Tháng 7 âm lịch Tụng Kinh Vu Lan Báo Hiếu Cầu Siêu Phước Báu Vô Lượng - Nghi Thức Trì Tụng Kinh Vu Lan bản đầy đủ

2021-08-08 08:27:44.0
Tháng 7 âm lịch Tụng Kinh Vu Lan Báo Hiếu Cầu Siêu Phước Báu Vô Lượng - Nghi Thức Trì Tụng Kinh Vu Lan bản đầy đủ

MỤC LỤC

    1. Báo Hiếu trong Đạo Phật được hiểu là thế nào

    Đức Phật dạy: Trong tứ trọng ân của nhà Phật, ân Cha Mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật. Không có Cha Mẹ thì không có sự tồn tại của chúng ta ngày hôm nay.

    Kinh Phật có nói rằng: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”, dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để thể hiện lòng biết ơn của mình. Chúng ta phải làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất? 

    Nhiều người trong chúng ta vẫn thường nghĩ rằng, chỉ cần yêu thương cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng như vậy là đã hiếu nghĩa rồi. Nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Như chúng ta biết, Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại đệ tử của Phật. Nhưng mẹ Ngài không tin kính Tam Bảo, không tin nhân quả nên bà gây quá nhiều nghiệp ác. Vì vậy khi qua đời bà bị đọa vào thế giới ngạ quỷ. Thế giới của ngạ quỷ rất khổ sở, đói khát. 

    Tháng 7 Tụng Kinh Vu Lan Công Đức Vô Lượng

    Tôn giả Mục Kiền Liên là người tu hành đắc đạo, có thần thông. Ngài dùng thần thông đi khắp nơi tìm mẹ. Khi thấy mẹ sinh trong loài quỷ đói, đang bị hành hình, rên xiết, Ngài khổ đau vô cùng. Ngài vội đem dâng cho mẹ một bát cơm. “Mẹ ơi! Cơm đây mẹ hãy dùng”. Bà nghe con kêu và đưa cơm đến thì mừng quá, tay nhận bát cơm, tay bốc lấy mà ăn. Nhưng do lòng tham lam, xấu ác nên thức ăn biến thành lửa, thành than. Lại thêm một đau khổ nữa cho Mục Kiền Liên. Thấy mẹ khổ đau đói khát, mà cơm dâng thì không dùng được. Ngài chỉ còn cách là trở về trình với đức Thế Tôn, mong Phật từ bi chỉ cho phương thức để cứu mẹ. Đức

    Thế Tôn thương xót chỉ bày nhân ngày Tự Tứ, chư Tăng đồng tụ hội, nên sắm lễ trai tăng dâng lên cúng dường. Nhờ sức gia trì của thập phương tăng, chuyển hóa lòng tham lam keo xẻn của bà, bà liền được thoát khỏi loài ngạ quỷ, thác sanh về cõi trời. Nhờ thế, Tôn giả cứu được mẹ.

    Từ đó, ngày rằm tháng bảy, chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức lễ Vu Lan, là lễ cứu mẹ. Nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ công đức chú nguyện của mười phương chư Tăng tu hành đắc đạo, hồi hướng về cho thân bằng quyến thuộc của mình. Vì vậy nghi thức cúng dường trong ngày lễ này không mang tính chất mê tín dị đoan, mà nó có ý nghĩa riêng từ một sự kiện lịch sử.

    Trên tinh thần ấy, một người con hiếu đạo, hiểu Phật pháp thì đối với cha mẹ, chúng ta phải làm sao hướng dẫn cho cha mẹ biết tu tạo những công đức lành, kính Tam Bảo, tin nhân quả. Tin kính Tam Bảo tức là tin kính Phật, tin kính giáo Pháp của Phật và tin kính đoàn thể Tăng thanh tịnh, đệ tử của Phật. Tin nhân quả là tin như thế này: Nếu gây nên những nhân không tốt, làm khổ cho người, thì nhân ấy sẽ đưa đến hậu quả khổ đau.

    Là người Phật tử, tin và từng bước áp dụng Phật pháp trong cuộc sống của mình, thì sẽ được sự sáng suốt. Khi nghĩ, nói và làm việc gì mà biết rằng điều mình nghĩ, lời mình nói, việc mình làm, gây tổn hại, sẽ đưa đến những hậu quả không tốt, thì không bao giờ chúng ta làm. Đó là một cách tu. Rồi chúng ta tìm cách gần gũi, giải thích cho người thân của mình, khuyến khích họ cũng tu như vậy. Việc làm dù nhỏ nhưng tạo được duyên tốt, giúp đỡ những người thân của mình như cha mẹ, anh em, bà con v.v… đi theo chánh đạo, thì có một giá trị tinh thần rất lớn.

