Ý nghĩa chân thực của ngày sinh nhật

2021-03-16 16:37:59.0
Ngày sinh nhật là một sự kiện ý nghĩa trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, là mốc đánh dấu ngày bạn ra đời cũng như là ngày nhớ ơn người đã sinh thành.

MỤC LỤC

    Ngày sinh nhật là một sự kiện ý nghĩa trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, là mốc đánh dấu ngày bạn ra đời cũng như là ngày nhớ ơn người đã sinh thành.

    1. Nguồn gốc ngày sinh nhật

    Kỷ niệm sinh nhật bắt nguồn từ đạo Ki tô giáo ở châu Âu. Trong văn hóa của đạo giáo này, người ta tin rằng ngày sinh nhật của một người là thời điểm mà những linh hồn, ma quỷ mang đến những điều không tốt lành. Để xua đi những điềm xấu, trong ngày sinh nhật mọi người sẽ tặng nhau lời chúc sinh nhật, hoa hay những món quà.

    Ngày nay, sinh nhật không chỉ phổ biến ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới, không phân biệt màu da, giới tính hay tuổi tác, địa vị xã hội,.... Bên cạnh đó, sinh nhật không còn mang nặng ý nghĩa tôn giáo như trước mà đơn giản chỉ là một đặc biệt của mỗi cá nhân và tiệc sinh nhật được tổ chức để tận hưởng giây phút vui vẻ với những người thân yêu.

    2. Ý  nghĩa chân thực của ngày sinh nhật 

    Ở Thẩm Quyến có một cô giáo, ban đầu cô ấy cũng có một khoảng thời gian học tập văn hóa Trung Quốc, vào lúc đó tôi đang ở Hải Khẩu. Ngày 15 tháng 3 năm vừa rồi, Thẩm Quyến có một số thầy cô mời tôi qua bên đó để giảng bài. Họ liền hỏi cô giáo của tôi rằng :” Vị Thầy này muốn giảng cái gì?”. Cô này liền nói với họ “Vị Thầy giáo này muốn giảng Đệ Tử Quy”. Họ liền nói “Đệ Tử Quy có gì để giảng giải? Cái đó chẳng phải để trẻ nhỏ học hay sao? Tại vì sao không giảng “Luận Ngữ” chứ?”. Kết quả, cô giáo này tuy là nói như vậy, thế nhưng cũng đi nghe tiết giảng thứ nhất. Sau khi nghe xong, cô đột nhiên cảm thấy chính mình thiếu sót rất nhiều đạo lý cơ bản để làm người, đều vẫn chưa áp dụng được. Cho nên cô liền điều chỉnh lại thái độ của cô, rất nỗ lực học Đệ Tử Quy. Trước khi chưa học Đệ Tử Quy, cô đã xem qua rất nhiều sách thánh hiền, cảm thấy chính mình có thiện căn sâu dày, có lúc còn bội phục chính mình. Kết quả sau khi học Đệ Tử Quy rồi, cô cảm thấy ngay đến “Hiếu” cũng chưa làm xong, phải cố gắng kiểm điểm lại.

    Các vị cảm thấy chính mình thiện căn sâu dày tốt hay là cảm thấy chính mình vẫn chưa học tốt được thứ gì? Người trước tốt hay người sau tốt? Người trước thì có đời sống không nhận định được rõ ràng. Người sau biết khiêm tốn mà dũng tiến. Cho nên chúng ta nói “tu hành”, “tu hành” là phải tu sửa hành vi, phát hiện lỗi lầm của chính mình, bạn mới có thể ngày càng tường tận. Chúng ta phải nên làm một người tường tận mới tốt, cải đổi lỗi lầm của chính mình. Đây gọi là chân tu hành. Cho nên khoảng tháng năm cũng là ngày lễ cha mẹ, vừa lúc cô giáo này cũng trở về quê nhà. Học rồi phải làm, cho nên cô muốn cảm tạ ân dưỡng dục của cha mẹ, vừa lúc đó cũng là sinh nhật của cô.

