Các nước Châu Á ăn bánh gì ngày Trung Thu

2022-09-02 11:29:41.0
Mỗi quốc gia có nền văn hóa khác nhau, có nhiều quốc gia Châu Á cũng đón rằm Trung Thu như Việt Nam và có những món ăn đặc biệt thể hiện nét văn hóa đặc sắc của quốc gia đó. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu các nước Châu Á ăn món gì vào ngày Rằm Trung Thu nhé.

MỤC LỤC

    Mỗi quốc gia có nền văn hóa khác nhau, có nhiều quốc gia Châu Á cũng đón rằm Trung Thu như Việt Nam và có những món ăn đặc biệt thể hiện nét văn hóa đặc sắc của quốc gia đó. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu các nước Châu Á ăn món gì vào ngày Rằm Trung Thu nhé.

    1. Việt Nam ăn những món nào dịp Trung Thu

    1.1. Bánh Trung Thu Việt Nam

    Theo một số tài liệu, Tết Trung thu của Việt Nam chính thức được tổ chức ở vùng đất Thăng Long vào thời nhà Lý. Trong thời gian này, người ta tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như múa rối nước, rước đèn... Vào thời Lê - Trịnh, Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

    Ngày nay, bánh Trung thu cũng đã được biến tấu với rất nhiều loại khác nhau phù hợp với gu thưởng thức của mỗi người. Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng, da dạng về nguyên liệu của nhân bánh như đậu xanh, khoai môn, cà phê, sôcôla…

    Bánh Trung Thu Việt Nam

    Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2020

    1.2. Cốm Xanh

    Mùa thu là mùa của cốm bởi đã từ lâu người ta cho rằng, vào khoảng thời gian này trong năm, hạt lúa đã nhận được đủ dưỡng chất, “ẵm” đủ heo may, để không còn là dạng lúa non “búng ra sữa” mà cũng chưa đến độ chín già. Lúc này, hạt lúa căng mẩy vừa đến độ để cho những hạt cốm non thơm lừng và hấp dẫn nhất.

    Trung Thu ăn Cốm Xanh

    Chuối, hồng là những loại quả cực kỳ hợp để ăn cùng cốm. Chuối để ăn cùng cốm phải là chuối trứng cuốc (chuối đã chín kĩ, vỏ đã lốm đốm thâm), hồng phải là hồng đỏ loại đã chín mềm. Khi ăn, bạn bóc vỏ và chấm đẫm cốm rồi đưa vào miệng, sẽ vô cùng ngon đấy! 

    Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

    1.3. Gỏi Bưởi

    Trung Thu ăn gỏi bưởi

    Ngoài những món ăn được chế biến từ cốm thì mâm cỗ cho ngày Trung thu không thể thiếu những món ăn thanh mát được chế biến từ quả bưởi.

    Những múi bưởi mọng nước được tách ra, xé tơi, trộn với tôm sú luộc, thịt ba chỉ thái mỏng và hỗn hợp nước trộn gỏi chua cay mặn ngọt cực kỳ hấp dẫn.

    Gỏi bưởi có vị chua nhẹ ăn cùng với tôm và thịt luộc cộng thêm lớp hành phi vàng ruộm ăn cực ngon mà không hề chán. Đây cũng là gợi ý cho bạn nếu trong bữa ăn có nhiều món dầu mỡ đấy.

    Ngoài ra một số vùng miền còn ăn bánh trôi nước, canh khoai mon và Ốc luộc...

    2. Nhật Bản ăn những món nào dịp Trung Thu

    2.1. Bánh Trung Thu Tsukimi-dango

    Bánh trung thu Nhật Bản hay còn gọi là Tsukimi Dango. Dango là tên chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo( mochiko), loại bánh này khá giống mochi ( là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Tsukimi hiểu theo nghĩa đen của tiếng Nhật là ngắm trăng. Tsukimi là lễ hội ngắm trăng truyền thống của Nhật Bản, nơi mà người ta ăn mừng mùa gặt hái, thu hoạch. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi- Dango. Sau khi làm xong, bánh được xếp thành tháp hình tam giác được bày ra trên một kệ gỗ để cúng, có thể có thêm một số hoa quả.

    Người Nhật ăn bánh gì trung thu

    2.2. Các loại khoai như khoai tây, khoai môn

    Giống như tên gọi khác của đêm 15 là “Imomeigetsu” (trăng mùa khoai), Otsukimi còn được xem là lễ cầu chúc cho mùa thu hoạch khoai các loại. Do đó, vào đêm này, ta có thể cúng cả khoai tây lẫn khoai môn. Còn đồ cúng thích hợp của đêm 13 là lê hoặc đậu các loại. 

    Thêm vào đó, việc cúng các loại rau quả khác mà tự tay mình trồng còn mang ý nghĩa là cảm tạ thần linh đã mang đến những vụ mùa tươi tốt. Tùy từng địa phương mà các loại rau quả này sẽ khác nhau. Đặc biệt, người Nhật tin rằng nếu cúng những loại trái cây như nho thì điều ước sẽ dễ thành hiện thực.

