    Theo quan niệm, nếu ăn mực vào đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi, ăn mực đầu tháng sẽ không may mắn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không cho con ăn mực trước ngày thi. Nhiều người kỵ ăn mực khi đi xa vì có công việc quan trọng.

    *Thịt chó

    Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam. Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.

    *Thịt vịt

    Thịt vịt là món ăn kiêng kỵ vào dịp đầu tháng và đầu năm của người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn, nhất là vào dịp đầu năm. Người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn “giải đen”.

    *Trứng vịt lộn

    Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm.

    Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.

    *Tôm

    Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này.Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.

    *Cá mè

    Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chữ “mè” đi theo với chữ “mè nheo”. Hơn nữa, cá mè còn tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Có lẽ vì thế, họ quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi. Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”.

    *Chuối

    Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Nguyên nhân là do chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được.

    Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.

    *Mắm tôm

    Những ngày đầu tháng, đa số người Việt Nam đều kiêng ăn mắm tôm vì ai cũng sợ gặp điều xui xẻo.

    2. Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của

    Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng xuất tiền của vì sợ bị "dông" cả tháng. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ.

    3. Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ

    Vào buổi sáng sớm hoặc ngày mùng 1 đầu tháng, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn... thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt.
    Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tính tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ. Khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn.

    4. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi

    Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm hoặc ngày đầu tháng có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó hoặc trong tháng đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy.
    Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.

    5. Kiêng đi thăm phụ nữ mới sinh con

    Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là "dông" “ Sinh dữ tử lành” , các cụ vẫn kiêng thế.
    Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Mọi người cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng biến mất, nên thường họ chờ đến cuối tháng mới đến thăm.

    Đối với dân lái xe: rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, đi đường dễ gặp bất trắc...

    Đối với người bình thường: Cũng cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới ko bị Xui.

    Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra sẽ khó nuôi.

    Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bặm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.

    6. Kiêng quan hệ nam nữ

    Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ, vợ chồng. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

    7. Kiêng không được cắt tóc

    Ngày mùng 1 âm lịch, rất nhiều người kiêng cắt tóc vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó.

    8. Kiêng nói bậy, chửi tục

    Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

    9. Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén

    Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

    10. Kiêng không nói tới điều rủi ro

    Nhiều người rất kiêng kỵ việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.

     

    Tác giả: Bảo Châu

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Vì sao người Việt cúng trước việc quan trọng
    Phong tục tập quán - 2023-09-11 20:33:41.0
    Lễ cúng có nguồn gốc rất sâu xa trong lịch sử và tâm linh của người Việt Nam. Đây không chỉ là một tập quán văn hóa mà còn phản ánh tri thức, tôn giáo, và triết học của người Việt.
    Những câu chuyện dân gian liên quan đến Tết Trung Thu
    Phong tục tập quán - 2023-09-10 09:33:18.0
    Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết trông Trăng, là một trong những lễ hội quan trọng và đầy ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của Việt Nam. Thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch
    Cách tổ chức một buổi hội Trung Thu cho trẻ em
    Phong tục tập quán - 2023-09-06 11:00:00.0
    Tết Trung Thu, còn gọi là Tết Trung Nguyên, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam. Nó rơi vào mùa thu, thường vào mùng 15 tháng 8 âm lịch, và được coi là một dịp đặc biệt để gia đình tụ tập, kết nối và thể hiện tình cảm thân thương.
    Ý nghĩa của Tết Trung Thu trong văn hóa Việt Nam
    Phong tục tập quán - 2023-09-03 07:00:00.0
    Khám phá Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống Việt Nam. Bí mật về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục đặc sắc giúp bạn sâu vào nét văn hóa độc đáo của đất nước hình chữ S.
    Tổng quan về Lễ xá tội vong nhân
    Phong tục tập quán - 2023-08-24 23:08:12.0
    Lễ xá tội vong nhân là một trong những lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Lễ này có nguồn gốc từ Phật giáo và mang ý nghĩa cúng kính và ban phước cho các linh hồn đang lảng vảng trên trần gian. Lễ xá tội vong nhân còn được gọi là "lễ cúng cô hồn" và chuẩn bị các món cúng như cháo, gạo, bỏng, muối... nhằm hy vọng các linh hồn được siêu thoát và siêu sinh.
    Lễ xá tội vong nhân tại Việt Nam một ngày lễ ý nghĩa trong tháng cô hồn
    Phong tục tập quán - 2023-08-21 00:05:01.0
    Lễ xá tội vong nhân tại Việt Nam là một trong hai lễ tổ chức phổ biến trong tháng cô hồn, thường tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Trái với lễ vu lan tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, lễ xá tội vong nhân có mục đích xá tội và ban phước cho các linh hồn chưa được giải thoát đang lảng vảng trên thế gian. Đây là dịp để mọi người trái tim nhân ái hướng về linh hồn chưa siêu thoát và mang lại sự an lành cho chúng.
    Những điều cần biết về phong tục xá tội vong nhân trong ngày lễ Vu Lan
    Phong tục tập quán - 2023-08-20 23:46:51.0
    Lễ xá tội vong nhân và lễ Vu Lan là hai trong những ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt. Đây không chỉ là một ngày lễ tâm linh mà còn là dịp để mọi người tưởng nhớ và tri ân những người đã khuất, nhất là những hồn ma không còn nơi nương tựa trên cõi trần gian.
    6 Cách kỷ niệm lễ Thất Tịch ở Việt Nam
    Phong tục tập quán - 2023-08-20 22:52:59.0
    Lễ Thất Tịch là một ngày quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch. Ngày này được coi là dịp để tôn vinh tình yêu và lãng mạn. Việt Nam có nhiều phương pháp tôn vinh Lễ Thất Tịch, từ thờ cúng và cầu nguyện ở chùa đến việc thực hiện những việc thiện và vui đèn lồng. Dưới đây là một danh sách các phương pháp tôn vinh ngày Lễ Thất Tịch và lý do tại sao chúng có ý nghĩa đặc biệt.
    Những món ăn truyền thống trong ngày Thất Tịch
    Phong tục tập quán - 2023-08-17 09:59:10.0
    Ngày Thất Tịch món ăn tình nhân đầy màu sắc: Bánh đậu đỏ mang hình trái tim, mì dài mềm, và rượu ngọt thơm. Mỗi món ăn đều chứa đựng ý nghĩa về tình yêu và sự đoàn tụ
    Những món ăn truyền thống trong lễ cúng cô hồn
    Phong tục tập quán - 2023-08-09 07:00:00.0
    Lễ cúng cô hồn đã từ lâu trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa tâm linh Việt Nam. Được tổ chức vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, nghi lễ này không chỉ phản ánh tín ngưỡng của người Việt mà còn mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình được bình an, xua tan đi mọi xui xẻo, rủi ro.
    Chia sẻ