Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

2021-04-02 17:57:40.0
Chẳng phải là sơn hào hải vị cao sang nhưng nhút Thanh Chương có một sức hấp dẫn với người ăn. Không những thế, món ăn nhà nghèo” này lại còn được coi là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Nghệ. Sau đây chúng ta cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu về món nhút Thanh Chương và cách làm nhút Thanh Chương

MỤC LỤC

    Chẳng phải là sơn hào hải vị cao sang nhưng nhút Thanh Chương có một sức hấp dẫn với người ăn. Không những thế, món ăn nhà nghèo” này lại còn được coi là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Nghệ. Sau đây chúng ta cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu về món nhút Thanh Chương và cách làm nhút Thanh Chương

    1. Sự tích Nhút

    Ngày xưa, ở một vùng quê trù phú ở miền núi trung du thuộc xứ Hoan Châu, Âu Lạc có một đại phú ông giàu có nổi tiếng với chín trăm chín mươi chính gian nhà ngói và độc nhất một cô con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Công tử khắp nơi nghe tiếng nườm nượp đổ về, ai nấy đều muốn cưới được nàng làm vợ nhưng không một ai lọt vào mắt xanh của nàng.
    Một hôm, nàng và người hầu ra bờ sông vui chơi đuổi bướm, hái hoa, không may bị trượt chân ngã xuống dòng sông Lam cuồn cuộn chảy xiết. Nghe tiếng kêu cứu, một chàng thanh niên vạm vỡ, đẹp trai làm rẫy ở gần đó đã nhảy xuống vật lộn với dòng nước hung dữ. Cuối cùng chàng cũng cứu được nàng thoát khỏi tử thần. Từ đó, sau một thời gian được chàng trai chăm sóc, cảm mến trước tình cảm và sự ân cần của chàng trai, nàng đã đem lòng yêu chàng trai và hứa sẽ quay lại để tìm chàng.

    Sau khi trở về nàng kể đầu đuôi câu chuyện cho cha nàng (đại phú ông) nghe và xin được thoái thác theo chàng về mần vợ. Phú ông nghe chuyện liền sai người đi điều tra thì được biết chàng trai này tên là NHÚT, sống bằng nghề trồng rau và bán dưa muối. 

    Vì sự kì thị môn đăng hộ đối, đại phú ông ngăn cấm con gái lá ngọc cành vàng không được đi ra ngoài nếu không có lệnh của cha. Rồi một ngày thanh minh đẹp trời, nàng lặng lẽ bỏ cuộc sống nhung lụa cùng chàng vượt núi băng sông đến một nơi danh lam thắng cảnh, núi rừng hùng vĩ lập nghiệp cuộc sống mới. 

    Ngày ngày, chàng lên núi đốn củi, hái trái rừng, nàng ở nhà trồng rau, muối dưa. Tiếng chim hót lắm bài ca, suối tí tách làm mấy bản nhạc khiến tình yêu hai người ngày thêm nồng nàn và đắm đuối quên đi cái vất vả sau những ngày lao động mệt nhọc.

    Một ngày nọ, chàng lên núi hái mít rừng còn nàng ở nhà luộc mít và muối dưa mít. Do khí hậu khắc nghiệt, những lon mít muối khổng lồ được chôn dưới đất để tránh cái nóng cho nên khi vừa muối xong lại quên đậy nắp thì đàn cầy hương đi tìm nước uống rơi tõm vào các lon dưa mít đang muối, chúng càng vùng vẫy, càng chui xuống đáy lon. Đến thời gian dưa mít được muối chín ôi, cũng là lúc mùi thơm tỏa ra từ các lon dưa mít muối. Nàng vui mừng và hưng phấn vì có được những lon dưa mít muối thơm ngon do chính tay mình muối. 
    Cho tới một hôm, người chồng mở nắp đào phần dưới lên thì thấy các chú cầy hương toàn bộ nằm ở đáy lon. Thương đàn cầy hương nhưng cũng tiếc mấy lon mít muối thơm ngon, hương vị chưa từng có, nên chàng quyết định mang về miền xuôi bán. Vì mùi thơm đặc trưng của hương rừng nên chỉ một thời gian ngắn chàng đã bán hết, người dân rất mến mộ món dưa mít và chen chúc nhau xin hỏi quý danh thì chàng đáp tên là Nhút.