    2. Nên Tụng Kinh Thế nào để được Phước Báu

    Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật có dạy :

    "Dẫu tụng nhiều kinh điễn
    Không hiểu , ích lợi gì
    Chỉ rõ một câu pháp
    Thực hành sẽ đắc đạo" .

    Điều này có nghĩa là ngoài việc tụng đọc kinh sách bằng miệng, chúng ta còn phải dùng tâm để suy tư, quán chiếu những điều mình đang đọc, đang học. Nếu tâm khẩu tương ưng (miệng đọc, tâm nghĩ tưởng) thì việc đọc kinh mới có ích lợi. Ngược lại, nếu miệng đọc kinh mà tâm buông lung phóng túng, mãi tư duy, suy nghĩ về chuyện khác, không chịu chú tâm vào bản kinh mình đang đọc thì không thể hiểu rõ ý nghĩa của lời kinh. Đã không hiểu rõ thì không thấy được đường lối mà thực hành. Từ đó, an lạc hạnh phúc không thể nào đạt được.

    Trong Phí Nhàn Ca, Đại sư Hám Sơn từng nhắc nhở:  ​

            Tụng kinh việc dễ, nghĩa khó thông  

            Tụng không hiểu nghĩa, luống uổng công 

            Hiểu được không làm, thêm phí sức  

                                  Tu mù luyện quáng, cũng bằng không                   

         Như vậy, ý nghĩa và mục đích của việc tụng Kinh là nghe lại những lời đức Phật đã giảng dạy, tư duy để hiểu rõ nghĩa lý kinh điển, và cuối cùng là chân thực tu tập dựa trên chỗ tin hiểu này. Nói khác đi, đây là quá trình tu tập qua văn-tư-tu, tức nghe Pháp, tư duy nghĩa lý và y giáo phụng hành.

         Lúc ngồi tụng kinh, Phật tử phải quán tưởng rằng mình đang ngồi nghe Pháp trước đức Phật và trong đại chúng như thuở đức Phật còn tại thế.

         Nhờ sự sửa soạn thân tâm trang nghiêm như vậy, tâm chí thành của hành giả sẽ sinh khởi. Có tâm chí thành này, người Phật tử tụng kinh mới được công đức lớn, cũng như có thể “thâm nhập nghĩa kinh tạng, trí tuệ sâu như biển” như bài kệ Tự Quy Y Pháp đã nói. Cho nên, Đại sư Ấn Quang bảo: “Một phần thành tâm, sẽ được một phần công đức, mười phần thành tâm, sẽ được mười phần công đức.”

    3. Tại Sao tụng Kinh Vu Lan Tháng 7 âm lịch lại được Phước Báu Vô Lượng:

    Tụng Kinh niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, kiến tạo cho chính mình một cuộc sống an hòa. Lợi ích của sự tụng Kinh niệm Phật - ngoài công đức cho kẻ còn người mất - còn nói lên nếp sống đạo. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là tụng Kinh niệm Phật để tích phước cho con cháu. Hơn nữa, sự tụng Kinh niệm Phật còn đem lại 7 Lợi ích thiết thực dưới đây

    - Tụng Kinh niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.

    - Tụng Kinh niệm Phật để ôn lại những lời dạy của Phật. Lấy đó làm kim chỉ nam cho nếp sống đạo.

    - Tụng Kinh niệm Phật để giữ cho thân, miệng, ý được thanh tịnh, trang nghiêm và chính đáng.

    - Tụng Kinh niệm Phật để cầu an, thì nghiệp chướng tích lũy trong nhiều đời nhiều kiếp sẽ dứt trừ va tránh được những tai ương hạn ách có thể xảy ra trong bất cứ lúc nào.

    - Tụng Kinh niệm Phật để cầu siêu, nhờ sức chú nguyện thanh tịnh, hoán đổi tâm niệm xấu của người chết đã tạo, giúp họ xa lìa cảnh giới tối tăm và được sanh về thế giới an lạc.

