Đạo mẫu và Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì và câu chuyện mẫu Liễu Hạnh

2021-01-08 17:06:59.0
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc và tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng. Chính vì vậy, để nhận diện, phân biệt những hình thức tín ngưỡng bản địa với nhiều dấu vết nguyên thủy của cư dân nông nghiệp như Đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu là điều không dễ dàng.

MỤC LỤC

    Việt Nam là một đất nước đa dân tộc và tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng. Chính vì vậy, để nhận diện, phân biệt những hình thức tín ngưỡng bản địa với nhiều dấu vết nguyên thủy của cư dân nông nghiệp như Đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu là điều không dễ dàng.

    I. Đạo Mẫu 

    Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ  thời kỳ nguyên thủy, lấy Mẫu (Mẹ) là đấng sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ và con người, là nơi con người ký thác những mong muốn, khát vọng về đời sống sung túc, mạnh khỏe, may mắn và tài lộc của mình. Đây không phải là hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất. Nó là một hệ thống các tín ngưỡng với ít nhất ba lớp khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau. Đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Thần và lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

    Lớp thờ Nữ thần mang tính phổ quát, rộng rãi, phù hợp với xã hội nông nghiệp, nơi đặc biệt chú trọng tới vai trò của người phụ nữ. Lớp thờ Mẫu thần phát triển trên nền tảng của lớp thờ Nữ thần, thường có gắn với yếu tố quốc gia, thờ các Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu như Nguyên phi Ỷ Lan, Mẫu Tây Thiên, Mẹ Gióng hay Linh Sơn Thánh Mẫu…Lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần mang tính chất bản địa, nội sinh thuần túy. Lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ lại được hình thành trên cơ sở hai lớp thờ trên kết hợp với sự tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, trải qua thời gian, lớp tín ngưỡng này đã quay trở lại với những đặc điểm điển hình của một tín ngưỡng đậm nét bản địa hơn. 

    II. Tín ngưỡng thờ Mẫu

    Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 75 vị nữ thần tiêu biểu, trong đó có ba vị Nữ thần tồn tại trong truyền thuyết như ba chị em, con của Ngọc Hoàng giáng trần được phân công cai quản ba miền. Miền Bắc với sự nổi trội của Chúa Tiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Vân Cát Thần nữ), miền Trung với Thiên Y A NA Diễn Phi Chúa Ngọc (tiếp biến với hình ảnh Nữ thần Ponagar – Người Mẹ đất nước – Mẹ xứ sở dân tộc Chăm) và miền Nam với Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen hay còn gọi là Bà Thâm, Bà Đanh, Bà Đênh), tất cả đang cư ngụ trong lòng tin của những tín đồ thờ Mẫu hiện nay ở Việt Nam.

    Người dân Đại Việt xưa đều thờ Tam toà Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu của người Việt ra đời trên cơ sở tục thờ nữ Thần; các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện, đặc biệt có vị được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng (Phủ) như việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

    Theo chiều dài lịch sử lâu đời ở nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam Phủ, Tứ Phủ. Trong làng xã và đô thị miền Bắc từ xa xưa, trong hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ đều thờ các Thánh Mẫu rất tôn nghiêm.

    1. Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì?

    Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị Nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sản sinh, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người như: trời, đất, sông, nước, rừng núi....

    Tín ngưỡng thờ Mẫu được hiểu theo một nghĩa hẹp hơn chính là hình thức tín ngưỡng với tên gọi Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, một hình thức thờ cúng những vị Thánh Mẫu cai quản vũ trụ.

    2. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian với một số đặc điểm

    Thờ Mẫu được hình thành trong chế độ Mẫu hệ, khi con người còn thờ các Nữ thần
    Thờ Mẫu thiếu những tiêu chí cơ bản để cấu thành một tôn giáo chính thống như sáng thế luận, giáo luật, giáo lý, giáo hội và hệ thống tổ chức..
    Trong thờ Mẫu, yếu tố niềm tin còn dựa vào sự cảm nhận của chủ thể, nghĩa là mỗi người lại có một niềm tin khác nhau, chưa mang tính hệ thống.

