Tỉa chân nhang ngày nào tốt, cách tỉa chân nhang như thế nào đang là thắc mắc của nhiều người. Vì bát hương đối với mọi gia chủ thể hiện sự linh thiêng mang đến tài lộc cho gia đình. Nên những dịp cuối năm gần tết mọi nhà thường dọn dẹp bàn thờ và rút tỉa chân nhang. Để hiểu hơn Lichvannien365.com sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên.
Hằng năm mỗi dịp tết đến xuân về mọi gia đình đều có phong tục rút rửa chân nhang, hóa chân nhang và lau dọn bàn thờ. Đây là cách mà mọi gia chủ loại trừ đi những vận xui trong năm để đón đến cho mình một năm mới đầy bình an, vui vẻ hơn.
Mỗi ngày dần trôi qua bát hương sẽ đầy lên, bát hương đầy dẫn đến việc gây cản trở cho việc lau dọn bàn thờ và xin lộc không những vậy nó cản trở quá trình lưu chuyển khí, nên việc rút tỉa chân nhang rất là quan trọng đối với mọi gia đình.
Bát hương một vật bất khả xâm phạm bởi bát hương không chỉ để cắm hương mà nó còn thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu đến với ông bà gia tiên, nếu bạn chẳng may động đến sẽ làm ảnh hưởng đến lư hương các cụ sẽ không phù hộ cho con cháu được. Vì vậy việc rút tỉa chân và lau rửa bát hương là điều cần phải làm.
Tỉa chân nhang để bày tỏ lòng thành kính với ông và tổ tiên
Lễ cúng Ông Công Ông Táo là vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Thông thường mọi gia chủ thường rút chân nhang và lau dọn trước ngày Ông Công Ông Táo.
Tuy nhiên việc tỉa chân nhang ngày nào tốt cũng phải tùy theo từng quan miện và vùng miền khác nhau. Thông thường các cụ hồi xưa thường rút chân nhang vào đúng ngày Ông Công Ông Táo hoặc ngay sau ngày Ông Táo. Vậy nên việc rút chân nhang cũng không hoàn toàn vào ngày Ông Công Ông Táo.
Rút chân nhang không hoàn toàn phụ thuộc và ngày Ông Công Ông Táo.
Rút chân nhang không phải là bạn muốn rút ngày nào cũng được. Theo người Việt Nam ngày đẹp ngày xấu là rất quan trọng. Nên việc xem ngày rút chân nhang như thế nào hay tỉa chân nhang ngày nào tốt đang được rất nhiều gia chủ quan tâm.
Dưới đây là một số ngày, giờ đẹp để các gia đình có thể rút chân nhang:
Lựa chọn cho mình ngày đẹp nhất để rút tỉa chân hương
Việc thực hiện rút tỉa chân nhang cần phải theo từng trình tự và đúng với quy trình. Bởi bàn thờ và bát hương đối với các gia chủ là một vật linh thiêng việc rút sai trình từ là điều vô cùng kiêng kị. Sau đây là các bước rút tỉa chân nhang:
Bước 1: Trước khi rửa dọn bàn thờ và rút chân nhang bạn cần phải dâng 1 địa hoa hoa quả thắp hương xin phép thông báo với các cụ việc rửa dọn bàn thờ. Khi nào hương cháy hết sẽ bắt đầu lau dọn bàn thờ.
Bước 2: Bạn sẽ dùng nước ấm, khăn sạch hoặc nước ngũ vị hương mua ở quán vàng mã để lau dọn bàn thờ.
Bước 3: Bắt đầu lau dọn bàn thờ thì các bài vị và di ảnh thì bạn phải rửa mỗi chậu khác nhau tránh bất kính với tổ tiên. Nếu bạn thờ phật thì phải lau bài vị và bàn thờ phật trước rồi mới đến tổ tiên.
Bước 4: Sau khi lau dọn bài vị và di ảnh và đồ trên bàn thờ thì tiếp theo bạn sẽ lau rửa bát hương.
Các bước để ta tỉa dọn chân nhang theo các thứ tự sau:
Rút tỉa chân hương phải đúng theo trình tự và quy trình
Xoay quanh việc tỉa chân nhang có nhiều câu hỏi cần được giải đáp như sau:
Khi rút tỉa chân nhang các gia chủ sẽ phải để lại các cây số lẻ như ( 3,5,7,9). Khi chọn phải chọn những cây bằng nhau và đẹp nhất cắm sao cho đúng với bố cục. Rồi những phần nhang còn lại sẽ mang đi hoá đổ xuống sông hoặc vùi xuống gốc cây.
Một số lưu ý bạn cần quan tâm đó là khi rút tỉa chân nhang hóa chân nhang không đổ vào thùng rác hoặc những nơi ô uế khác. Điều này sẽ phạm đến điều kiêng kỵ của người Việt Nam.
Thông thường các gia chủ thường có tục lệ là những ngày tết và cận kề tết mới tỉa chân nhang. Nhưng theo quan niệm của đạo phật việc tỉa chân nhang thường xuyên sẽ giúp cho bàn thờ không bị bụi bẩn và mất đi thẩm mỹ. Nên bạn không cần đợi đến cận kề tết để rút tỉa chân nhang bạn có thể rút tỉa lúc nào cũng được.
Việc chăm sóc và giữ sạch sẽ bàn thờ là điều mà mọi gia chủ nên làm bởi nó thể hiện sự tôn kính đến với cụ tổ tiên. Việc rút tỉa chân nhang là điều rất quan trọng không chỉ riêng ở bàn thờ tổ tiên mà bản thờ thần tài cũng phải rút tỉa. Vậy nên việc rút tỉa chân nhang ở bàn thờ thần tài là điều ta phải làm.
Theo truyền thống của người Việt Nam ngày 23 tháng chạp là ngày Ông công ông táo là ngày ông táo cưỡi cá về trời,đây là một lễ cúng truyền thống của dân ta,. Theo quan điểm của các thầy cúng thì có thể rút tỉa chân nhang trước ngày 23 vì lúc này gia chủ khi rút tỉa gọn gàng, sạch sẽ để chuẩn bị cho các cụ về chầu trời.
Tỉa chân nhang ngày nào tốt, bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn. Hy vọng bài chia sẻ của Lichvannien365 sẽ giúp bạn biết được ngày nào để rút chân nhang và lựa chọn cho mình thời giờ phù hợp.