    - Tụng Kinh niệm Phật để tỏ lòng ăn năn sám hối trước Phật đài và kể từ nay, tâm niệm của mình được thanh tịnh, nghiệp chướng khổ đau không còn nữa.

    - Tụng Kinh niệm Phật để pháp âm ngân vang, để cảnh tỉnh trần thế mê hoặc và cảm hóa mọi người đang sống trong cảnh u tối lầm than.

    4. Nghi Thức Trì Tụng Kinh Vu Lan Bản Đầy Đủ:

    Nếu có điều kiện thực hiện bài bản, hoặc nếu không có điều kiện lên hương có thể tùy nghi đọc tụng ở bất cứ nơi nào, không quan trọng hình thức.

    KINH VU LAN & KINH BÁO ÂN CHA MẸ

    (PHẦN DỊCH NGHĨA)

    1. NIỆM HƯƠNG

    (Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm.)

    TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN

    Án lam tóa ha. (3 lần)

    TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN

    Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. ® (3 lần)

    (Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương.)

    2. CÚNG HƯƠNG

    Nguyện đem lòng thành kính,

    Gởi theo đám mây hương,

    Phưởng phất khắp mười phương,

    Cúng dường ngôi Tam Bảo.

    Thề trọn đời giữ đạo,

    Theo tự tánh làm lành,

    Cùng Pháp giới chúng sanh,

    Cầu Phật từ gia hộ.

    Tâm Bồ Đề kiên cố,

    Chí tu học vững bền,

    Xa bể khổ nguồn mê,

    Chóng quay về bờ giác. 

    3. KỲ NGUYỆN

    Nay chính là mùa Vu Lan, chư tăng mãn hạ, đem đức lành hóa độ chúng sanh, chúng con một dạ chí thành, cúng dường trì tụng, đem công đức này, nguyện khắp mười phương, ba ngôi Tam Bảo, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, cùng các vị bồ tát, tịnh đức chúng tăng, từ bi gia hộ cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của đệ tử, cùng tất cả chúng sanh, sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, ra khỏi u đồ, siêu sanh lạc quốc. Ngưỡng mong oai đức vô cùng, xót thương tiếp độ. 

    Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát, Ma Ha Tát. ( 3 lần)

    4. TÁN THÁN PHẬT

    Đấng Pháp Vương vô thượng,

    Ba cõi chẳng ai bằng,

    Thầy dạy khắp trời người,

    Cha lành chung bốn loài.

    Quy y tròn một niệm,

    Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

    Xưng dương cùng tán thán,

    Ức kiếp không cùng tận. 

    5. QUÁN TƯỞNG PHẬT

    Phật, chúng sanh, tánh thường rỗng lặng,Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.

    Lưới đế châu ví đạo tràng,

    Mười phương Phật bảo, hào quang sáng

    ngời.

    Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. ©

    6. ĐẢNH LỄ

    • Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường Trú Tam Bảo. 
    • Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. 
    • Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. 

    7. CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT

    Lò báu đốt danh hương

    Khói trầm quyện tỏa khắp mười phương Tâm Bồ Đề dũng liệt phi thường

    Tiếp xúc đâu cũng phóng hào quang

    Khắp chốn an định tỏ tường

    Kính thành phụng hiến đức Thế Tôn.

    Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát, Ma Ha Tát. (3 lần)

    8. CHÚ ĐẠI BI

    Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni. ©

    Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

    Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.

    Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

    Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

    Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bàng ra dạ, ta bà ha.

    Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)

    9. KHAI KINH KỆ

    A Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu

    Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

    Nay con nghe thấy chuyên trì tụng

    Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

    10. KINH VU LAN

    Kinh này tôi nghe, đức Thế Tôn dạy, khi ngài ở trong tịnh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ. Bấy giờ tôn giả Đại Mục Kiền Liên, mới được trí thông, muốn độ cha mẹ, báo ân sanh dưỡng, bèn dùng mắt trí tìm khắp tất cả thấy mẹ của mình ở trong ngạ quỷ, không được ăn uống, da liền với xương. Tôn giả Mục Liên, thấy mẹ như vậy vô cùng bi thương, liền lấy bình bát đem cơm cho mẹ. Mẹ ngài được cơm tức thì tham lẫn, tay trái che bát, tay phải bốc ăn, nhưng chưa vào miệng cơm đả hóa ra than lửa đỏ hồng, nên không ăn được.

    Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm về bạch đức Phật.