    2.3. Người Nhật ăn Wasaghi Trung Thu

    Wagashi vốn là nét văn hóa ẩm thực truyền thống và rất lâu đời ở Nhật Bản. Đây là tên gọi chung cho các loại bánh ngọt được làm chủ yếu từ bột gạo và thường được sử dụng ăn kèm trong các buổi tiệc trà của người Nhật.

    Với công thức chính là những nguyên liệu quen thuộc, giản dị như: bột nếp Nhật làm wagashi (gyuhi), bột gạo, đậu đỏ, đường mía… các nghệ nhân làm bánh sẽ biến hóa thành hàng trăm tác phẩm nghệ thuật Wasaghi khác nhau.

    Các loại Wagashi phổ biến : 

    Bánh Trung Thu Nhật Bản

    Sakuramochi

     

    Bánh Trung Thu Nhật Bản

    Hanabiramochi Wagashi

     

    Bánh Trung Thu Nhật Bản Higashi

     

    Manju

     

    Bánh Trung Thu Nhật Bản

    Bánh Trung Thu Nhật Bản Namagashi​

    3. Hàn Quốc ăn những món nào dịp Trung Thu

    Trung thu hay Chuseok là một trong hai dịp lễ lớn nhất năm của người Hàn. Du khách có thể thử nhiều món ăn truyền thống dành riêng cho lễ hội này khi tới đây

    3.1. Người Hàn ăn bánh Songpyeon dịp trung thu

    Đây là một trong những món ăn chính thường được chuẩn bị và thưởng thức trong lễ Trung thu ở Hàn Quốc. Loại bánh gạo truyền thống này có lớp vỏ mềm dẻo, nhân thường là nguyên liệu ngọt như vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong..

    Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

    Người Hàn ăn bánh gì Trung Thu

    Songpyeon

    Bánh thường được hấp trên một lớp lá thông, tạo hương thơm đặc biệt. Songpyeon được tạo hình giống trăng non - với ý nghĩa đem lại tương lai tươi sáng hay thành công. Thông thường, trong dịp Trung thu, các gia đình sẽ quây quần và ăn bánh dưới ánh trăng, hy vọng gặp nhiều may mắn trong thời gian sắp tới.

    3.2. Người Hàn ăn bánh Hangwa dịp trung thu

    Hangwa: Món ăn đầy tính nghệ thuật này được làm từ bột gạo, mật ong, hoa quả và các loại rễ cây, tạo ra màu sắc tự nhiên. Hangwa vừa đẹp mắt, vừa giàu giá trị dinh dưỡng, thường được ăn trong nhiều dịp đặc biệt ở Hàn

    Người Hàn ăn gì Trung Thu

    Hangwa

    Bánh Hàn có nhiều loại Hangwa như yakgwa, yugwa và dasik v.v... Trong đó, yakgwa là bánh rán hình hoa còn yugwa là bánh rán mỏng và dài làm từ bột gạo, mật ong

    3.3. Người Hàn ăn bánh Jeon dịp trung thu

    Bánh kếp cũng là món hay được ăn trong các dịp lễ tại Hàn Quốc. Trong đó, bột loãng được trộn cùng các nguyên liệu tùy thích, sau đó rán giòn

    Người Hàn ăn gì trung thu

     Jeon

    Jeon có thể được làm từ một nguyên liệu đơn lẻ, như cá pollack, bí vàng... hoặc từ 2-3 nguyên liệu trộn lại. Hai loại jeon được ưa chuộng là haemul pajeon (hải sản và hành xanh) và kimchi jeon (kim chi và hành)

    3.4. Người Hàn ăn miến Japchae dịp trung thu

    Món miến xào japchae thường xuất hiện trong bữa ăn ngày lễ ở Hàn Quốc, thường gồm các loại rau củ và thịt được xào với miến

    Người Hàn ăn gì đêm Trung Thu

    Japchae

    4. Trung Quốc ăn những món nào dịp Trung Thu

    Cũng giống như người Việt, Tết Trung thu cổ truyền của người Trung Quốc rơi vào 15/8 âm lịch, trùng với thời gian thu hoạch của người nông dân. Trong dịp Trung thu, mỗi gia đình sẽ làm những món ăn truyền thống và chuẩn bị rượu ngon để chào mừng.

    Những món ăn phổ biến trong dịp Tết Trung thu của Trung Quốc bao gồm bánh Trung thu, bí ngô, ốc sông, khoai môn, rượu lên men với hoa mộc quế, vịt, cua lông…

    4.1. Bánh Trung Thu Trung Quốc

    Bánh Trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó bắt nguồn từ đời nhà Minh. Bề mặt bánh thường in các chữ ngụ ý tốt lành. Bánh Trung thu của người Trung Quốc còn có tên bánh Yue Bing (bánh mặt trăng), nhân bánh khá phong phú đủ vị như đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, trà xanh…Ngày nay đã có nhiều cải tiếng với nhiều hình dáng bánh khác nhau như hình vuông đẹp mắt.

