Tại sao lai thắp hương ngày Mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng và Văn Khấn

2021-07-15 09:41:21.0
Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng

MỤC LỤC

    Theo truyền thống, cứ đến các ngày tuần (mồng một) hay rằm (15 âm lịch) hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ để thắp hương tổ tiên. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Tại sao lai thắp hương ngày Mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ở bài viết dưới đây nhé.

    1. Theo quan niệm dân gian

    1.1 Ngày Mồng 1

    Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày Sóc. Nguyên nghĩa từ Sóc là “khởi đầu”, “bắt đầu”. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày Sóc. Ngày mà đêm tối đen, không có ánh trăng. Khi mà mặt trăng nằm ở bên kia trái đất, ngày mà dương tính rất cao, cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi năng lượng dương quá nhiều dẫn tới tâm tính bất ổn, hay nóng tính.

    1.2 Ngày Rằm

    Ngày Rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là “nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng”.

    Người xưa quan niệm rằng khi đó mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu xuốt ánh sáng của nhau, soi chiếu vào tâm hồn con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi mọi đen tối và vẩn đục trong đêm đen. Chữ vọng có nghĩa là trông mong, ước mong. Người xưa lấy ý nghĩa này để làm ngày cầu nguyện.

    Tương truyền vào ngày mùng 1 (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng), mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, rồi tạo ra một năng lượng đặc biệt gây tác động vào con người (sinh bệnh tật, thiên tai,…). Vì chưa hiểu rõ về tự nhiên nên thế hệ trước rất sợ hãi, tưởng bản thân đắc tội quỷ thần nên bảo nhau cùng thắp hương lễ bái nhằm cầu cho tai qua nạn khỏi. 

    Song cũng có quan niệm dân gian khác kể rằng ngày Sóc, Vọng là ngày “thiên – địa – nhân” hòa hợp thích hợp để dâng hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên hay ước cầu thần linh phù hộ độ trì được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, thành đạt.

    Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng

    2. Theo quan điểm Nho giáo, Phật Giáo

    Theo truyền thống của Nho giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm là thời điểm “Thiên địa mở thông”. Nghĩa là ngày con người và trời đất như hòa thành một thể thống nhất, người trần gian sẽ cảm ứng, kết nối với vong hồn, thần linh. Thắp hương vào 2 ngày này thì ông bà tổ tiên sẽ cảm nhận được tấm lòng của con cháu, thần linh sẽ lắng nghe rõ nguyện vọng của người trần gian. 

    Đối với Phật giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày cát tường thích hợp thắp hương, tụng kinh. Trong ngày này, các Phật tử sẽ cầu an (mong gia đình bình an, khỏe mạnh, may mắn), cầu siêu (mong các vong linh siêu thoát, không vướng bận trần thế) hay cầu sám hối (tự ăn năn về những lỗi lầm). 

    3. Văn khấn ngày Mồng 1, nhày Rằm cúng Gia Tiên

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)

    – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

    – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

    Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

    Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

    Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