    Phật dạy:

    “Mẹ ông tội lỗi sâu dày, không phải sức ông mà giải thoát được. Ông tuy hiếu thuận cảm động trời đất, nhưng mà trời đất quỷ thần ngoại đạo, đạo sĩ tà ma, tất cả người ấy không ai cứu được. Phải nhờ uy lực của mười phương chúng tăng mẹ ông mới được giải thoát tội nghiệp. Ta chỉ cho ông cách cứu độ mẹ, để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát.

    “Đại Mục Kiền Liên, ngày rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của mười phương tăng. Vì các cha mẹ hoặc hiện còn sống, hoặc đã quá vãng mà đang sa đọa trong vòng khổ não, ông nên chí thành cúng dường mười phương đại đức chúng tăng. Ngày Tự Tứ ấy tất cả thánh tăng hoặc tu thiền định ở tại núi cao, hoặc được bốn thứ đạo quả giải thoát, hoặc thọ trì kinh dưới gốc đại thọ, hoặc là Thanh Văn giác ngộ, Duyên Giác đủ các trí thông, giáo hóa tất cả, hoặc đại Bồ Tát đã lên Thập Địa mà quyền hiện ra làm đại tỳ kheo, tất cả đại đức thánh tăng như thế thảy đều từ bi ứng thọ cúng dường giới hạnh thanh tịnh, trí đức vô biên. Ai được cúng dường thánh tăng như thế thì khắp tất cả lục thân quyến thuộc đều vượt ác đạo ứng niệm giải thoát, cha mẹ hiện còn phước lạc sống lâu, cha mẹ quá khứ được thiên hoa quang.”

    Dạy Mục Liên xong, đức Phật lại dạy mười phương thánh tăng ứng thọ cúng dường phải chú nguyện trước cho người thí chủ. Trước khi chú nguyện đem để trước Phật, hoặc trong chùa tháp, đại đức chúng tăng, thiền định chú nguyện, rồi tự ứng thọ.

    Bấy giờ tôn giả Đại Mục Kiền Liên cùng với các vị đại thừa bồ tát đều rất hoan hỷ. Tiếng khóc bi thảm của ngài Mục Liên tức thời trừ diệt. Mẹ ngài Mục Liên cũng giải thoát ngay kiếp khổ ngạ quỷ ngay trong ngày ấy.

    Tôn giả Mục Liên lại bạch đức Phật:

    “Nhờ đức Tam Bảo, uy lực thánh tăng nên mẫu thân con đã được thoát khổ, nhưng đời sau này tất cả phật tử có thể cứu thoát cha mẹ hiện tại và cả bảy đời bằng cách cúng dường Vu Lan Bồn không?”

    Đức Phật liền dạy:

    “Lành thay Mục Liên, chính ta muốn nói ông lại biết hỏi. Đại Mục Kiền Liên, các vị xuất gia, vua quan dân chúng, ai người hiếu thuận là đều phải vì cha mẹ hiện tại cho đến bảy đời, ngày rằm tháng bảy, ngày tăng tự tứ, ngày phật hoan hỷ, chí thành cúng dường mười phương chúng tăng, để cho cha mẹ hiện còn đời này phước thọ tăng thêm, không bệnh không khổ, cha mẹ bảy đời thoát khổ ngạ quỷ sanh trong nhơn thiên, phước lạc vô cùng. Là người phật tử thì phải hiếu thuận; là người hiếu thuận thì trong từng niệm phải thường nghĩ đến cha mẹ hiện tại và cả bảy đời.

    “Hằng năm gặp đến ngày rằm tháng bảy thì phải tự hiếu, cúng dường Vu Lan để nhờ trí đức của phật, của tăng báo đáp từ ân của cha, của mẹ.”

    Đức Phật dạy xong, tôn giả Mục Liên và các đệ tử tại gia, xuất gia đều rất hoan hỷ chí nguyện phụng hành.

    Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát. (3 lần)

    11. KINH BÁO ÂN CHA MẸ

    Kinh này tôi nghe đức Thế Tôn dạy, khi ngài cùng với rất nhiều vị đại tỷ kheo và đại bồ tát ở nơi tịnh xá Kỳ Hoàn, thuộc nước Xá Vệ.