    Cho tới ngày nay thì không ai biết chính xác tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa tâm linh của người Việt hình thành từ khi nào. Một số người cho rằng tục thờ Mẫu có từ khi mà người Việt còn thờ các thần linh thiên nhiên như trời, đất, sông, nước và núi rừng. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh các thần với quyền lực siêu nhiên, điều khiển thiên nhiên, là những yếu tố vốn mang tính quy luật. Trong quá trình sinh tồn, con người phải dựa vào thiên nhiên vì thế họ tôn thờ các hiện tượng tự nhiên quanh mình như một đấng tối cao với hình tượng là Mẫu – người mẹ. Họ thờ Mẫu với mong muốn được che chở, bảo vệ và ban phước lành trong cuộc sống.

    3. Vai trò của Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống

    Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cái đẹp của lễ hội là đề cao và khuyến khích chính những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng được thể hiện qua các nhân vật được cử lễ. Các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất là tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đấy mà thôi.

    Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này. Ngoài ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ hội thống nhất. Nó còn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong các mối quan hệ xã hội.

    Điện thờ Mẫu có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng tới miền núi, từ trong nước tới cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Có nơi là đền đài nguy nga với những nét đặc trưng điển hình, có nơi hình dáng bên ngoài không khác một ngồi chùa, ngôi đình, đền hay miếu bất kỳ, lại có chỗ chỉ là những điện thờ nho nhỏ. Gần như người ta chỉ nhận diện được nơi thờ Mẫu khi quan sát các nét riêng trong kiến trúc tổng thể hay sự bài trí ở điện thờ cùng những đặc điểm riêng trong nghi thức thờ cúng. Chính những nét đặc trưng ấy đã góp phần tạo nên một hình thức tín ngưỡng thuần phác, đặc biệt, đậm chất Việt Nam.

    III. Chuyện về Mẫu Liễu Hạnh

    Lần giáng sinh thứ nhất

    Liễu Hạnh công chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam, là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ Bà. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.

    Truyền thuyết kể rằng Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, được giáng sinh ba lần xuống trần. Lần thứ nhất Bà đầu thai thành con gái của hai vợ chồng già quê ở Nam Định là ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng, dù sống hiền lành, tu nhân tích đức ngoài 40 tuổi chẳng có nổi một mụn con.

    Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và Bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.

    Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình. Tuổi già cũng đến, cha mẹ nàng Tiên Nga cũng về nơi tiên cảnh. Sau đó, nàng bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện, giúp ích cho đời và mất vào năm 40 tuổi ( thời Hồng Đức năm 1473).

    Lần giáng sinh thứ hai

    Lần giáng sinh thứ hai Mẫu Liễu Hạnh làm con của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc, quê Nam Định, cách quê cũ khoảng 7 km. Sau khi sinh Bà, ông Lê Thái Công nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng mà ông mơ trước đó nên đặt tên cho con là Lê Giáng Tiên.

    Lần này, công chúa Liễu Hạnh kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên bà mất, năm ấy, bà chỉ mới 21 tuổi năm Đinh Sửu (1577), tuyệt nhiên không bệnh tật gì.

    Lần giáng sinh thứ ba

    Truyền thuyết kể rằng, vì tình nghĩa thủy chung với chồng con ở trần thế nên đến năm Canh Dần (1650), Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 10 tháng 10, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai.

    Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân (1668). Năm ấy bà vừa 18 tuổi. Lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Bà đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần (đền Sòng, Thanh Hóa).

    Những lần giáng trần, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là phủ Tây Hồ).

    Cũng có tích kể rằng thời vua Lê Thái Tổ (1385-1433) trị vì, Liễu Hạnh từng mở quán bán hàng cho khách bộ hành ở chân Đèo Ngang. Tiếng đồn về một cô gái xinh đẹp bán hàng nơi heo hút ấy khiến cho bao kẻ tò mò, trong đó có vị hoàng tử đương thời. Vị này tìm đến quán hàng bán nước với ý đồ xấu xa nên đã bị nàng Liễu Hạnh làm cho dở điên dở dại.

