Tại sao Trung Thu được xem là ngày tết lớn của người Hàn Quốc?

2022-09-02 11:30:22.0
Tết Trung thu ở Hàn có tên gọi là Chuseok, diễn ra vào dịp Rằm tháng Tám hàng năm và kéo dài khoảng 5 ngày. Vào những ngày này, bên cạnh nhiều hoạt động quan trọng thì việc ăn uống cũng được chú ý rất cẩn thận.

MỤC LỤC

    Tết Trung thu là một ngày lễ lớn ở Hàn Quốc và vào dịp này các gia đình thường đoàn tụ về với nhau để cùng ngồi chuyện trò ăn uống và tận hưởng thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Tại sao Trung Thu được xem là ngày tết lớn của người Hàn Quốc?

    1. Nguồn gốc của tết Trung thu ở Hàn Quốc

    Lễ Chuseok có từ thời Gabae của nước Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935). Vua Yuri (24-27), quân vương thứ ba của triều Silla, là người đầu tiên thiết lễ Chuseok vốn nguyên bản là từ một cuộc thi tài.

    Tết Chuseok còn có những tên gọi khác như Hangawi (한가위) – Han (한) có nghĩa là “lớn”(kh’ư ta 크다), gawi (가위) nghĩa là “ở giữa” (gauntae 가운데); 중추절 (jungjjuchoenl Tết Trung Thu), Gabae (가배, 嘉 俳 ) – Ngày Gia bài (tương truyền vào thời Shinla, đến ngày này, nhà vua thường tổ chức cho các công chúa chơi trò chơi thi dệt vải trong cung điện, ai thua sẽ phải chuẩn bị các tiết mục múa hát và các món ăn). Đây là ngày mà người Hàn Quốc, người nông dân xuyên suốt các thời kỳ lịch sử tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu trong năm và chia sẻ sự sung túc của họ với gia đình và bạn bè.

    Xem thêm: Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày 

    Mặc dù nguồn gốc chính xác của Chuseok còn chưa rõ ràng, nhưng ngày lễ truyền thống này có thể được tìm thấy qua tín ngưỡng cổ xưa xung quanh mặt trăng. Mặt trời mọc được xem là thông thường nhưng trăng tròn thì chỉ xuất hiện một tháng một lần nên được xem là một sự kiện đặc biệt và đầy ý nghĩa. Vì vậy, lễ hội mùa thu hoạch diễn ra vào ngày trăng tròn, sáng hoặc ngày 15 tháng 8 âm lịch.

    2. Tại sao Trung Thu được xem là ngày tết lớn của người Hàn Quốc?

    Lễ hội Chuseok (hay còn gọi là Tết Trung thu Hàn Quốc)  là một trong những ngày Tết lớn và rất quan trọng với người Hàn Quốc. 

    Ngày này là ngày để gia đình đoàn tụ dù các thành viên có ở xa đến mấy, mọi người cũng cố gắng tụ họp về nhà để có thể cùng ngồi chuyện trò ăn uống và tận hưởng thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm.

    Cũng giống như Việt Nam và các quốc gia Á Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, ngày Tết Chuseok (Tết Trung Thu) ở Hàn Quốc cũng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm.

    Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa văn hóa, mỗi quốc gia dựa trên những điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa khác biệt, đều chỉ mượn chiếc bình hình thức để thay vào đó những men rượu riêng, thể hiện tinh thần và sức sống nội tại của riêng mình.

    Vào buổi sáng ngày Chuseok, các món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu tươi từ vụ mùa trong năm được bày biện để làm lễ Charye tạ ơn tổ tiên (lễ cúng gia tiên).

    Sau Charye, các gia đình đến viếng mộ tổ tiên của họ và tham gia vào nghi thức nhổ cỏ mọc trên gò chôn cất. Qua hoàng hôn, các gia đình và bạn bè đi dạo và ngắm vẻ đẹp của trăng tròn mùa thu hoạch hoặc chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn của Hàn Quốc).

    Theo phong tục của người Hàn Quốc, vào buổi sáng ngày lễ Chuseok, các thành viên gia đình quây quần tại nhà của họ để tổ chức lễ cúng (được gọi là Charye) để tưởng niệm tổ tiên của họ. Lễ Charye chính thức được tổ chức hai lần trong năm: trong dịp lễ Seollal (Ngày đầu năm mới) và Chuseok.