    Lúc bấy giờ đức Thế Tôn cùng với đại chúng đi về phía nam tịnh xá, thấy một đống xương khô, ngài liền đảnh lễ sát đất. Tôn giả A Nan thấy vậy bèn thưa:

    “Bạch đức Thế Tôn, ngài là đại sư của chúng sanh, là từ phụ của muôn loài, ai cũng quý kính, sao ngài lại lễ bái đống xương khô ấy một cách cung kính như thế?”

    Phật dạy A Nan:

    “Ông tuy là đệ tử thượng túc của Như Lai, nhưng kiến thức còn khiếm khuyết. Đống xương khô này hoặc là tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của Như Lai, nên Như Lai chân thành kính lễ.

    “Ông hãy đem đống xương khô này chia ra hai phần: nếu là nam thì xương trắng mà nặng, nếu là nữ thì xương đen lại nhẹ.”

    Tôn giả A Nan bạch Phật:

    “Bạch đức Thế Tôn, nam và nữ khi còn sinh tồn thì nhờ hình dáng mà nhận biết, nay chết rồi thì chỉ một đống xương khô như nhau, làm sao phân biệt?”

    Đức Thế Tôn dạy:

    “A Nan, người nam khi sống tinh tu phạm hạnh, đa văn thiền quán, nên xương trắng và nặng. Người nữ sinh sản, huyết sữa hao tổn, mệt nhọc lao khổ, nên xương đen và nhẹ.”

    Tôn giả A Nan nghe Phật dạy như thế lòng đau như cắt than khóc rơi lụy, bạch hỏi đức Phật:

    “Bạch đức Thế Tôn, ân đức cha mẹ thế nào? Làm sao báo đáp?”

    Đức Thế Tôn dạy:

    “A Nan, hãy nghe cho kỹ: trong mười tháng mang thai, mẹ hiền rất cùng cực khổ sở.

    “Thai mang một tháng, mới như hạt sương trên cỏ, tụ tán mong manh.

    “Hai tháng, như váng sữa.

    “Ba tháng, như huyết đọng.

    “Bốn tháng, hơi thành hình người.

    “Năm tháng, mới có đầu, hai tay và hai chân.

    “Sáu tháng, các giác quan mới khai tượng.

    “Bảy tháng, gân cốt lông da mới có.

    “Tám tháng, mới đủ lục phủ ngũ tạng.

    “Chín tháng, mới thành thai nhi, hấp thụ nguyên khí của mẹ mà sống.

    “Qua tháng thứ mười mới khởi sự chuyển sinh.

    “Nếu là hiếu thuận thì đứa hài nhi ấy xuôi tay mà ra, không thương tổn mẹ.

    Nếu là ngỗ nghịch thì cào cấu tâm can, phá đạp thai bào, làm cho thân mẫu đau đớn vạn trạng. Nên sinh đẻ được thân này, là may mắn phước đức lắm vậy.

    “A Nan, ân đức cha mẹ có mười điều sau đây:

    “Một là ân chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc.

    Bao kiếp duyên cùng nợ Ngày nay mới vào thai Đầy tháng sinh phủ tạng Bảy bảy, sáu tinh khai Thân nặng như non Thái Động tĩnh sợ phong tai Áo the đành xốc xếch Gương lược biếng trang đài.

    “Hai là ân khi gần sinh nở.

    Khi gần ngày sinh nở Nặng nhọc khổ vô cùng Cưu mang trong mười tháng Sinh nở sắp đến ngày

    Đứng ngồi coi nặng nhọc Dáng vẻ tựa ngô ngây Sợ hãi, lo cùng lắng Tử sinh giờ phút này!

    “Ba là ân sinh nở.

    Mẹ ta khi sinh nở Thân thể đều mở toang Tinh thần như mê man Máu me chan hòa đầy Chờ nghe tiếng con khóc Lòng mẹ mừng rỡ thay Đương mừng lại lo đến Héo hắt ruột gan này.

    “Bốn là ân nuốt đắng nhả ngọt.

    Tình mẹ thật sâu nặng Thương con chẳng phút ngơi Nhả ngọt nào có tiếc Nuốt đắng nói cùng ai? Yêu dấu như vàng ngọc Nâng niu tay chẳng rời

    Những mong con no ấm Mẹ đói rách cũng vui.

    “Năm là ân nhường khô nằm ướt.

    Tự mình nằm chỗ ướt Chỗ ráo dành cho con Hai vú phòng đói khát Hai tay ủ gió sương Thâu đêm nằm chẳng ngủ Nâng niu tựa ngọc vàng Những mong con yên ổn Lòng mẹ mới được an.

