Văn khấn sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng

07/11/2022 04:20
Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt... .

    1. Ý nghĩa của việc cúng vào ngày mùng 1 âm lịch và ngày rằm hàng tháng

    Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, người dân Việt Nam thường làm lễ cúng Thần Linh, Thần Tài và Gia tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt...Thông thường những người làm ăn buôn bán họ sẽ cúng thêm thần Tài vào ngày mùng 1 hàng tháng hoặc ngày mùng 10 ( thậm chí có cửa hàng ngày nào cũng cúng chứ không chỉ riêng gì ngày lễ). Người Việt quan niệm, ngày mùng 1 là ngày sóc khởi đầu của 1 tháng, ngày rằm là ngày vọng. Người xưa cho rằng: Ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng. Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân” , nên luôn được an lành. May mắn, bình an và tài lộc giàu có do đâu mà có. Có 2 nguyên nhân dẫn đến phúc báu nàu

    1.1. Tài lộc và bình an do phước đức mà có 

    Từ lúc sinh ra đã có được số mệnh may mắn do từ kiếp trước tích đức mà đến kiếp này được hưởng mặc dù không tín ngưỡng thờ cúng, không làm nhiều việc thiện mà vẫn có được bình an may mắn. 

    1.2. Tài lộc và bình an do cầu xin thánh thần gia hộ, do niềm tin vào tam bảo phật pháp:

    Điều này có được do cá thể biết tu dưỡng, cúng dường, công đức, làm việc thiện mà có được. Nghe và tin theo giáo lý của nhà Phật, được thần thánh gia hộ mà tai qua nạn khỏi, tài lộc tự đến

    Vậy dù chúng ta thuộc loại 1 hay loại 2 thì cúng đều nên có niềm tin tín ngưỡng để có được sự may mắn phước báu vô lượng, Chính vì lẽ đó Lịch Vạn Niên 365 Hướng dẫn bạn đọc 3 bài văn khấn chủ yếu trong ngày mùng 1 hàng tháng:

    - Văn khấn thần linh thổ địa ngày mùng 1

    - Văn khấn gia tiên ngày mùng 1

    - Văn khấn thần tài ngày mùng 1

    2. Chuẩn bị sắm lễ cúng ngày mùng 1 và ngày rằm

    - Sắm lễ cúng ngày rằm và mùng 1 không cần phải quá xa xỉ tốn kém, chỉ cần thành tâm cung kính là được phước báu vô lượng

    - Chuẩn bị một lọ hoa hoa gì cũng được, hoa hồng 9 bông hoặc 7 bông cúc...

    - Chén nước

    - Quả cau

    - Đèn nến

    - Hương thắp 3 cây

    - Xôi, chè, bánh kẹo, trái cây 5 quả hoặc tùy ý

    - Vàng mã hoặc tiền thật. Nếu cúng tiền thật nên để lại sau đó tiền đấy mang đi cúng dường hoặc làm công đức, từ thiện thì tốt vô cùng.

    - Lưu ý: Nếu chuẩn bị được mâm cúng chay thì tốt vô cùng, còn nếu không chuẩn bị được mâm cỗ chay thì không nên cúng mâm cỗ mặn, tuyệt đối tránh cúng gà qué, thịt quay như dân gian cổ truyền vẫn làm. Cúng mặn thì chỉ có ngũ quỷ đến hưởng được chứ đức phật, thần linh không hưởng được vì đó đều là những thứ tanh hôi, Do đó nếu không có điều kiện chỉ cần sắm lọ hoa và chén nước là được. Hoa càng thơm càng tốt. 

    - Lưu ý khi đang thắp hương tránh xả nước, xài nhà wc, mở nước rửa tay , bật ti vi...Quần áo ăn mặc gọn gàng sạch sẽ tránh mặc lôi thôi quần đùi áo cộc.

    - Mâm cúng chuẩn bị trên đây là mâm cúng dùng chung 1 mâm cho cả Phật, Thánh, Thần Linh và Gia tiên, Thần Tài, Nếu gia đình nào có thêm ban thờ thần tài riêng thì sắp lễ thêm tương tự. Không cần phải quá cầu kỳ, thành tâm khấn cúng là được các ngài chứng.