    Việc viếng mộ trong dịp lễ Chuseok được biết với tên Seongmyo. Trong dịp này, các thành viên gia đình nhổ cỏ mọc xung quanh mộ vào mùa hè, được gọi là Beolcho. Phong tục này được xem là một nghĩa vụ và một cách biểu lộ sự thành kính đối với gia đình.

    Vào các ngày cuối tuần, khoảng một tháng trước dịp lễ Chuseok, các con đường cao tốc của Hàn Quốc trở nên cực kỳ đông đúc vì các gia đình đến thăm viếng mộ tổ tiên để làm tròn nghĩa vụ của mình. Sau đó họ lại đến viếng mộ lần nữa vào dịp lễ Chuseok.

    3. Tết Trung thu Hàn Quốc ăn gì?

    Tết Trung thu ở Hàn có tên gọi là Chuseok, diễn ra vào dịp Rằm tháng Tám hàng năm và kéo dài khoảng 5 ngày. Vào những ngày này, bên cạnh nhiều hoạt động quan trọng thì việc ăn uống cũng được chú ý rất cẩn thận. Không chỉ 1 - 2 món, cỗ Tết Trung thu của người Hàn lên đến tận 10 món khác nhau.

    3.1. Bánh Songpyeon

    Đây được xem như là bánh Trung thu của Hàn Quốc. Tuỳ từng vùng miền, bánh có thể được làm thành nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình trăng khuyết bởi người Hàn cho rằng điều này tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, nảy nở.

    Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

    Bánh Songpyeon được làm bằng bột gạo, bên trong nhân là đậu xanh sau đó mang hấp trên một lớp lá thông tươi tạo nên mùi hương vô cùng đặc biệt.

    3.2. Bánh kếp Jeon

    Đây là một loại bánh truyền thống của người Hàn được làm từ bột loãng trộn với rau củ rồi mang chiên lên. Tuỳ từng gia đình, các nguyên liệu làm bánh có thể khác đi một chút. Và vào dịp Tết Trung thu thì món bánh này cũng có sự góp mặt.

    3.3. Sườn hầm rau củ

    Món này thường sử dụng sườn heo hoặc sườn bò hầm với các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, hạt dẻ, nấm... Sườn được ninh đến khi nước đặc lại, ăn vô cùng đậm đà.

    3.4. Canh khoai sọ Toranguk

    Đây là món canh rất phổ biến trong mùa thu ở Hàn, và tất nhiên không thể thiếu trong Tết Trung thu. Món này sử dụng ức bò hoặc gân bò để ninh cùng với khoai.

    3.5. Miến trộn rau củ Japchae

    Món miến trộn này xuất hiện trong rất nhiều dịp quan trọng của người Hàn như sinh nhật, Tết âm lịch và tất nhiên là cả Tết Trung thu. Miến trộn với thịt và các loại rau củ thái dạng sợi, tạo nên món ăn vô cùng ngon miệng.

    3.6. Thịt bò xào Bulgogi

    Khác với đa số các món mặn khác là có vị cay thì thịt bò Bulgogi được ướp ngọt sau đó xào chung với hành tây, cà rốt... Món này có thể ăn chung với cơm hoặc như người Hàn thường làm là cuốn chung với các loại rau.

    3.7. Kim chi nước củ cải Dongchimi

    Cũng là kim chi nhưng vào ngày Tết Trung thu, người Hàn sẽ ăn món kim chi nước củ cải với vị chua ngọt để cân bằng lại độ ngấy khi ăn các món chiên xào khác.

    3.8. Rượu Baekju

    Đây là loại rượu truyền thống dùng trong Tết Trung thu của người Hàn Quốc.

    3.9. Quả lê

    Loại hoa quả nổi tiếng là ngon của Hàn Quốc - quả lê cũng góp mặt trong mâm cỗ Trung thu đặc biệt này.

    3.10. Bánh gạo Hangwa

    Bánh gạo Hangwa được làm từ bột gạo, mật ong, hoa quả, rễ cây và chất tạo màu tự nhiên. Món bánh này có hương vị ngọt dịu, thường được thưởng thức với trà nóng.

