Sự thật về 49 ngày theo quan niệm dân gian cho rằng linh hồn vẫn còn quanh quẩn. Có thể họ còn lưu luyến với cõi trần hoặc muốn nhắn nhủ với gia đình, người thân. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tương truyền theo thuyết của Phật giáo, người đã chết sau khi trút hơi thở cuối cùng, hồn sẽ lìa khỏi xác. Lúc này, âm hồn của họ phải đi qua một điện lớn ở âm ty, trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày thành 49 ngày. Sau 7 tuần tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng.
Nếu đương thời làm việc thiện, sống tu tâm dưỡng đức, ắt sẽ được họa sanh vào cảnh lành. Ngược lại đương thời còn sống chỉ làm điều ác thì họa sanh vào cảnh khổ. Đạo lý của Phật giáo luôn cho rằng nhân quả luân hồi, những gì mỗi người nhận được ở kiếp này là dựa vào phước phần của kiếp trước. Ngoại trừ những bậc đại giác như Đức Phật, Bồ Tát,…đã sớm giác ngộ, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi thì thế giới còn có những cảnh giới khác tính từ dưới lên trên sẽ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên.
Như vậy trong vòng 49 ngày, âm hồn sẽ phải trải qua thời gian “phán xét” để quyết định việc tái sinh vào cảnh giới nào. Lễ cúng 49 ngày “ra đời” như một cột mốc quan trọng của người chết.
Tục lệ này còn có tên gọi khác là chung thất, là tín ngưỡng để tang của người Việt và là nghi lễ quan trọng không chỉ đối với người còn sống mà còn đối với người đã mất.
Con người sau khi chết có phải là kết thúc tất cả? Liệu rằng linh hồn của con người còn tồn tại sau khi chết hay không? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Và đây là một vấn đề ngay cả khoa học hay các niềm tin tôn giáo đều chưa thể lý giải chính xác.
Theo quan niệm dân gian, sau khi chết, linh hồn lìa khỏi cơ thể và còn quanh quẩn nơi mình sống trong khoảng 49 ngày. Đây chính là khoảng thời gian quan trọng đối với người đã khuất. Trông khoảng thời gian này, linh hồn con người vẫn còn những lưu luyến, đau khổ với cuộc sống trần gian.
Nhiều người cho rằng linh hồn người đã khuất vẫn có thể biết được những hành động, suy nghĩ, nghe được tiếng nói của người đang sống. Sau 49 ngày, linh hồn đa số sẽ được đầu thai thành một kiếp sống khác.
Khoảng thời gian trong thân trung ấm là thời điểm vong linh rất hoang mang sợ hãi và luôn trông mong sự hỗ trợ tinh thần từ những người thân của mình. Kinh điển dạy rằng, trong trạng thái trung gian của cái chết, khi không còn sự ngăn ngại của xác thân tứ đại, thần thức trở nên vô cùng tinh nhạy, có thể “thông minh hơn chín lần” khi họ còn sống. Thần thức có rất nhiều năng lực thần thông như có thể đọc được tâm của người khác, có thể biết được tình cảm gia đình quyến thuộc thực sự dành cho họ lúc này ra sao. Vì thần thức quá linh thông, họ càng đau khổ hơn khi biết rằng những người thân không thực sự quan tâm đến cảnh khổ của họ.
Vì vậy, nếu người thân thực hành tu tập, làm các thiện hạnh và hồi hướng mọi công đức cho vong linh cũng như chúng sinh khắp mười phương pháp giới, vong linh sẽ cảm thấy an tâm vì có nơi che chở nương tựa. Ngược lại vong linh sẽ vô cùng đau khổ và tức giận nếu thân nhân của họ không tạo phúc lành, mà còn sát sinh hại vật, tạo tác ác nghiệp, hay mải lo chuyện tranh giành tài sản, anh em bất hòa… Điều này khiến họ tuyệt vọng và có thể đọa ngay xuống địa ngục chịu khổ hành hình, hoặc làm quỷ đói ngàn năm không thể siêu thoát.
