Từ xưa đến nay, trấn trạch luôn là một trong những nghi thức rất quan trọng khi xây nhà và làm nhà tại các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hoàn toàn hiểu rõ về nghi thức này. Vậy trấn trạch nhà mới là gì ? Khi nào cần phải làm lễ trấn trạch ? Cần chuẩn bị những gì ? Tất cả thông tin sẽ được tổng hợp ở bài viết dưới đây.
Trấn trạch nhà mới là một nghi thức giúp căn nhà, văn phòng làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để thỉnh cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình
Trấn trạch được hiểu là canh nhà giữ cửa. Trấn trạch được biết đến là một nghi lễ phong thủy và đã được truyền lại từ thời xa xưa. Việc thực hiện nghi lễ này sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng và sức khỏe bình an cho gia chủ. Đồng thời, giúp tránh tà khí và nhiều tác động xấu từ bên ngoài.
Đây là một nghi lễ phong thủy nên không phải ai cũng có thể thực hiện được. Vì thế mà cần những người có kiến thức phong thủy để làm nghi lễ. Nếu không có đủ kiến thức, có thể sẽ gây ra những hậu quả ngược lại cho gia chủ, làm ảnh hưởng đến tiền tài cũng như sức khỏe.
Tại Việt Nam, nhiều gia đình sẽ tiến hành thực hiện nghi lễ trấn trạch nhà trong những trường hợp sau:
Theo quan niệm của người xưa, dưới mỗi vùng đất đều sẽ có long mạch. Nếu long mạch vượng thì ngôi nhà được xây trên mảnh đất đó cũng sẽ vượng theo. Nếu long mạch bị tổn thương, đứt đoạn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gia chủ, gây lục đục gia đình, cản trở làm ăn. Do đó, khi phát hiện long mạch bị tổn thương, gia chủ cần phải tiến hành lễ trấn trạch đồng thời với lễ hàn long mạch.
Để có thể ngăn chặn được năng lượng xấu vào nhà thì khi làm lễ nhập trạch cho nhà mới phải kèm theo lễ trấn trạch. Mục đích là để làm vượng khí cho ngôi nhà, cầu mong sự bình an, sức khỏe để có thể an cư lạc nghiệp.
Nếu đất nền có quá nhiều hàn khí làm cho mức năng lượng thấp hoặc mất đi thì cũng cần phải làm lễ trấn trạch. Hàn khí và nguồn năng lượng thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ như đau ốm, bệnh tật liên miên,...
Nếu nhà ở của gia chủ có vị trí gần những khu nghĩa địa, hố chôn tập thể hay các bãi chiến trường xưa,...thì phải có lễ trấn trạch về nhà mới. Có như vậy mới có thể tránh được sự xâm nhập của âm khí và các vong hồn vào nhà, gây náo loạn và cản trở đường làm ăn của gia chủ,
Hiện nay, có rất nhiều cách để trấn trạch nhà mới để cho gia chủ lựa chọn. Mỗi biện pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là vì mục đích trấn áp, đem lại bình an cho gia chủ.
Đây là biện pháp đầu tiên và là biện pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Trong phong thủy nội thất, linh vật được xem là nguồn sức mạnh có khả năng trấn áp được những nguồn năng lượng xấu. Cụ thể:
Hầu hết những linh vật trên đều sẽ tượng trưng cho sự may mắn, bình an, đem lại nguồn sinh khí tốt lành cho gia đình. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào căn mệnh của gia chủ mà có thể lựa chọn và sở hữu linh vật. Gia chủ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các thầy phong thủy trước khi quyết định mua linh vật.
Bùa chú thường được các pháp sư sử dụng để trấn áp ma quỷ, âm khí. Do đó mà bùa chú được xem là một trong phương thức trấn trạch nhà mới hiệu quả nhất. Bùa chú chỉ linh nghiệm khi được các vị pháp sư tịnh đàn, tịnh khẩu và tịnh thân nghiêm ngặt. Bạn cũng cần tìm hiểu về cách dán bùa trấn trạch nhà mới. Sau khi được các pháp sư cầu xin vị thần ẩn thân trong lá bùa, bùa trấn trạch nhà mới sẽ được dán vào trong nhà để bảo vệ gia chủ.
Tuy nhiên hình thức này sẽ có phần hơi phức tạp so với các linh vật. Do đó mà cần phải cân nhắc kỹ và cẩn trọng trước khi sử dụng phương pháp này. Gia chủ cần phải am hiểu về phong thủy hoặc tìm thầy pháp uy tín để tránh tai họa gió bay.
Dân gian xưa thường trấn trạch nhà mới bằng trà vằng hay cháo loãng. Thế nhưng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà sẽ sử dụng những phương pháp trấn trạch khác nhau.
