Căn đồng là một trong những hiện tượng được nhiều người chú ý tới; nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về bản thân thuật ngữ này một cách căn bản và thấu đáo. Ngay cả những Tín đồ theo Tín ngưỡng Mẫu lâu năm; có thâm niên; vẫn thường được người trong cùng Tín ngưỡng gọi là Đồng cựu cũng chưa hiểu một cách rành rẽ.
Một số quan điểm cho rằng, hiểu theo đúng nghĩa của từ thì “căn” là gốc rễ, nguyên nhân, căn nguyên của một sự vật, hiện tượng nào đó còn “đồng” mang nghĩa là sự trong sáng, ngây thơ, như một đứa trẻ không tì vết. Lại có tài liệu chỉ ra rằng “đồng” ở đây là viết tắt của từ “công đồng” nghĩa là ám chỉ triều phục của các quan trong nghi lễ chứ không liên quan tới “nhi đồng”. Cũng từ những khái niệm này mà trong dân gian có nhiều cách lý giải khác nhau.
Căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên; nghiệp chướng; hay nói khác đi là những tội lỗi; đã gây ra từ trước có thể kiếp trước; hoặc kiếp này; tới khi vận đến phải chịu hậu quả; phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra; phải chịu kiếp khổ sở.
Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương; nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt; cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian; làm phúc làm thiện bằng nhiều cách; để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân; để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.
Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con; để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí; lẽ phải; tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài; bởi chỉ có sự xót thương; tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn; thể xác; biến đổi cuộc sống của người đó; mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.
Những người có căn đồng thường có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số của từng người nặng hay nhẹ nhưng hầu hết là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Một số những biểu hiện thường thấy ở người có căn đồng như sau:
Chúng ta cần phải phân biệt một cách rõ ràng với những hiện tượng khách quan tự nhiên khác với người có căn số đang trong gian đoạn hành; có xác định được như vậy chúng ta mới có cách giải quyết một cách xác đáng được; và đa số việc này cần phải có sự trợ giúp của một người thầy tâm linh, mà Tín ngưỡng Mẫu gọi là Đồng thầy, ở Giáo hội ta gọi là Quan thầy.
Vậy cho nên tìm cho mình một vị Đồng thầy cũng không hề dễ. Chính vì lẽ đó cũng có người nhầm đường lạc lỗi hoặc phúc chưa đến nên đã gặp phải hoặc bị người khác xúi dục để tìm đến với những vị “Thầy” sai trái, mê tín tà kiến, buôn Thánh bán Thần và hậu quả như thế nào? Tự chúng ta mường tượng được.
Đồng thầy đúng đắn là người có khả năng tâm linh thấu đáo, thâu suốt được bản mệnh, căn số, liệu tính được các hành vi tâm linh của Đệ tử mình, là người có khả năng gia trì, hỗ trợ Đệ tử mình trong các phương pháp cầu nguyện; lễ bái. Đồng thầy phải là người hướng dẫn các Đệ tử không đi vào con đường mê tín tà kiến; luôn biết hướng dẫn Đệ tử mình tu tập trong Tín ngưỡng một chính tín; sống trong đời sống một cách đạo đức.