Dân gian truyền miệng về hiện tượng trẻ sơ sinh đang từ ngoan ngoãn, khỏe mạnh bỗng dưng thay đổi tính nết, khóc đêm “ngặt nghẽo” không rõ nguyên nhân, thí dỗ thế nào cũng không nín là do bé đó gặp vía xấu hay phải vía.
Theo dân gian, trẻ sơ sinh đang ngoan bỗng dưng quấy khóc liên tục, dỗ mãi không nín (mà không hề có nguyên nhân gì) sau khi đổi nơi ở, có người lạ bế, mặc đồ mới, vừa đi chơi về... được gọi là hiện tượng “nặng vía”. Dân gian lý giải trẻ “nặng vía” vì gặp “vía xấu”, năng lượng xấu khiến bé khó chịu, khóc nhiều.
Ví dụ: nếu hàng ngày trẻ ở yên trong nhà, được bố mẹ, ông bà bế bồng thì không sao. Đùng một cái có họ hàng tới thăm hoặc được mẹ bế đi chơi thì ngay lập tức sẽ khóc ngằn ngặt không dứt. Có bé lúc đó bình thường nhưng đêm đến lại trở chứng quấy nhiễu.
Theo góc nhìn khoa học thì nặng vía do trẻ nhỏ sức đề kháng khá yếu ớt. Chính vì năng lượng cơ thể con yếu nên dễ bị các năng lượng xấu, khí xấu xâm nhập khiến bé khó chịu, bất an, khóc ngặt về đêm. Hoặc cũng có thể do người lạ ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng. Từ đó bé khóc, không chịu chơi không chịu ngủ, bỏ bú.Riêng các bác sĩ thì cho rằng trẻ quấy khóc như vậy do sức đề kháng yếu, tiếp xúc với người lạ, môi trường mới không quen và dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi, khó ở trong người, khóc ngặt về đêm.
Trẻ phải vía theo dân gian đơn giản là điều gì đó rất bình thường, trẻ sau khi khóc, thậm chí có khi khóc cả đêm “hành” bố mẹ, ông bà sẽ tự nín khi giải được vía nặng. Lý giải theo dân gian, trẻ nặng vía vì gặp vía xấu, năng lượng xấu khiến trẻ khó chịu và khóc. Vía xấu, năng lượng xấu sẽ đến từ những người mà trẻ gặp trong ngày.
Theo dân gian thường có 2 trường hợp phải vía là:
Ví dụ, nếu hàng ngày, trẻ gặp người quen như bố mẹ, ông bà thì không sao nhưng nếu có bạn bè xa gần đến (nếu có người vía nặng) trẻ sẽ khóc không dứt.
Mặc dù khoa học cũng chưa giải thích được vì sao sau khi đốt vía cho trẻ sơ sinh lại khiến đa số trẻ trở nên ngoan hơn nhưng lý giải của các nhà nghiên cứu về hiện tượng trẻ sơ sinh phải vía là vì trẻ có sức đề kháng kém.
Khi bị những luồng khí hoặc năng lượng xấu xâm nhập sẽ khiến năng lượng của trẻ đang yên ổn trở nên rối loạn, trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi và biểu hiện ra ngoài bằng cách gào khóc, khí xấu xâm nhập khiến bé cảm thấy khó chịu, bất an, khóc ngặt về đêm. Hoặc cũng có thể do nhiều người ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới bé quấy khóc nhiều không chịu nín. Còn theo các bác sĩ, trẻ khóc có thể do sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với nhiều người một lúc sẽ khiến bé dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi và khóc ngặt về đêm.
Dân gian cho rằng, dùng một mảnh nón rách cùng với 1 cây đũa tre chẻ làm 7 hoặc 9 (bé trai thì 7, bé gái thì 9). Đốt nón rách và đũa tre trước cửa sau đó bế em bé bước qua lại 7 hoặc 9 lần ứng với giới tính của bé. Vừa đi vừa đọc câu khấn đuổi vía để xua đuổi khí xấu, xua đuổi ma tà.
Để trẻ sơ sinh không bị phải vía, ma tà trêu chọc. Khi đi đêm đặc biệt là qua những nơi nhiều âm khí như nghĩa trang thì cần phải đánh dấu cho bé (lấy một chút son đỏ hoặc nhọ nồi quệt lên trán của trẻ). Cũng có người dùng tỏi vì tỏi có thể xua đuổi tà ma mang theo bên cạnh con thì trẻ sẽ được bình an, đêm về không quấy khóc.
Ở một số vùng nông thôn, hễ thấy đứa trẻ sơ sinh nào chào đời là trước cửa sẽ có 1 cành dâu với 3 cành dứa gai dại. Người xưa tin rằng, khi kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ giúp cho em bé được bình yên, không bị vía dữ, ma tà quấy phá, trêu chọc.
Đốt một chậu than hoa thả 2, 3 quả bồ kết vào sẽ làm cho mùi hương lan tỏa xua đuổi âm khí, vía độc là cách đốt vía cho trẻ sơ sinh của ông bà ta để lại. Tuy nhiên, làm cách này các mẹ cần lưu ý bế bé sang phòng khác để bé không bị ngạt khói. Đốt khoảng 5 – 10 phút và tắt khoảng 15 phút mới nên cho bé vào phòng.
Trong trường hợp này, nhiều mẹ bất lực vì không có cách nào giúp con nín khóc. Một số tin vào vấn đề tâm linh con bị nặng vía nên áp dụng nhiều cách dân gian như đốt phong long để giải vía nặng và giúp bé hết khóc.
Dù hiện nay khoa học cũng chưa giải thích được tính hiệu quả của cách này, tuy nhiên, khi bé khóc (dù cho là bị nặng vía) mẹ cũng hãy kiểm tra xem bé có bị nóng sốt gì không và thực hiện một số cách sau:
Hiện tượng trẻ sơ sinh phải vía và đốt vía cho trẻ chỉ là những quan niệm dân gian chưa được khoa học chứng minh. Khi thấy trẻ khóc bất thường hãy kiểm tra cơ thể con xem có gặp vấn đề gì như: bé đói, ướt tã, ngứa ngáy… Nếu cảm thấy bất an cũng có thể áp dụng một mẹo đốt vía nào đó nhưng không nên tin tưởng tuyệt đối mẹ nhé.