    Từ đó, món dưa mít dân dã này được dân gian lưu truyền gọi là Nhút.

    2. Cách làm món nhút

    2.1 Nguyên liệu

    Mít non
    Tỏi, Ớt, xả, Muối
    Củ nén
    Nước sôi để nguội

    2.2 Sơ chế nguyên liệu

    Làm nhút thường từ loại mít bở, có vỏ xanh mởn thì mới ngon. Mít được chọn làm không được non quá, cũng không được già quá. Bởi non thì không muối được, còn già thì ăn cứng, dai, các cụ già không dùng được, đặc biệt, mít phải hơi non hoặc ương ương, có vỏ xanh mởn thì mới ngon.

    Trẩy quả từ trên cây xuống còn tươi nguyên, gọt sạch vỏ gai bên ngoài dưới vòi nước, và giải thích “Làm thế để nhựa mít khỏi dính vào tay nhiều. Mít đang non nên nhựa dính chặt, khó rửa lắm!”.

    Gọt hết vỏ, đặt quả mít vào một chiếc nong lớn, dùng dao băm thật đều tay rồi thái thành sợi từ ngoài vào trong, sao cho xơ, múi, hạt đều được xắt nhỏ thành sợi dài. Thái xong, cho tất cả vào ngâm với nước gạo cho hết nhựa, cho đến khi sợi mít hết bầm đen, trở nên trắng nõn nà, rồi đem trộn muối, xát để sợi mít mềm ra, chất mặn ngấm đều.

    2.3 Các bước thực hiện

    Bước 1: Sau khi sơ chế mít xong thì các bọn trộn mít cùng với muối, các bạn ước lượng sao cho không quá mặn hoặc không quá nhạt (tùy theo khẩu vị của từng người).

    Bước 2: Cho mít vào vại muối:

    Lần lượt chộn mít cùng tỏi, xả từng chút một và cho vào vại muối (lưu ý là trộn từng chút một không chộn cả bỏ vào vại 1 lần). Khi lượng mít trong vại cao 5cm thì xếp 3 -4 quả ớt vào, làm như vậy đến khi hết số mít.

    Bước 3: Đặt củ nén

    Sau khi mít đã cho vào vại, các bạn đổ nước dôi để nuội và xăm xắp sau đó dặt lên một chiếc vỉ và chèn lên cùng hòn đá lớn để mít chìm dưới mặt nước. Nếu gia đình các bạn có bình chuyên dụng để muối dưa, các bạn cùng xoc thể cho vào chiếc bình này vô cùng tiện dụng. Để như vậy từ 5 – 7 ngày là món NHÚT có thể dùng được

    Ngoài ra, nhút còn được làm từ xơ mít chín sau khi ăn hết phần múi. Xơ nhặt rửa sạch đem muối tương tự như mít xanh, xơ mít cũng được trộn muối và vò cho ngấm đều vào mít. Làm nhút từ xơ mít thì khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được.

    2.4 Cách bảo quản

    Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời,có thể bỏ ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

    3. Món ăn hấp dẫn từ nhút

    3.1 Móm nộm

    • Nguyên liệu: dùng găng tay vắt NHÚT ra bát( vừa ăn), tỏi,ớt, lá kinh giới, lá rau quế,lá chanh, mùi tàu, lạc rang, đường, mì chính (nhất thiết), bánh đa.
    • Cách làm:

    Tỏi ớt thái nhuyễn, rau thơm rửa sạch thái chỉ, lạc rang giã dập. Trộn tất cả các thứ trên rồi để chừng khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó bẻ bánh đa nhỏ trộn cùng các thứ đã ngấm thì ăn được luôn. Hoặc lấy bánh đa xúc ăn cùng với nộm nhút trên.

    3.2 Món xào

    • Nguyên liệu:

    Nhút muối: 01 bát ăn cơm. Gia vị: Lá chanh, rau ngổ, mùi tàu(ngò gai), tỏi, ớt, dầu ăn,hành tăm (hoặc hành khô), đường, súp, mì chính.

    • Cách làm:

    Phi thơm hành rồi cho rồi thả nhút cho lửa nhỏ om khoảng 10 phút cho nhút ngấm gia vị, tới chừng cạn nước thì thái rau ngổ, mùi tàu (ngò gai), lá chanh cho vào.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