    Bánh trung thu trung quốc

     

    Tuy nhiên, Bánh Trung Thu của Trung Quốc lại chỉ có Bánh Nướng mà không có Bánh Dẻo như của Việt Nam

    4.2. Bí ngô

    Người dân sống ở phía Nam sông Dương Tử có truyền thống ăn bí ngô trong dịp Trung thu bởi vì đây cũng là mùa thu hoạch của loại thực phẩm này. Thời xưa, các gia đình nghèo ở đây đã ăn bí ngô trong dịp lễ, do họ không có đủ điều kiện chuẩn bị bánh Trung thu. 

    Theo truyền thuyết, một cặp vợ chồng cùng với con gái của họ sống tại chân núi Nam. Hai vợ chồng già ốm nặng vì thiếu thức ăn và quần áo. Một ngày nọ, con gái họ tìm được một quả bí ngô khi đang làm việc trên một cánh đồng. Cô đã mang quả bí về nhà, nấu chín cho bố và mẹ cô. Lạ lùng thay, cha mẹ cô dần hồi phục sau khi ăn bí.

    Ăn bí ngô vào đúng rằm Trung Thu cũng được cho là mang lại sức khoẻ cho người thưởng thức nhờ hình dạng tròn và sắc vàng màu mỡ của quả bí.

    4.3. Khoai môn

    Khoai môn cũng là loại thực phẩm thu hoạch vào khoảng thời gian diễn ra Tết Trung thu. Mọi người yêu thích sự tươi ngon và vị mềm dẻo của loại rau củ này. Một trong những cách chế biến phổ biến nhất ở Trung Quốc cắt khoai thành từng miếng nhỏ, chiên kĩ, rồi phủ xi-rô. Đây luôn được xem là một món ăn phổ biến đối với những ai ưa vị ngọt.

    Mọi người cũng tin rằng ăn khoai môn trong Tết Trung Thu có thể xua tan vận rủi, giúp mang lại may mắn và sự giàu có. Truyền thống này bắt đầu từ thời nhà Thanh (1644-1912).

    4.4. Vịt

    Vịt là món ăn phổ biến thứ hai sau bánh Trung thu. Người dân Trung Quốc tin rằng ăn vịt vào mùa Thu sẽ giúp đẩy hỏa khí khỏi cơ thể và giúp cân bằng âm và dương.

    Mỗi vùng khác nhau ở Trung Quốc lại có các bí quyết riêng để nấu vịt. Người dân ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc có truyền thống nấu vịt với một loại khoai được trồng nhiều trong khu vực này. Người dân ở Giang Tô thì thường làm món vịt mộc quế (vịt được muối và nướng lên). Đây là món ăn nổi tiếng nhất của Nam Kinh với lịch sử hơn 2.500 năm. Tại tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Trung Quốc, mọi người thường thưởng thức món vịt nướng trong dịp lễ đặc biệt này. Ngoài ra, còn phải kể tới món vịt chiên gừng.

    4.5. Ốc sông

    Đối với người dân xứ Quảng Đông, ốc sông là món ăn không thể thiếu trong dịp Trung Thu. Những loại ốc sông thường được nấu kèm với các loại thảo dược để giảm mùi tanh khó chịu của chúng. Người ta tin rằng ăn ốc sông trong dịp Trung thu giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.

    4.6. Cua lông

    Mùa cua lông thường là tháng 9 và tháng 10. Do đó, nó cũng là món ăn theo mùa rất đặc trưng trong dịp Trung thu của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, trên khắp miền Nam Trung Quốc, nhưng thực chất, phong tục này đã được duy trì từ lâu tại các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, nơi có nhiều sông, hồ. Cua lông rất giàu protein và các acid amin tốt cho sức khỏe.

    4.7. Rượu hoa quế lên men

    Uống rượu lên men với hoa quế có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Họ đã bắt đầu uống loại rượu này từ cách đây hơn 2.000 năm. Dịp Trung thu cũng là mùa hoa mộc quế đang nở rộ. Uống rượu hoa mộc quế trong mùa Thu tượng trưng cho sự đoàn tụ trong gia đình và cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

    5. Philipin ăn những món nào dịp Trung Thu

    Tết Trung thu ở Philippines bắt nguồn từ những người gốc Hoa đến đây sinh sống và làm việc. Lễ hội sẽ kéo dài trong vòng hai ngày. Đèn lồng đỏ, băng rôn được treo khắp các cửa hàng và con phố khu Chinatown. Ngoài múa lân, rước đèn, ở đây còn có những chiếc xe hoa diễu hành trong trang phục truyền thống của người Hoa. Bánh Trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia với nhiều phiên bản khác nhau

    Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú. Có rất nhiều các phiên bản khác nhau của chiếc bánh đã ra đời. Bánh Hopia độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn.

    Bánh Trung Thu Hopia Philipins

    6. Thái Lan ăn những món nào dịp Trung Thu

    Ở Thái Lan, bánh Trung thu được bánh nhiều ở khu Chinatown, đường Yaowarat. Loại bánh Trung thu phổ biến nhất ở nước này là bánh nướng nhân sầu riêng cùng với 1 - 2 lòng đỏ trứng muối – tượng trưng cho mặt trăng tròn. Gần đây trong giới trẻ loại bánh sầu riêng này đang trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích.

    Bánh trung thu thái lan

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