Trong thời gian 49 ngày này, thân nhân người chết nên cố gắng ăn chay, niệm Phật, phóng sinh, tụng kinh cầu nguyện và làm các công đức thiện hạnh bố thí, cúng dàng đèn, giữ trai giới thanh tịnh, tránh tạo ác nghiệp, hồi hướng mọi công đức cho vong linh cũng như chúng sinh khắp mười phương pháp giới. Gia đình tuyệt đối không sát sinh vì đó là hành động tội lỗi nhất gây thêm ác nghiệp cho người chết và khiến người đó nhanh chóng bị đọa lạc. Xã hội thường có phong tục làm cơm cúng cho người chết, làm cỗ cho khách tới viếng đám ma hoặc làm cỗ giỗ. Trong những dịp này, việc sát sinh được thực hiện hàng loạt, dù trực tiếp hay gián tiếp. Như vậy sẽ là một nghiệp duyên vô cùng bất lợi với người chết. Cách tốt nhất là thay thế bằng những món ăn chay, cỗ chay để tránh đoạt mạng chúng sinh.
Là Phật tử, chúng ta cũng nên có chính kiến, không nên mời thầy cúng thực hành nghi lễ không đúng pháp vì đó là việc làm tà kiến, chẳng những không đem lại lợi ích cho người chết mà thậm chí còn khiến họ không thể siêu thoát hoặc bị đọa xuống các cõi thấp.
Những người thân cũng nên lưu ý cư xử hết sức thận trọng trong 49 ngày này vì lợi ích của người đã mất. Trong giai đoạn này, vong linh người mới mất thường quanh quẩn ở nhà hoặc bên người thân và những nơi mà họ hay lui tới khi còn sống. Họ có thể chứng kiến tất cả những gì người sống đang làm cũng như thấu hiểu những gì người sống đang nghĩ. Chẳng hạn, nếu người vợ đi với một người đàn ông khác hay người chồng đi với một cô gái khác, những xử sự như thế sẽ làm linh hồn người chết rất đau đớn, đặc biệt nếu đây là vấn đề mà họ đã lo nghĩ ám ảnh suốt cả cuộc đời. Tập khí này rất mạnh, vì thế họ sẽ cảm thấy vô cùng khổ sở. Bởi vậy, nếu bạn có tình cảm với ai đó khác trước khi người thân của bạn mất thì bạn cũng nên tạm thời gạt bỏ mối quan hệ ấy trong vòng ít nhất 49 ngày.
Chúng ta cũng nên xử sự tương tự đối với các vấn đề về tài sản và những việc khác. Chẳng hạn, chúng ta không nên quá tham lam và vội vàng kiểm tra tài khoản ngân hàng, lấy đi mọi thứ như giấy tờ, di chúc, hay nói và nghĩ đến nó, hay chia nhau của cải, tài bảo của người chết,… Việc hành xử thận trọng và đúng đắn trong những vấn đề này cũng là cách hộ niệm cần thiết và quan trọng đối với người chết trong giai đoạn 49 ngày. Ngoài ra, nếu người mất lúc sinh thời là Phật tử có tâm xả ly hoặc trước khi chết có mong nguyện thì có thể đem tài bảo, vật dụng, tiền mọi người phúng viếng đám tang người đó để cúng dàng Tam Bảo, bố thí người nghèo khó, kẻ bất hạnh để tích lũy thêm công đức cho người chết.