    3/ Văn khấn ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng

    3.1. Văn khấn thần linh, thổ địa ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng theo Văn Khấn Nôm Truyền Thống của Đại Đức Thích Thiền Phong

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

    – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

    – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

    – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

    – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

    – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

    Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
    Ngụ tại: ………………………………
    Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

    3.2. Văn Khấn Nôm Truyền Thống ngày mùng 1 và ngày rằm Tổ Tiên: 

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

    – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

    – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

    Tín chủ (chúng) con là: ………………
    Ngụ tại: ………………………………..
    Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
    Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật !

    Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

    3.3. Văn khấn nôm truyền thống của đại đức Thích Thiền Phong - Văn khấn ngài Thần Tài ngày mùng 1 âm lịch hoặc mùng 10 hàng tháng

    "Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

    - Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    - Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

    - Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

    - Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

    Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

    Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

    Hôm nay, là ngày … ... tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

    Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

    Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di đà Phật !

    Nam mô A Di đà Phật 

    Nam mô A Di đà Phật !

    (Lạy 3 lạy)

     
     

     

     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.0 · 5 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Một số món ăn ngon Tết Hàn Thực ngày 3-3 âm lịch
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:23:24.0
    Tết Hàn Thực là ngày Tết ăn đồ lạnh, đồ nguội, LichVanNien365 giới thiệu đến bạn đọc một số mon ngon ngày 3-3 âm lịch
    Ý Nghĩa Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi Bánh Chay ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch và Văn Khấn Tết Hàn Thực
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:21:49.0
    Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.
    Tết Thanh Minh năm 2023 là ngày nào? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:28:46.0
    Rất nhiều người cho rằng, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có cùng một nguồn gốc và có liên quan đến nhau. Vậy Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh? Mời bạn cùng Lịch Vạn Niên 365 theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
    Thanh Minh Là Gì Và Tiết Thanh Minh 2023 Vào Ngày Nào?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:03:14.0
    Thanh minh (Tết thanh minh hay Tiết thanh minh) là 1 trong 24 tiết khí (tính theo lịch tiết khí) được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch.
    Tết thanh minh: Tục lệ tảo mộ và ăn đồ nguội của người Việt
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:42:46.0
    Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
    Bài Cúng và Lễ Vật đi cúng Thanh Minh và những điều lưu ý
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:38:38.0
    Hướng Dẫn Chuẩn bị lễ vật cúng tiết thanh minh và Bài cúng thanh minh trong nhà, ngoài trời. 8 Điều lưu ý khi đi Thanh Minh tảo mộ ngoài trời
    Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và những lời chúc hay, ý nghĩa
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:28:11.0
    ​Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày cánh đàn ông sẽ tặng những món quà ý nghĩa nhất dành cho người phụ nữ quan trọng của họ. Vậy ngày Quốc tế Phụ nữ có lịch sử như thế nào?
    Tháng 2 âm lịch Nhuận năm 2023 có xấu
    Phong tục tập quán - 2023-03-06 15:17:12.0
    Tháng 2 nhuận tuy không khó xuất hiện như tháng giêng, tháng mười hai nhưng cũng hiếm gặp. Nó sẽ xuất hiện ít nhất 19 năm một lần.
    8 Tư Tưởng của Bậc Đại Nhân - Ngài U Sīlānanda
    Phong tục tập quán - 2023-02-17 18:17:19.0
    ít ham muốn về phương diện thực hành, dù cho có nguyện thực hành hạnh đầu đà thì cũng không để người khác biết mình đang thực hành hạnh đầu đà, phải biết khiêm nhường.
    Cúng thần tài là ngày nào, bài cúng thần tài và những lưu ý không được quên trong ngày vía Thần Tài 2023
    Phong tục tập quán - 2023-01-30 09:14:12.0
    Theo phong tục tập quán của người Việt, để tỏ lòng biết ơn thành kính đến vị Thần Tài, cũng như cầu mong sự may mắn, phát tài, phát lộc ghé thăm, cứ đến mồng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều có những nghĩa cử rất đặc biệt, và gọi tên là ngày vía Thần Tài.
    Chia sẻ