    “Sáu là ân bú mớm nuôi nấng.

    Ân mẹ dày như đất Công cha thẳm tựa trời Che chở ơn cao dày Cha mẹ nào tính toán Chẳng quản câm, mù, điếc Không ghét què chân tay Con sinh từ bụng mẹ Còn đổi dạ thương ai.

    “Bảy là ân tắm rửa săn sóc.

    Vốn người có nhan sắc Lại thêm phấn sáp xông Mày xanh như liễu lục Má đỏ tựa sen hồng Giặt giũ khăn cùng tã Dơ dáy chẳng quản công Cốt sao quần áo sạch Búi tóc gọn là xong.

    “Tám là ân xa cách thương nhớ.

    Tử biệt nào ai muốn Sinh ly càng xót thương Con đi đường xa cách Lòng mẹ chốn tha hương Ngày đêm luôn tưởng nhớ Sớm tối lệ bi thương Như vượn thương con đỏ Khúc khúc đoạn can trường.

    “Chín là ân vì con làm ác.

    Lao khổ đủ muôn bề Bữa ăn vẫn khó kiếm Vì muốn con no ấm Việc ác mẹ khó từ Mẹ trải bao gian khổ Mong sao con thảnh chơi Nhường cơm cùng sẻ áo Mẹ đói rách cũng vui Khôn lớn tìm đôi lứa Gầy dựng cho nên người

    “Mười là ân thương mến trọn đời.

    Công cha cùng đức mẹ Cao sâu như biển trời Mẹ già hơn trăm tuổi Vẫn thương con tám mươi Bao giờ ân tình hết?

    Tắt nghỉ cũng chẳng thôi!

    Đức Thế Tôn lại dạy:

    “A Nan, Như Lai xét thấy chúng sanh tuy làm thân người, tâm trí vẫn còn tối tăm. Không biết ân đức cha mẹ cao dày.

    Không biết kính trọng, vong ân bội nghĩa. Không lòng mến thương, bất hiếu bất mục.

    “Từ mẫu mang thai trong mười tháng tròn, đứng ngồi không yên, như gánh gánh nặng, ăn uống không xuống, như bệnh lâu ngày. Khi đủ ngày tháng, sắp sửa sinh con, thì đủ khổ sở, khiếp sợ tử thần, tánh mạng mong manh, như vật bị hại, huyết chảy tràn đất.

    “Mẹ khổ đến thế mới sinh ra ta. Sinh rồi nuốt đắng nhả ngọt, bồng ẵm nuôi nấng, không kể mệt nhọc, dãi nắng dầm mưa, không từ cay đắng. Chỗ khô con nằm, chỗ ướt mẹ lăn. Suốt trong ba năm, nhờ huyết sữa mẹ mới thành đứa bé. Đến khi khôn lớn, lo việc giáo dục, lo việc hôn nhân, kinh doanh sản nghiệp, tận tụy lao khổ. Khổ nhọc suốt đời, không kể công khó. Con cái tật bệnh, cha mẹ bệnh theo, bệnh con nếu hết, cha mẹ mới lành.

    “Thế mà đến khi trưởng thành thì lại bất hiếu. Nói với cha mẹ lời tiếng hỗn hào, trợn mắt trừng ngươi. Khinh khi chú bác, đánh đập anh em, xỉ nhục bà con, không có lễ nghĩa. Thầy dạy không tuân, cha mẹ răn bảo toàn không y cứ. Đối đãi anh em cố ý gây gổ. Đi ở ra vào không cần cha mẹ. Ngôn hạnh thô bỉ, tự chuyên manh động. Cha mẹ quở trách, chú bác răn dè thì sinh sân hận, chống trả phản nghịch. Bất kể chính ta do mẹ sinh ra, do cha nuôi lớn.

    “Ruồng bỏ bạn tốt, trìu mến kẻ xấu. Huân tập thành tánh, bèn thành cuồng bạo. Thoát ly gia đình, giang hồ mông lung. Hoặc chinh chiến xâm lược, hoặc biếm truất tù đày, hoặc khốn khổ đói khát, hoặc tai nạn hiểm nguy. Vì vậy thân chết, thây phơi gió sương, xương trắng bộc lộ. Để cho cha mẹ nhớ thương, sầu khổ. Khóc đến lòa mắt, bi ai thành bệnh. Có khi buồn khổ đến nỗi tử vong.

