Tại sao lại cúng cháo cho cô hồn?

2021-08-06 10:04:20.0
Cháo loãng được coi là lễ vật không thể thiếu khi cúng cô hồn. Vì cháo ở đây được cúng cho cô hồn sống lang thang trong cõi giới trung gian, cõi giới ngạ quỷ, do ác nghiệp đã gây tạo đời trước mà kiếp này phải bị đọa vào loài ma đói, quỷ đói với thân hình xấu xí, cái bụng bằng cái trống nhưng cần cổ chỉ nhỏ bằng cây kim, không thể ăn uống gì được, chỉ húp được nước cháo mà thôi.

MỤC LỤC

    Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng thí thực, đây là cách gọi dân gian của ngày xá tội vong nhân thường được tổ chức vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Lễ cúng này nhằm mục đích bố thí, cùng dường cho những vong linh vất vưởng, không thân nhân, không người cúng kiếng.

    Cúng cô hồn là môt nghi lễ truyền thống, được truyền qua nhiều thế hệ người Việt.

    Đến rằm tháng 7, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cúng vào buổi chiều muộn để giúp những vong hồn còn lang  thang nơi trần gian, chưa về được cõi âm sẽ được bắc cầu siêu độ.

    Tùy vào điều kiện từng gia đình mà mâm cúng có phần khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ: vàng mã, hoa quả, khoai luộc, kẹo bánh, gạo muối, và quan trọng nhất là cháo loãng. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Tại sao lại cúng cháo cho cô hồn nhé.

    1. Tại sao lại cúng cháo cho cô hồn?

    Cháo loãng được coi là lễ vật không thể thiếu khi cúng cô hồn. Vì cháo ở đây được cúng cho cô hồn sống lang thang trong cõi giới trung gian, cõi giới ngạ quỷ, do ác nghiệp đã gây tạo đời trước mà kiếp này phải bị đọa vào loài ma đói, quỷ đói với thân hình xấu xí, cái bụng bằng cái trống nhưng cần cổ chỉ nhỏ bằng cây kim, không thể ăn uống gì được, chỉ húp được nước cháo mà thôi.

    Tuy nhiên không ít gia đình đã vô tình bỏ qua lễ vật quan trọng này.

    Đối với các thai nhi bị mẹ bỏ rơi thì người ta thường dùng đồ cúng như bỏng ngô, các loại bim bim, các loại sữa hộp, các loại kẹo bánh, khoai lang, sắn luộc, ngô luộc,…. Những đồ này thuộc thực phẩm khô, được bọc trong túi nên không mất đi sự sạch sẽ.

    Các gia đình có thể ăn, hoặc đem phân phát cho mọi người cùng ăn. Đối với mâm lễ này thì chúng ta hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng các đồ cúng cô hồn này để ở ngoài dĩa thì sau khi cúng xong cũng không nên ăn đồ cúng này vì không còn sạch sẽ nữa.

    Trong lễ xá tội vong nhân, các gia chủ thường vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn. Sau khi cúng xong, nên đốt vàng mã ngay tại chỗ để các vong hồn nhân lễ và đi ngay, không lẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.

    2. Nghi thức cúng cháo có từ bao giờ

    Nghi thức cúng cháo bắt nguồn lúc Đức Phật còn tại thế, căn cứ theo bản Kinh "Phật Thuyết Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh". Trong khế kinh này ghi rằng Tôn giả A Nan, thị giả của Phật, đang thiền tọa trong đêm khuya vắng, khoảng canh ba chợt thấy một con quỷ đói với một thân xác tiều tụy khô gầy xấu xí, mặt cháy xám (diện nhiên), cần cổ nhỏ bằng kim, miệng phun ra lửa (diệm khẩu), bước vào cảnh báo rằng ba ngày sau ngài A Nan sẽ chết và sẽ đọa vào loài quỷ đói. Tôn giả A Nan nghe sợ quá, nên hỏi con quỷ làm cách nào để thoát khỏi khổ nạn. Quỷ bảo rằng "rạng sáng ngày mai, ông dùng các thức uống ăn đem bố thí cho loài quỷ đói và phát tâm cúng dường Tam bảo hồi hướng công đức để giúp chúng tôi sớm thoát khổ địa ngục và ngạ quỷ, thì ông mới thêm tuổi thọ". Ngài A Nan quá kinh hãi nên bạch Phật cứu giúp.

    Phật dạy: "Ông chớ có quá lo sợ, ta nhớ lại trong quá khứ vô lượng kiếp, thuở đó ta làm người dòng Bà la môn, đối trước Bồ Tát Quán Thế Âm, ta thọ được pháp đà la ni (biến thực chân ngôn) của Phật vô lượng uy đức Tự Tại Quang Minh Như Lai; ta nay truyền dạy lại ngươi, nếu trì tụng thần chú đây, niệm được bảy biến có thể khiến cho một món ăn hoá ra làm vô lượng món ăn và trở thành mùi vị cam lộ ngon ngọt, khiến cho các loài được thọ hưởng no đủ". (lược theo Nhị Khóa Hiệp Giải, bản dịch của HT Khánh Anh). Tiếp đó Đức Thế Tôn đã dạy rõ phương pháp cứu độ ngạ quỹ qua bản Kinh "Phật Thuyết Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni". Kinh này sau đó đã truyền sang Trung Quốc và Việt Nam. Mùa an cư năm nay, bản kinh này đã được HT Thích Huyền Tôn tại Úc châu chuyển ngữ và được phát hành rộng rãi trong và ngoài Úc châu (xem bản kinh này trên trang nhà quangduc.com), có thể nói đó là bản Việt dịch đầu tiên đầy đủ về khoa chẩn tế thí thực cô hồn, và cũng là một bản dịch để đời của HT dịch giả, vì văn phong của bản kinh đã trác tuyệt, mà bút pháp của Hòa thượng còn cực kỳ điêu luyện, đã làm cho người đọc không còn có cảm giác đây là bản dịch từ tiếng nước ngoài.

    3. Cách nấu cháo trắng cúng chúng sinh

    Các bạn đừng nghĩ nấu chão loãng rồi cũng đổ ra đất thôi nên nấu sao chả được. Như vậy là bạn đã sai rồi đó. Làm gì cũng phải có tâm. Nếu cho mà họ không dùng được là mình đang tự phí của mình, lại không giúp gì được cho những người đang đói khát ở cõi khác. Chưa kể, nếu làm việc tốt mà không đúng sẽ tự tay tạo nghiệp. Vậy nên khi nấu cũng cần phải có sự chu toàn, nêm nếm vừa vị, dễ ăn.Để nấu 12 chén cháo trắng cho mâm cúng này, các mẹ hãy chuẩn bị:

    Gạo

    Nước

    Gia vị

    Cách nấu:

    Khi nấu cháo, các mẹ hãy vo gạo thật sạch, sau đó cho gạo lên bếp rang đến khi hạt gạo trắng đục chuyển hết sang màu trắng trong thì tắt bếp.Cho nước vào nồi nấu đến khi nước sủi tăm mới cho gạo rang vào theo tỉ lệ 1 phần gạo thì 3 phần nước. Có thể cho thêm một chút phèn chua vào để cháo nấu nhanh nhừ hơn. Nêm muối sao cho vị vừa ăn bình thường.Trong thời gian nấu cháo cần canh lửa vừa phải để khi nấu cháo không bị trào.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