Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Không nên giết hại vì ai cũng muốn sống, đồng thời cũng không nên gây tổn hại cho mọi chúng sinh, dù chính mình không trực tiếp cầm dao để sát sinh vật, nhưng ăn thịt tức là gián tiếp cổ động cho người khác sát sinh”. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu tại sao nên ăn chay vào mùng 1 và ngày rằm. Ăn Chay có được phước báo gì không?
Theo nghĩa thông thường, ăn chay đơn giản là ăn các loại thực vật không ăn động vật.
Thực thì việc ăn chay có thể diễn ra trong nhiều ngày chứ không phải chỉ giới hạn cho ngày rằm, mùng một. Tuy nhiên, hai ngày này vẫn được ưu tiên dù bạn ăn vài ngày hay nhiều ngày cũng thế.
Nói đến ăn chay có nhiều ý nghĩa và nhiều loại ăn chay:
Ăn chay kỳ: ăn chay vài ngày/ tháng hoặc vài tháng/ năm.
Ăn chay trường: ăn chay suốt đời.
Theo Phật giáo, việc ăn chay xuất phát từ tâm từ yêu thương tất cả chúng sinh, dù đó là loài động vật. Nhận rõ động vật cũng như con người, chúng cũng có cảm giác đau khi bị thương tổn và cũng có một nổi sợ khi đối diện với cái chết; bởi thế, xuất phát từ lòng từ, xem mạng sống là bình đẳng là như nhau nên không giết hại hay ăn thịt.
Bên cạnh đó, theo một số người, việc ăn chay còn xuất phát từ nhu cầu sức khỏe – ăn chay để chữa bệnh, ăn chay để đẹp da, ăn chay để trường thọ,…Mang tiếng là ăn chay nhưng dực trên mục đích cá nhân chứ không phải là sự đại ái với chúng sinh.
Một số khác vì muốn bảo vệ thế giới động vật nên tìm đến việc ăn chay. Mặc dù việc ăn chay này có nghĩ đến động vật nhưng mục đích chính là muốn thông qua việc ăn chay góp tiếng nói ngăn chặn vấn nạn săn bắn động vật. Thường thì điều này mang đặc thù công việc là hơn.
Ăn chay không giống với ăn kiêng:
Ăn kiêng: thường cử cái húp nước, mục đích thường là chữa bệnh, nhịn ăn vào ban ngày ăn vào ban đêm, hoặc thâm chí việc không ăn môt số loài động vật như heo, bò, gà,…cũng chỉ là vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Có thể nói rằng, hiện nay, khi đề cập đến việc ăn chay, đó là sự phát tâm đến từ nhiều Phật tử. Chay kỳ cũng có. Trường tray cũng có không ít. Đại đa số ăn chay 2 ngày – ngày rắm và ngày mùng; 4 ngày – ngày 14, ngày rằm, mùng 1 và mùng 2;…Bạn ăn chay bao nhiêu ngày? Thực, dù bạn ăn chay 2, 4, hay 10 ngày thì ngày rằm và mùng một vẫn là hai ngày không thể bỏ qua.
Sâu xa là từ việc các tôn giáo cổ xưa thường khuyên tín đồ của mình ăn chay vào 2 ngày này. Để tôi nói cho bạn biết đây là lí do hết sức khoa học. Vào bất cứ tháng nào trong năm, mùng một sẽ là đêm tối trời nhất và ngày rằm thì trăng sáng tỏ – bạn dễ dàng nhận ra điều này. Hai ngày này Trái Đất đặc biệt gần Mặt Trăng hơn. Nước chịu sức hút từ Mặt Trăng nên vào 2 ngày này thủy triều dâng cao. Cơ thể của chúng ta với khoảng 2/3 là nước nên cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Nói thế không có nghĩa là Mặt Trăng hút cạn nước trong đại dương hoặc cơ thể chúng ta. Đơn giản, đây là sự hấp dẫn và có lực hút nghiêng về phía đó. Nước là âm – âm có tính chạy lên, vậy nên trong cơ thể của chúng ta vào thời điểm đó hệ thần khinh não bộ chịu sự tác động -> tâm trí rối loạn và bất an.
Nếu bạn để ý thì vào những ngày này chúng ta thường có tâm lí bất an dẫn đến manh động. Nếu bình thường ai đó nói vài câu chói tai chúng ta có thể bỏ qua nhưng vào những ngày đó cùng một câu nói chúng ta sẽ có hành động trái ngược hoàn toàn – đánh nhau và mắng nhau dễ dàng. Nguyên nhân cũng từ việc bất ổn tâm sinh lí dẫn đến thiếu tự chủ và kiềm chế. Cũng vì lí do này mà các tôn giáo xa xưa (đặc biệt là Phật giáo) đã yêu cầu các tín đồ của họ ăn chay, trì giới, sám hối vào những ngày này. Mục đích cũng là để giảm tính hung và những tội lỗi có thể xảy ra.