    “Hoặc thấy con cái mê tín dị đoan, không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp, làm cho cha mẹ lại càng u buồn. Thế nhưng con cái lại còn cờ bạc, hoang đàng buông lung, tội lây cha mẹ, họa đến bà con. Trong khi cha mẹ đau đớn không hay, đói lạnh không biết. Thấy cha như thấy nợ, thấy mẹ như thấy khách, không có hỏi han, chẳng thèm đoái hoài.

    “Cha mẹ buồn tủi, cô đơn lạnh lùng, ngủ phải ngủ nhờ, ăn phải ăn xin, ngày đêm than thở, bi thảm muôn vàn, con cái cũng vẫn không hay không biết. Cho dầu hay biết lại thấy thẹn thùng. Thẹn thùng hơn nữa, khi thấy cha mẹ, vì tuổi tác cao, vì lo khổ nhiều, mà phải thân hình gầy ốm xấu xí, thì sinh ra bực tức mắng nhiếc liên tục. Cha mẹ cao cả, đáng hiến thân mạng, nhưng cho bữa ăn lại thấy hổ ngươi, sợ người chê cười. Còn với vợ con, cù đày phục dịch, trút hết mồ hôi, đổ hết gia sản mà vẫn cam tâm. Thê thiếp sai bảo, nhất thiết thi hành, cha mẹ khuyên răn không thèm đếm xỉa. Nếu là con gái thì khi chưa chồng, có chút hiếu thuận, nhưng lấy chồng rồi, lại sinh bất hiếu. Cha mẹ hơi sân lại sinh oán giận, còn chồng đánh mắng thì cam chịu đựng. Khác họ, khác dòng mà tình nặng nghĩa sâu. Xương mình, thịt mình lại coi như nước lã. Mê theo chồng con, quên ngày quên tháng, bỏ quên cha mẹ, không thăm không hỏi.

    “Ân đức cha mẹ vô lượng vô biên, tội lỗi bất hiếu vô biên vô lượng. Nói không bao giờ hết, tả không bao giờ cùng.”

    Toàn thể đại chúng nghe đức Thế Tôn kể ra ân đức vô lượng như vậy, thì toàn thân rúng động, hơi thở ngừng lại, mồ hôi toát ra, lặng đi một lát, mới cao tiếng than rằng: “Chúng ta là kẻ đáng thương, đáng trách. Hồi nào đến giờ mù mờ như kẻ đi đêm, ngày nay mới biết việc làm của mình là sai lầm tội lỗi.” Cho nên lòng dạ đau thương, can trường thống liệt, bèn cùng nhau bạch Phật:

    “Bạch đức Thế Tôn, ân đức cha mẹ cao sâu như vậy, đệ tử chúng con làm sao báo đáp?”

    Bấy giờ đức Thế Tôn dùng tiếng Phạm âm như tiếng hải triều, nói với đại chúng:

    “Giá như có người vai trái cõng cha, vai phải mang mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tủy, máu đổ thịt rơi vẫn không thể báo đáp ân sâu của cha mẹ. Giá như có ai, gặp lúc đói khát, hủy hoại thân thể, cung phụng cha mẹ, cũng không báo được ân đức cha mẹ. Trải trăm ngàn kiếp thích tròng con mắt, cắt hết tim gan, dao sắt xuất nhập toàn thân, cũng không trả nổi ân đức cha mẹ. Và dẫu cuối cùng, vì cha vì mẹ, lấy thân làm đuốc, hiến cúng Như Lai, cũng không báo được hồng ân cha mẹ.”

    Đại chúng nghe nói lòng càng đau đớn, đồng thanh mà thưa:

    “Bạch đức Thế Tôn, như vậy làm sao mới báo được ân đức cha mẹ?”

    Đức Thế Tôn dạy:

    “Chư vị phật tử! Các người muốn báo ân cha nghĩa mẹ thì phải thân hành sao chép, trì tụng, thực hành kinh này. Phải biết sám hối tội lỗi cha mẹ, bằng cách khuyến khích cha mẹ thực hành chánh pháp tối thượng. Phải vì cha mẹ giữ gìn tịnh giới, thực hành bố thí, các hạnh lợi tha. Làm được như vậy mới là hiếu tử. Không là hiếu tử, là người địa ngục.