Cũng nên lưu ý rằng thực hành hộ niệm sớm trong giai đoạn đầu của thân trung ấm, trước khi thần thức luân chuyển sang giai đoạn quá xa của tiến trình tái sinh là tối ưu, bởi nếu sau một thời gian nhất định, thường là sau 21 ngày, người chết sẽ có khuynh hướng quên đi mọi chuyện trong đời quá khứ và bắt đầu bị những xu hướng nghiệp đẩy tới trạng thái tái sinh kế tiếp. Khi ấy, những nỗ lực thực hành hộ niệm của bạn sẽ không còn nhiều tác dụng. Trong giai đoạn đầu của Bardo trung ấm thân, mặc dù đang ở trong trạng thái vô cùng hoang mang bối rối, nhưng thần thức người chết vẫn đang còn nhiều ký ức và những mối liên hệ của kiếp sống vừa qua, nên vẫn có thể đón nhận được “tín hiệu” từ phía chúng ta. Bởi vậy sự thực hành khai thị hộ niệm cho họ lúc này có tác dụng nhất định.
Trong nhà có người mới chết, không những 49 ngày mà còn nói rằng có thể đến khi mãn tang 2 năm, vẫn còn nằm mộng thấy người chết. Ðó không phải linh hồn về báo mộng, mà chính tưởng ấm của người thân trong gia đình, vì tình cảm thương nhớ người mất, nên tưởng ấm xuất hiện giấc mộng để gặp người thân, chớ không có linh hồn nào cả.
Giấc mộng do tưởng thức hoạt động mà thành, nó thể hiện tình cảm tâm lý và sự ước ao của người sống đối với người chết. Người thân thương nhớ người quá cố thì nằm mơ thấy người chết về.
Ước muốn thì sẽ nằm mộng, thấy thành tựu điều ao ước như trúng vé số, hoặc giao cảm nằm mộng thấy sự việc hay tai nạn xảy đến, đều có đúng như thật, đó là tưởng giao cảm biến thành mộng báo trước (trực giác qua mộng). Còn các loại trực giác khác như trực giác qua thân (máy mắt, hồi hộp, tim đập), trực giác qua tâm (tâm lo lắng, nghĩ ngợi).
Nói về mộng thì quý phật tử đừng nghĩ rằng có linh hồn người chết, mà hãy biết đó là tưởng thức của mình tự tạo ra bối cảnh theo tâm lý tình cảm của con người rồi nó tự hiện, chủ khách đều là nó cả.
Trong thân ngũ uẩn nó là tưởng uẩn, còn gọi về thức thì nó gọi là tưởng thức, còn gọi về dục thì nó gọi là tưởng dục, còn gọi về vô minh thì nó được gọi là vô minh tưởng, và gọi về trí tuệ thì nó gọi là tưởng tuệ, còn gọi về tri kiến thì nó gọi là tưởng kiến, còn gọi về tri thì nó gọi là tưởng tri.
Những điềm mộng báo trước sự việc xảy ra như thế, chúng tôi thấy còn rất nhiều trong sử sách ghi lại. Nếu y cứ vào trong kinh nói, thì có những người sau khi chết, qua 49 ngày là tùy nghiệp lành dữ mà thọ sanh vào các loài khác nhau. Có người, vì nghiệp duyên tham trước luyến ái sâu nặng, nên họ không thể siêu thoát về những cảnh giới lành được. Do đó, họ phải đọa lạc vào những loài ma quỷ đi lang thang không nơi nương tựa, mà trong kinh thường gọi là những loại cô hồn đói khát.
Trường hợp như bà Thanh Đề thân mẫu của Tôn giả Mục kiền liên bị đọa vào loài quỷ đói như trong Kinh Vu lan Bồn đã diễn tả. Vì thế, mà chúng ta cần phải tụng kinh làm nhiều việc phước lành để cầu siêu độ cho họ. Dù người mất đã lâu, chúng ta cũng có thể vì họ mà làm mọi việc phước lành và nhất là phải tụng kinh niệm Phật để hồi hướng cầu nguyện cho họ. Có thế, thì hương linh của người mất, nhờ đó mà cũng được thừa hưởng ít phần lợi lạc. Xin phật tử nên vì mẹ mà cố gắng tu tạo nhiều việc phước lành để thành tâm hồi hướng phước đức đó về cho mẹ mình. Được vậy, thì rất là quý báu, vì cả hai đều được ân triêm lợi lạc vậy.