Tính khí của chúng ta cũng chịu sự chi phối trong việc ăn uống. Ăn thịt có tính hăng mạnh nên chúng ta cũng dễ nổi giận. Vào 2 ngày – ngày rằm và mùng 1, như đã nói ở trên thì tính khí của chúng ta trở nên bất an, khó tự chủ nếu ăn thịt nữa thì việc có thể gây ra lỗi là khó tránh. Bởi thế đạo nhà Phật khuyên chúng Phật tử nên ăn những thứ nhẹ nhàng, thanh đạm vào hai ngày này để giảm bớt tính khí hung hăng.
Thậm chí, bạn cũng có thể gặp ác mộng vào các ngày này. Hơn nữa kinh nguyệt và tinh khí cũng có xu hướng thoát ra ngoài vào những ngày này. Bạn cũng nên lưu ý, hạn chế uống nước (nhất là rượu, bia, và các chất kích thích – những thứ có âm tính cao) để tránh làm thần kinh thêm phần rối loạn.
Nếu bạn là người tu thiền, thì việc định tâm là khá khó khăn vào 2 ngày này. Vậy nên, hãy dành thời gian để trì tụng và sám hối. đồng thời cũng nên tránh tiếp xúc với những người không mấy thiện chí.
Ăn, giết hại sát sanh hiện đời chịu nhiều tật bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia lìa; sát sanh là góp phần gây họa chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán v.v… Chết đọa ba đường ác (địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh), chịu vô lượng thống khổ.
Tự tay mình giết, xúi người khác giết, giúp đỡ, khen ngợi việc giết hại, cung cấp dụng cụ giết, chỉ phương pháp giết, thích ăn thịt động vật, bắt và ăn thai trứng động vật.
a. Năm căn không được đầy đủ (mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chân bị tàn phế) là do đời trước bắn, ném chim, thú; hoặc chặt đầu, bẻ chân, bẻ cánh chim, thú.
b. Già cả cô độc không con cái nương nhờ là do bắt trứng chim hoặc chim con, khiến cho chim mẹ mất con.
c. Mồ côi từ nhỏ, không có người thân là do bắt súc-sinh, trói buộc hoặc giam nhốt chúng, khiến cho chúng phải xa rời cha mẹ, anh em, đồng bọn.
d. Sinh làm trâu, cày bừa cực khổ còn bị đánh đập là do tham lam của người.
e. Hai tay cong queo không làm gì được, hai chân tàn phế, lưng gù, thân thể bại liệt do đời trước phá hoại nơi ở của thú, giăng lưới bắt cá, chim, thú hoặc bẻ tay chân làm tổn thương chúng.
3.2 Những ngày đám cưới, giỗ, tiệc tùng
Chớ nên hại vật, sát sanh để ăn hoặc cúng tế. Vì sát sanh là tạo ác nghiệp, mà mong cầu sự an lạc, niềm vui hạnh phúc là điều không có thể. Tốt nhất những ngày đó nên tổ chức chay; và việc cúng tế tuyệt đối cũng phải cúng chay. Được như vậy thì việc cúng tế mới được phước, dễ cảm ứng và linh nghiệm hơn, đồng thời không tạo tội lỗi …
Đức lớn của trời đất là sự sống; Đạo lớn của Như-Lai là từ bi.
Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Chúng sinh đều là anh em, đều có sự sống; để biểu hiện tình thương yêu lẫn nhau ta không nên ăn thịt lẫn nhau. Ngoài ra đó cũng là một cách để thể hiện sự công bình, tức là đừng làm cho kẻ khác những gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình.
Mỗi người tùy theo phước đức hay tội báo của mình mà có một cận tử nghiệp và sự chiêu cảm khác nhau. Cố cư sĩ hiện đời chuyên tâm tu tập, ăn chay, niệm Phật, trì kinh, nghe pháp nên nghiệp cận tử của ông là được theo vị pháp sư mà ông hằng kính ngưỡng vào giảng đường nghe pháp. Và nhờ phước lực huân tu trường chay, trưởng dưỡng lòng từ, không sát hại chúng sanh nên chiêu cảm được gặp vị cao tăng giảng kinh Báo Ân ca ngợi công đức hiếu thuận, trong đó ăn chay không những tiêu trừ nghiệp chướng cho chính mình mà còn có thể góp phần để cứu độ cha mẹ và những thân nhân quá vãng.
Ngày nay, người ăn chay ngày càng đông và mục đích ăn chay của họ cũng khác biệt, có thể ăn chay vì sức khỏe, dưỡng sinh, trị bệnh hoặc vì thương tưởng chúng sanh, trau dồi nhân cách và phát triển từ bi. Dù ăn chay với mục tiêu nào đi nữa cũng góp phần hạn chế bớt sự giết hại, nuôi dưỡng sự sống, bảo vệ môi trường… và giúp người ăn chay hiền thiện hơn.
Tuy chúng ta chưa hội đủ duyên lành để cơ cảm và trải nghiệm những giá trị của tu tập ăn chay như cư sĩ Cố Thuận Chi nhưng "giấc mộng" của ông đã nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người hãy tôn trọng sự sống, giảm bớt sự sát hại và nuôi dưỡng lòng từ bằng chính việc thực tập ăn chay trong đời sống hàng ngày.