    “Ân đức cha mẹ cao cả ngần nào, tội báo bất hiếu nặng nề ngần ấy. Cho nên những kẻ bất hiếu phản bội, tội khổ vô cùng, không chi sánh bằng, không thể nói hết.

    “Những ai quảng bá, thực hành kinh này, mới là chân chính báo đáp thâm ân của cha của mẹ. Vì muốn báo đáp thâm ân của cha mẹ mà ấn hành kinh này, thì cứ mỗi cuốn là như gặp được một đức Như Lai. Và do uy lực của chư Như Lai, hợp với phước đức của người trì tụng, thực hành kinh này, làm cho cha mẹ người ấy phước lạc vô biên, cho đến dần dần thực hiện giải thoát.”

    Bấy giờ đại chúng nghe đức Thế Tôn dạy bảo như vậy, đều phát thệ nguyện, nguyện rằng: “Từ nay cho đến tận cùng thời gian vị lai, dù cho sắt nóng lăn quay trên đầu, chúng con cũng nguyện không trái huấn dụ của đức Thế Tôn.”

    Tôn giả A Nan bạch Phật:

    “Bạch đức Thế Tôn, kinh này nên gọi là gì? Chúng con làm sao phụng trì kinh này?”

    Đức Thế Tôn dạy:

    “A Nan, kinh này tên là kinh Báo Ân Cha Mẹ. Các người cứ phụng trì đúng như danh hiệu ấy.”

    Khi đức Thế Tôn dạy xong kinh này, tất cả đại chúng hoan hỷ phụng hành.

    Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo. (3 lần) 

    12. MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

    Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.

    Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

    Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bấttăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc, vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thật bất hư.

    Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú. Tức thuyết chú viết:

    “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.” (3 lần)

    13. VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN

    Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)

    14. SÁM VU LAN

    Đệ tử chúng con

    Vâng lời Phật dạy

    Ngày rằm tháng bảy

    Gặp hội Vu Lan

    Phạm vũ huy hoàng

    Đốt hương đảnh lễ

    Mười phương tam thế

    Phật pháp thánh hiền

    Noi gương đức Mục Kiền Liên

    Nguyện làm con thảo

    Lòng càng áo não

    Nhớ nghĩa thân sanh

    Con đến trưởng thành

    Mẹ dày gian khổ

    Ba năm nhũ bộ

    Chín tháng cưu mang

    Không ngớt lo toan

    Quên ăn bỏ ngủ

    Ấm no đầy đủ

    Cậy có công cha

    Chẳng quản yếu già

    Sanh nhai lam lũ

    Quyết cùng hoàn vũ

    Phấn đấu nuôi con

    Giáo dục vuông tròn

    Đem đường học đạo

    Đệ tử ơn sâu chưa báo

    Hổ phận kém hèn

    Giờ này quỳ trước đài sen

    Chí thành cung kính

    Đạo tràng thanh tịnh

    Tăng bảo trang nghiêm

    Hoặc thừa tự tứ

    Hoặc hiện tham thiền

    Đầy đủ thiện duyên

    Dũ lòng lân mẫn

    Hộ niệm cho:

    Bảy kiếp cha mẹ chúng con

    Đượm nhuần mưa pháp

    Còn tại thế: Thân tâm an ổn

    Phát nguyện tu trì

    Đã qua đời: Ác đạo xa lìa

    Chóng thành phật quả

    Ngưỡng mong các đức Như Lai

    Khắp cõi hư không

    Từ bi gia hộ.

    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    (3 lần)

    Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần)

    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)

    Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần)

    Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (3 lần)

    Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát. (3 lần)

     

    Nam mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)

    15. PHÚNG KINH

    Phúng kinh công đức thù thắng hạnh,

    Vô biên thắng phước giai hồi hướng,

    Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,

    Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.

    Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu,

    Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,

    Thế thế thường hành Bồ tát đạo.

    Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung, Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu,

    Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

    Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

    Nguyện dĩ thử công đức,

    Phổ cập ư nhứt thiết,

    Ngã đẳng dữ chúng sanh,

    Giai cộng thành Phật đạo.

    16. TAM QUY Y

    Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giai đại đạo, phát vô thượng tâm.

    Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải.

    Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.

    17. HỒI HƯỚNG

    Nguyện đem công đức này,

    Hướng về khắp tất cả,

    Đệ tử và chúng sanh,

    Đều trọn thành phật đạo.

     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Chia sẻ