Từ bao đời nay, người Việt vẫn luôn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc trong ngày Tết Nguyên đán, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn… Với quan niệm ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều được chuẩn bị thật sớm và mới nên hầu như tất cả mọi người trên mọi miền tổ quốc đều chuẩn bị, dọn dẹp nhà cửa để đón một năm mới tràn ngập niềm vui và tài lộc.
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình người Việt sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ và làm lễ cúng để tiễn ông Táo về trời. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ)
Tuy là chúng ta có ngày thanh minh là ngày đi tảo mộ ông bà, nhưng những ngày giáp tết con cháu vẫn đến làm cỏ xung quanh mộ phần sạch sẽ. Theo tục xưa từ ngày 23 cho đến chiều 30 tháng Chạp, con cháu trong dòng họ tề tựu đông đủ và cùng đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo nhang đèn, bông, trái cây, bánh, trà hay nước ngọt để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Nhà có đất thì làm nhà mộ tổ để con cháu về cúng bái. Có người không có đất thì chôn nhờ trên đất người khác cũng xin phép gia chủ đến để cúng mộ ông bà mình và cũng đem trái cây, quà bánh mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến.
Cuộc sống nhiều khi buộc con cháu phải tha hương lập nghiệp không về được thì con cháu trong cũng không quên những tập tục này.
Để tiễn năm cũ đi và chào đón năm mới sắp đến, việc dọn dẹp nhà cửa: quét vôi mới, rữa cửa, giặt mùng mền chiếu gối…bàn thờ cũng được lau chùi sạch sẽ là một phần không thể bỏ qua của các gia đình.
Bàn thờ là vị trí quan trọng nhất, việc chăm sóc và bài trí bài thờ luôn được chú trọng hàng đầu nhằm bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, những người đã khuất và cầu mong tài lộc, hạnh phúc cho gia đình.
Phòng khách không chỉ là nơi sum họp của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi tiếp khách, theo phong thủy đây còn là nơi thu hút sinh khí vào. Vì vậy, bạn cần dọn dẹp, trang hoàng cho phòng khách luôn được sạch sẽ, ngăn nắp.
Phòng bếp là nơi nấu ra những món ăn ngon cho gia đình nhưng cũng là nơi khó dọn dẹp nhất. Vì vậy bạn nên học hỏi những kinh nghiệm, mẹo vặt để có thể giảm nhẹ công việc lau chùi trong phòng bếp.
Một vài chậu cây cảnh, chậu hoa xinh xắn không chỉ giúp bạn làm mới cho ngôi nhà của mình mà còn mang lại không khí ấp ám của mùa xuân và mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Ngoài ra cây cối xung quanh nhà được tỉa cắt lại gọn gàng đẹp mắt.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thì điều băn khoăn kế tiếp của mọi nhà chính là mua sắm gì cho ngày Tết, nên chọn mua đồ gì cần thiết cho gia đình.
Ngày Tết, dù cho có trang trí bằng hàng tá những món đồ lấp lánh thì trong nhà cũng không thể không có mộ cành đào, chậu mai, chậu quất... điểm tô cho sắc xuân thêm rực rỡ, mỗi loài cây đều mang những vẻ đẹp riêng, những ý nghĩa cao đẹp riêng. Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên cũng nên chưng loại hoa cúng đem lại may mắn cho gia chủ trong dịp Tết hằng năm như vạn thọ, cúc, cát tường…
Ngày nay, vào tầm 28 – 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình. Ăn bánh chưng để nhớ về công ơn của tổ tiên, cha mẹ.
Tết là dịp để chuẩn bị rất nhiều món ăn để dâng cúng tổ tiên cũng như thưởng thức bên gia đình. Chuẩn bị tất cả các loại thịt, cá, trứng, gạo, gia vị cũng như các loại rau quả.
Tết nguyên đán nhất định phải có bánh mứt thơm phức cũng làm nên hương vị cho ngày Tết, gia chủ có thể dùng để thiết đãi khách đến thăm nhà cũng như dùng để cả gia đình nhâm nhi những buổi sum họp.
Một trong những thứ không thể thiếu ngày Tết nữa chính là quần áo mới để mặc trong mùng 1 hoặc để đi chùa cầu may.
Ngoài ra thì bao lì xì, các loại đồ uống, bánh kẹo… cũng là những vật dụng mà bạn không thể quên.
Người Việt có truyền thống biếu nhau những món quà trong dịp Tết Nguyên Đán. Bạn cần lên danh sách những đối tượng và tặng quà để không bị sót một ai. Gần tết, giá cả các mặt hàng đều tăng, vì vậy để tiết kiệm và mua được những món quà tặng ưng ý, bạn nên mua trước tết khoảng 2, 3 tuần đối với những món quà có thể bảo quản được lâu.