Có 8 tư tưởng của bậc đại nhân mà chúng ta cần học hỏi và thực hành:
Người muốn giác ngộ đạo quả Niết Bàn cần phải có ít nhu cầu, ít ham muốn vì đó là điều kiện để thành đạt giáo pháp - cũng là những đặc tính được Đức Phật tán dương. Có 4 loại thiểu dục tri túc (ít ham muốn):
- Một là ít ham muốn về vật dụng, chỗ ở, y phục...
- Hai là ít ham muốn về chứng đắc thiền, không được khoe khoang sự giác ngộ của mình sẽ giúp chúng ta vun bồi được đức khiêm nhường.
- Ba là ít ham muốn về phương diện phô bày kiến thức, dù cho có thuộc lòng Tam Tạng Kinh Điển cũng không nên thố lộ khoe khoang kiến thức sự hiểu biết của mình.
- Bốn là ít ham muốn về phương diện thực hành, dù cho có nguyện thực hành hạnh đầu đà thì cũng không để người khác biết mình đang thực hành hạnh đầu đà, phải biết khiêm nhường.
Vì sự thành tựu giáo pháp không đến với những người hay bất mãn (không hài lòng). Chỉ những người biết hài lòng mới có thể thành tựu giáo pháp giác ngộ đạo quả. Biết hài lòng (không muốn cái này cái kia) là một đặc tính tốt đẹp lớn lao mà đòi hỏi các nhà sư và thiền sinh cần có.
- Thân ẩn cư: Nếu chọn được một nơi an tĩnh yên lặng, ít người lui tới, ít côn trùng quấy nhiễu, có chỗ đi kinh hành... rất thích hợp cho việc hành thiền vì giúp ta ít phóng tâm. Đó là nơi giúp thân ẩn cư.
- Tâm ẩn cư: là hành thiền cho đến khi nào đạt được các tầng thiền vì khi ấy tâm mới ẩn cư khỏi các phiền não trong một thời gian dài. Tâm ẩn cư là bước đầu tốt đẹp nhưng chưa đủ, chúng ta cần đi thêm bước nữa là thực hành thiền Minh Sát.
- Tị phiền não ẩn cư: là khi chúng ta hành thiền Minh Sát tốt đẹp cho đến khi giác ngộ đạo quả thì tâm ta mới giải thoát ra khỏi tất cả phiền não - đây được gọi là giai đoạn "tị phiền não ẩn cư".
Chúng ta ít nhất cũng phải có được thân ẩn cư và tâm ẩn cư, thì cuối cùng mới mong giác ngộ đạo quả. Giáo pháp không thể đạt được đối với người thích quần tụ: quần tụ với người khác và quần tụ với phiền não.
Sự thành tựu giáo pháp không bao giờ đến với người làm biếng, chỉ có người tinh tấn mới đạt thành đạo quả. Không tinh tấn chánh niệm thì không có định tâm và kết quả là không có trí tuệ. Tinh tấn bao gồm cả 2 phương diện thể chất và tinh thần. Đức Phật từng dạy "sống một trăm năm chay lười biếng nhác, không bằng sống một ngày tinh tấn cần chuyên"
Giáo pháp không thành tựu với người thất niệm, chúng ta cần thực hành tinh tấn chánh niệm - chú tâm chánh niệm một cách đúng đắn. Chánh niệm trước được vun bồi sẽ khiến chánh niệm sau mạnh mẽ hơn và giúp tập trung tốt hơn - sự tập trung tâm ý đó được gọi là ĐỊNH.
Giáo pháp không thành tựu với người có tâm tán loạn lang bạt, phóng túng ... vì khi nào có định tâm thì lúc ấy mới có trí tuệ, mới có sự hiểu biết sáng suốt giúp nhìn xuyên thấu rõ bản chất thật sự của sự vật. Định tâm phải được chánh niệm hỗ trợ và chánh niệm phải được tinh tấn hỗ trợ. Một khi có định tâm, an tĩnh, tĩnh lặng giúp tâm trên đề mục đủ dài thì lúc bấy giờ trí tuệ sẽ tự động đến.
Phải có hiểu biết về nghiệp báo - phải biết nghiệp là gia tài, là của thừa kế của mình. Chỉ có những người có sự hiểu biết căn bản này mới có thể hành thiền đạt được kết quả tốt đẹp. Giáo pháp không thể thành tựu đến những người không hiểu biết về điều này.
8.) HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT NIẾT BÀN: tức là hướng tâm vào sự vô thường, sự sinh diệt của các pháp, không thích thú trong tham ái, tà kiến và mạn. Không thích thú trong các việc bất thiện nhờ luôn luôn hướng tâm và sự vô thường của tất cả sự vật. Thấy rõ mọi sự vật đều không bền vững: đến rồi đi và hoại diệt nên chẳng có gì trên thế gian này quan trọng đến nỗi ta phải tham luyến dính mắc vào. TƯ TƯỞNG THỨ 8 NÀY LÀ QUAN TRỌNG NHẤT.
Nên nhớ có 2 pháp làm cản trở việc giác ngộ là: TỰ CAO NGÃ MẠN VÀ THỐI CHÍ NGÃ LÒNG. Nếu 2 pháp này xuất hiện thì chúng ta nên đến gặp 1 vị thầy đủ thẩm quyền để xin lời khuyên bảo.
Chép lại từ: Hiểu Biết Trọn Vẹn
Ngài U Sīlānanda
Soạn dịch: Ngài Khánh Hỷ
Nguồn: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI
#anhsangdaovadoi
Nguyện cho tất cả chúng sanh luôn tràn đầy tình thương, không oan trái lẫn nhau, thoát khổ thân tâm, luôn được nhiều an lành, luôn được thành tựu tâm nguyện riêng.!