    Trẻ nhỏ hiện nay nói đến sinh nhật, điều thứ nhất chúng nghĩ đến là gì? Bánh kem. Còn gì nữa không? Chúng ta dạy con phải làm thiện. Vậy xin hỏi, cái ý niệm thứ nhất nghĩ đến bánh kem có phải thiện không? Cho nên phản ứng của rất nhiều trẻ nhỏ đều là hiện rõ ra kết quả của giáo dục. Chúng ta phải bình lặng mà quán sát xem hạt giống này đã gieo đúng chưa, hay là đã gieo sai rồi. Phải cẩn trọng mà suy xét. Cơ hội giáo dục tốt đến như vậy!

    Chúng ta phải giúp trẻ nhỏ có ý niệm đầu tiên khi nghĩ đến ngày sinh nhật chính là nghĩ đến ngày bị nạn của Mẹ, phải nhớ lấy Mẹ mang thai lao nhọc, sanh đẻ khổ cực. Chúng ta phải làm cho chúng khởi lên lòng tri ân, báo ân. Đó gọi là giáo dục.

    Cho nên khi cô giáo này quay về, cô muốn cảm tạ cha mẹ, liền đem ra ba cái ghế. Lúc đó cũng có bà ngoại của cô ở đó, cô liền mời bà ngoại, cha mẹ ngồi lên ghế. Mẹ của cô tương đối nhạy cảm. Bà nói “Con gái! Rốt cuộc con muốn làm việc gì?”. Cô giáo này liền đối trước Mẹ của cô, đối trước ba vị trưởng bối này nói: “Con đã sống qua hơn 30 năm rồi, đã làm cho cha mẹ biết bao lo lắng. Hiện tại con đã bắt đầu học tập giáo huấn của Thánh Hiền. Cho nên từ nay về sau, con phải làm một đứa con gái hiếu thuận, không để cho bà và cha mẹ phải bận tâm. Còn ân dưỡng dục hơn 30 năm, con sẽ ghi nhớ ở trong lòng. Hôm nay cũng là gặp lúc sinh nhật của con, con phải chân thành cảm tạ cha mẹ. Cho nên hôm nay muốn hành lễ ba lần quỳ, chín lần cúi đầu”.

    Cô giáo này lạy xuống cái lạy đầu tiên, Mẹ của cô lập tức rơi nước mắt. Đây là nước mắt gì? Giọt lệ an ủi. Kỳ thật người làm mẹ không hề nghĩ đến con cái phải đền đáp thứ gì. Thế nhưng con cái có chút tâm hiếu thuận thì liền sẽ làm cho họ rất an ủi.

    Dưới vòm trời ai là người khờ nhất? Mẹ là người dễ gạt nhất, không cần đền đáp. Bạn nói cho họ nghe lời ngon, lời ngọt, đối với họ có chút tâm hiếu thuận thì họ liền mãn nguyện lắm rồi.

    Cô giáo này lạy xuống cái thứ hai, con của cô là một học sinh tiểu học lớp 3, lập tức đến bên cạnh chồng của cô, bóp nắn cho ba mình. Con trai cô dường như cảm thấy ở trong không khí như vậy mà không làm gì đó thì thật là khó chịu. Bài dạy không lời! Tâm hiếu hạnh này của mẹ đã làm cho con cô cảm động mãnh liệt. Cho nên chú cảm thấy hiện tại phải phục vụ cho ba chú một chút. Cho nên thân giáo (lấy mình làm gương) vô hình đã cảm hóa, sức mạnh rất to lớn. Đứa bé này khi trở về nhà, bước vào cửa liền dõng dạc nói với cha mẹ của chú :” Cha Mẹ ơi, năm tới sinh nhật của con, con cũng lạy cha mẹ”. Đó là giáo dục, trên làm dưới bắt chước. Có cần phải tốn tiền không? Việc chân thật quan trọng của đời người, tiền không có tác dụng gì lớn.

    Trích bài giảng "Con đường đạt đến Nhân Sinh Hạnh Phúc"

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