Văn Khấn và Sắm Lễ Ngày Mùng 1 Tết Nguyên Đán tại nhà, ở đình chùa

2023-01-14 21:27:05.0
Hướng dẫn bạn đọc văn khấn và sắm lễ tại nhà, ở chùa, đình, đền, miếu phủ ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán để cả năm được may mắn

MỤC LỤC

    Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán xưa nay rất được coi trọng bởi đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Do vậy, việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho một năm mới an khang khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình.

    Thông thường sẽ cúng vào cả 3 ngày Mùng 1, mùng 2 mùng 3 Tết. Đến ngày mùng 3 hoặc mùng 4 tết thì làm lễ hóa vàng

    Bạn đọc có thể xem thêm: Cách làm lễ hóa vàng tiễn tổ tiên 3 ngày tết

    1. Sắm Lễ Ngày Mùng 1 Tết Nguyên Đán

    Lễ vật dâng cúng gồm:

    - Đồ lễ và cách sắp lễ gồm: 

    Lưu ý: Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục, cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy.  Vào ngày mùng 1 Tết nên cúng vào trước 12h trưa ngày mùng 1.

    Văn Khấn sắm lễ cúng ngày mùng 1-2-3 tết

    • Hương: Các loại hương đốt có hương thơm ( Hương trầm, Hương quế...)
    • Hoa: Các loài hoa có hương thơm ( Tết có thể thắp hoa Dơn đỏ, Hoa Ly, Hoa Hồng...)
    • Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
    • Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
    • Thực:  "Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết trước là dâng lên các cụ, sau đó là con cháu sẽ thụ lộc. Trong bữa cơm đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ thường ăn miếng xôi gấc đầu tiên theo quan niệm, xôi gấc màu đỏ sẽ đem lại may mắn cho cả năm. 
      Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có một mâm cơm chay, nếu không có đồ chay thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh. ( Đầu năm hạn chế sát sinh, cúng mặn). Nhà nào có điều kiện thì làm mâm cơm chay ( những món chay đơn giản như đậu rán, rau củ quả luộc, ngô luộc, cà rốt...mâm cơm thể hiện đầy đủ 5 Màu sắc của Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ.
    • Tâm khi cúng lễ: Dùng ba tâm : kính Phật, trọng thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.
    • Xem  : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày Lịch âm năm 2024

    - Lưu ý: Ban thờ Phật không bày tiền vàng mã, ban thờ thần linh, gia tiên vẫn có thể bày tiền vàng mã tùy tâm

    Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn để mời gia tiên dùng bữa và chứng giám cho lòng thành của con cháu.

    Không có món ăn nào là bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng mùng 1 Tết, bởi tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. Mọi người nên "tuỳ tiền biện lễ" và quan trọng nhất là cái tâm, khả năng bao nhiêu bày lễ bấy nhiêu miễn là có tấm lòng thành.

    Bạn đọc thực hiện bài Văn khấn Thần Linh trước sau đó đến Văn Khấn Tổ Tiên

    Mời độc giả tham khảo văn khấn Thần linh và văn khấn Tổ tiên ngày mùng 1 Tết dưới đây trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin:

    2. VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ NGÀY MÙNG 1,  MÙNG 2, MÙNG 3 TẾT

    (Ngày mồng Một Tết)

    Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    - Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

    - Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

    - Con kính lạy Chư vị Tôn Thần.

    Tín chủ (chúng) con là ................................

    Ngụ tại ..............................................

    Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

    Nhân ngày năm mới, tin chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện lòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

    3. VĂN KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG 1, MÙNG 2 và MÙNG 3 TẾT

    (Ngày mồng Một Tết)

    Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    - Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

    - Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…………………

    Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

    Ngụ tại:…………………………………………….

    Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay, ngày mùng Một tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng trước án.

    Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

    Tín chủ con lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

    4. VĂN KHẤN TẠI CHÙA NGÀY MÙNG 1 TẾT, MÙNG 2 TẾT, MÙNG 3 TẾT NGUYÊN ĐÁN 

    4.1. Những lưu ý khi Cúng tại chùa

    Người Việt có thói quen đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới, ngày rằm, mùng Một âm lịch để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, lễ chùa còn là dịp để mọi người vãn cảnh, tìm lại sự thảnh thơi, bình an trong tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống.

    • Khi đi lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè...
    • Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn, không đặt tiền vàng mã ( vàng mã đặt bên Ban Mẫu, Tứ Phủ, hoặc Đền, Điện, Phủ..)
    • Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.
    • Không đi Thẳng vào cửa chính Tam bảo mà phải vào cửa bên tay Phải trước, lễ xong Ra cửa Bên Tay Trái.
    • Lễ xong không mang đồ lễ về.

    4.2. Văn Khấn Tại Chùa Ngày Mùng 1 Tết

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

    Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

    Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

    Tín chủ con là.......................................................................................................................

    Ngụ tại:................................................................................................................................

    Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

    Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

    Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

    Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

    Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

    Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ............................ (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an...).

    Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

    Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

    Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

    5. VĂN KHẤN TẠI ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU, PHỦ NGÀY MÙNG 1 TẾT NGUYÊN ĐÁN, MÙNG 2 TẾT NGUYÊN ĐÁN, MÙNG 3 TẾT NGUYÊN ĐÁN

    5.0. Lưu ý trước khi cúng tại Đình, Đền, Miếu Phủ..

    Theo Phong Tục Tập Quán của dân tộc, Đình, Đền, Miếu Phủ là những nơi thờ tự thần Linh, thành Hoàng Làng, các vị thánh của dân tộc, lễ thờ các ngài có thể to, hay nhỏ, tùy vào lòng thành của mỗi chúng ta, tuy nhiên lễ xong không được mang về.

    Trình Tự Thắp Hương 

    Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

    Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

    Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

    • Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
    • Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

    5.1. Văn Khấn Thành Hoàng Làng

    Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    – Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    – Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

    – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

    Hương tử con là:......................................................................................... Tuổi...........................

    Ngụ tại:...........................................................................................................................................

    Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)

    Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

    Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

    Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    5.2. Văn Khấn Ban Công Đồng

    – Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

    – Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

    – Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

    – Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

    – Con lạy Tứ phủ Khâm sai

    – Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

    – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

    – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

    – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

    – Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

    – Con lạy quan Chầu gia.

    Hương tử con là:…………………………………...............................….Tuổi…………………..

    Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

    Ngụ tại:…………………………………………………….......................................................….

    Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

    Phục duy cẩn cáo!

    5.3. Văn Khấn Tam Tòa Thánh Mẫu

    Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

    – Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

    – Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    – Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

    – Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

    – Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

    – Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

    Hương tử con là:........................................................................... Tuổi.....................

    Ngụ tại:........................................................................................................................

    Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)

    Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

    Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Phục duy cẩn cáo!

    6. Những việc nên làm vào mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 để cả năm may mắn

    Mùng 1 Tết Nguyên đán người người, nhà nhà đều mong gặp được những điều may mắn để có một năm hưng thịnh. Đặc biệt là khi chúng ta sắp kết thúc một năm 2023 đầy biến cố với kinh tế khó khăn... Để có ngày mùng 1 Tết âm lịch khởi đầu đầy may mắn thì các bạn nên làm những việc sau:

    - Đi lễ chùa đầu năm: Ăn mặc trang trọng, đem theo lòng thành kính, hoan hỉ đi lễ chùa cầu gia đình một năm mới thuận lợi, may mắn.

    - Lì xì Tết: Lì xì Tết là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Những phong bao lì xì đó với lời cầu chúc một năm mới may mắn.

    Vui vẻ, tươi cười, tinh thần thoải mái ngày đầu năm

    - Ăn món ăn truyền thống

    - Tảo mộ đầu năm

    - Tránh những người vía nặng xông đất, kiêng lửa

    - Không quét nhà, không cắt tóc, không làm vỡ đồ, không tiêu hoang

    - Nói cười vui vẻ, nhu thuận, hòa đồng với mọi người

    - Nên mua muối

     

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