Để giúp cho buổi lễ trấn trạch được diễn ra một cách hiệu quả, gia cũng cần phải tìm hiểu và chuẩn bị những vật liệu cần thiết.
Bước 1: Chọn ngày giờ tốt
Đây được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu để thực hiện nghi lễ trấn trạch, động thổ.
Bước 2: Xin phép trước khi làm lễ
Trước từ 1 đến 3 ngày làm lễ trấn trạch nhà mới, gia chủ có thể đến các Miếu, Đền hoặc Phủ để xin phép Thần Linh.
Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý người động thổ trấn trạch là người Nam và phải được bế khí, giữ thân thanh tịnh trước vào trước ngày động thổ. Trạch chủ sẽ là người đứng ra để làm chủ lễ.
Bước 3: Tiến hành nghi lễ
Đến ngày tốt giờ tốt đã chọn, gia chủ sẽ bài biện và bố trí lễ vật lê mâm và đặt trên bàn trong nhà. Sau đó, gia chủ thắp 5 cây nhang và 2 cây đèn cầy. Quần áo cần phải được chuẩn bị chỉnh tề, thắp nhang đèn cúng vái bốn phương, tám hướng và quay về khấn mâm lễ. Sau khi khấn xong, gia chủ sẽ đào đất để đặt các pháp khí phong thủy.
Chờ đến khi hết hương thì hóa vàng mã ở giữa nhà hoặc ngoài sân. Sau đó thì rắc rượu, trà, nước, gạo, muối ra xung quanh đất. Gia chủ cần lưu ý không được đổ nước hay rượu vào trong vàng mã.
Dù là cho nghi lễ nào thì mâm lễ cũng được xem là một trong những nghi thức rất cần thiết để tỏ tấm lòng trước các vị thần linh. Tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ mà mâm lễ trấn trạch sẽ được chuẩn bị khác nhau.
Mâm lễ cần phải được chuẩn bị trước khi thực hiện nghi lễ. Trong đó, sẽ cần một bình hoa bao gồm 5 - 7 hoặc 9 cành hoa. Đồng thời, cũng chuẩn bị thêm cho lễ cúng:
Văn khấn cũng được xem là một trong những phần quan trọng nhất của nghi lễ trấn trạch nhà mới. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về mâm lễ thì gia chủ sẽ tiến hành đọc văn khấn bằng sự thành tâm và tư thế nghiêm chỉnh để cầu xin bình an, phúc lành.
Cách thực hiện lễ trấn trạch nhà mới ?
Trấn trạch nhà mới là một nghi thức quan trọng trong xây dựng nhà ở mới để đảm bảo nhà xây dựng được ổn định và mang lại sự bình yên cho gia chủ cùng gia đình về sau .
Có rất nhiều cách để thực hiện nghi lễ trấn trạch, mỗi cách sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo trang web docungviet.vn, các bước thực hiện nghi lễ trấn trạch nhà mới gồm :
Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với các chuyên gia phong thủy để được tư vấn chi tiết hơn về cách thực hiện nghi lễ trấn trạch nhà mới.
Lễ cúng trấn trạch có tác dụng gì ?
Lễ cúng trấn trạch là một trong những lễ cúng quan trọng trong phong thủy Việt Nam. Mục đích của lễ cúng trấn trạch là giúp ngôi nhà ổn định trách tà khí hay tác động xấu bên ngoài, tạo sinh khi mọi người trong nhà mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt.
Lễ trấn trạch nhà mới có bắt buộc không ?
Lễ trấn trạch nhà mới không bắt buộc. Tuy nhiên, nó là một trong những lễ cúng quan trọng trong phong thủy Việt Nam để giúp ngôi nhà ổn định trách tà khí hay tác động xấu bên ngoài, tạo sinh khi mọi người trong nhà mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt.
Có nên tổ chức lễ cúng trấn trạch khi chuyển đến một căn hộ mới ?
Lễ cúng trấn trạch nhà mới không bắt buộc nhưng nó là một trong những lễ cúng quan trọng trong phong thủy Việt Nam để giúp ngôi nhà ổn định trách tà khí hay tác động xấu bên ngoài, tạo sinh khi mọi người trong nhà mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt
Có bắt buộc phải cúng khi chuyển đến một căn hộ mới không ?
Cúng trấn trạch khi chuyển đến một căn hộ mới là một thói quen phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc này không bắt buộc phải thực hiện
Trên đây là bài viết về trấn trạch nhà mới cũng như một số cách trấn trạch hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích cho gia chủ, giúp gia chủ luôn được bình an, tài lộc và nhiều sức khỏe.