    4. So sánh Tết Trung thu Việt Nam và Hàn Quốc

    4.1 Về nguồn gôc
     
    Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc từ xa xưa nên cả 2 nước đều đón tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở Việt Nam, tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước khi tiết trời vào thời kì mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Tết Trung thu được tổ chức thời điểm này để cúng tổ tiên và mừng mùa màng bội thu. Sau này tết Trung thu được chuyển dần thành ngày tết Thiếu nhi. Tuy vậy, ở Việt Nam ngày tết này không được công nhận là ngày lễ chính thức, học sinh, người đi làm không được nghỉ. 

    4.2 Phong tục nhân dịp lễ trung thu

    Ở Việt Nam thì Trung thu đã trở thành ngày tết Thiếu nhi, do đó các khu phố, bậc phụ huynh thường cho con tham gia “phá cỗ”, ăn bánh Trung thu và đi rước đèn. Vì đây không phải là 1 ngày lễ chính thức nên các phong tục cũng không quá phức tạp, cầu kì.
    Ở Hàn thì khác, Chuseok là 1 dịp lễ lớn và quan trọng. Có khá nhiều nghi thức diễn ra trong thời gian này ở các gia đình, đặc biệt là 2 nghi thức không thể thiếu: nghi thức Beolcho (벌초) và nghi thức Seongmyo (성묘). 2 nghi thức này gần giống với phong tục tảo mộ vào tiết Thanh minh của người Việt trong dịp Tết. Vào dịp Chuseok ở Hàn, các thành viên trong gia đình người Hàn sẽ đến phần mộ của tổ tiên, dọn dẹp và cắt cỏ dại khu vực xung quanh mộ. Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ bày một mâm cỗ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa để dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng thành kính, biết ơn. Ngoài ra người Hàn còn có nghi thức Charye (차례). Toàn bộ thành viên gia đình sẽ tụ họp lại tại phòng chính vào sáng sớm ngày đầu tiên của Chuseok để tiến hành các nghi lễ tưởng niệm trước bàn thờ tổ tiên. Sau khi nghi lễ kết thúc, họ sẽ thụ lộc cùng nhau. 

    4.3 Món ăn truyền thống nhân dịp trung thu

    Ở Việt Nam thì không thể nhắc đến bánh Trung Thu rồi. Những chiếc bánh nướng bánh dẻo với nhân thơm phức, chỉ nhắc thôi đã thấy thèm. Bánh Trung thu ở Việt Nam thường được làm thành hình tròn tượng trưng cho trời hoặc hình vuông tượng trưng cho đất. Bên cạnh đó còn có cả hình chú heo con, cá chép rất xinh xắn nữa. 
    Ở Hàn thay vì bánh Trung thu thì họ ăn Songpyeon (송편). Songpyeon là món bánh được làm bằng bột gạo mới, gạo không dính, có nhân vừng, đậu đỏ, đậu xanh và được nặn thành hình bán nguyệt. Bánh được hấp trên lớp lá mỏng nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy được mùi thơm mùi hoa lá. Theo truyền thuyết ở Hàn, cô gái nào làm ra chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất sẽ có thể gặp được người chồng tuấn tú và sinh hạ được 1 bé gái xinh xắn. Các món ăn khác thường được thấy trong dịp Chuseok gồm có Jeon, hồng khô, rượu baekju (rượu trắng), canh khoai sọ Toranguk… 

    4.4 Những hoạt động, trò chơi truyền thống trong tết trung thu

    Ở Việt Nam thì bố mẹ thường tặng cho con những món đồ truyền thống như đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ, đèn kéo quân, đèn cù, trống, đầu lân... để con tham gia vào lễ rước đèn. Thêm nữa, ở Việt Nam có rất nhiều các buổi biểu diễn để "đón" chị Hằng, anh Cuội về chơi trung thu với trẻ em. 
    Ở Hàn thì không có lễ rước đèn như Việt Nam, thay vào đó họ chơi kéo co Juldarigi (줄다리기), đánh trận giả, đấu vật Ssireum (씨름), Yutnori (윷놀이)… Dạo gần đây thì có nhiều người Hàn chọn đơn giản hoá tết Chuseok bằng cách đi du lịch cùng gia đình, coi như đây là thời gian để mọi người có thể nghỉ ngơi sau hơn nửa năm làm việc vất vả.  

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Chia sẻ