    Nhà vua nhờ sự giúp đỡ của tám vị Kim Cương đã lừa bắt được Tiên Chúa. Họ đưa Tiên Chúa về kinh để hỏi tội. Sau khi nghe Tiên Chúa kể lại hành vi của Hoàng tử, Nhà vua hổ thẹn, bèn tha mạng cho nàng, sau đó nói lời cảm tạ rồi chúc Tiên Chúa lên đường may mắn.

    Trong đạo Mẫu, Bà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu tối cao, hóa thân của Đệ Nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở chính giữa trong Tam tòa Thánh Mẫu. Trong tín ngưỡng dân gian nói chung, bà là một trong Tứ bất tử, họ là những người sinh ra trong thời xã hội rối ren, sự xuất hiện của họ như là một chốn nương tựa cho người dân cơ cực về mặt tâm linh.

    Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem là dấu ấn của đạo Mẫu và chế độ Mẫu hệ, qua đó cho ta thấy được vị trí quan trọng của người phụ nữ trong tâm thức của người Việt. 

    Tác giả: Tuệ Lâm

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Những điều bạn phải sau đây chứng tỏ gần đây bạn đang có khủng hoảng tài chính
    Tâm linh huyền bí - 2024-01-22 06:58:41.0
    ​Mọi việc đều có nhân quả, đôi khi gặp phải chuyện lạ có thể là điềm báo.
    Giấc mơ và ý nghĩa chiêm tinh của nó
    Tâm linh huyền bí - 2023-10-29 13:14:43.0
    Theo chiêm tinh học, những giấc mơ kiểu này có thể báo hiệu những tình huống tích cực cũng như tiêu cực sắp xảy ra trong cuộc sống của chúng ta.
    7 Cách giải trừ âm khí cho người sinh vào tháng 7 âm lịch
    Tâm linh huyền bí - 2023-08-11 20:26:12.0
    Âm khí, theo quan niệm Đông Á, là một loại năng lượng tiêu cực, thường được liên kết với sự u ám, tiêu cực và không tốt lành. Đây là sự tương phản với dương khí, một loại năng lượng tích cực, mang lại sức sống và may mắn.
    Bóng đè là gì ? Phương pháp điều trị chứng bóng đè
    Tâm linh huyền bí - 2023-06-12 22:17:57.0
    Bóng đè là tình trạng mất kiểm soát cơ kết hợp với ảo giác trong thời gian ngắn, xảy ra ngay sau khi ngủ hoặc tỉnh dậy. Hiện tượng này được gọi là chứng tê liệt khi ngủ.
    Hướng dẫn cách tính trùng trang chính xác nhất cho gia chủ
    Tâm linh huyền bí - 2023-06-11 22:02:52.0
    Cách tính trùng tang thế nào để giúp gia chủ tránh được các vận xui rủi. Mời bạn xem bài viết dưới đây để hiểu thêm về cách tính này.
    Điềm báo tương lai khi nằm mơ thấy cá và nước
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-27 15:41:06.0
    Nằm mơ thấy cá và nước là giấc mơ mang đến tài lộc cho gia chủ, bởi hình ảnh cá và nước được xuất hiện trong giấc mơ của bao người.
    Luân xa là gì ? Những vấn đề liên quan tới luân xa
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-25 09:36:12.0
    Bạn đã bao giờ nghe khái niệm về luân xa hay biết luân xa là gì chưa. Đây là thuật ngữ khá phổ biến với những người quan tâm đến tâm linh, tôn giáo.
    Giải mã ong vào nhà tốt hay xấu chi tiết nhất
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-25 07:00:00.0
    Ong vào nhà tốt hay xấu và báo hiệu điều gì? Nhiều người cho rằng khi thấy ong bay vào nhà sẽ có điều gì đó xảy ra trong thời gian tới.
    Kiến làm tổ trong nhà báo điềm gì ?
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-23 11:08:08.0
    Kiến làm tổ trong nhà tưởng chừng như là một hiện tượng bình thường. Thế nhưng đằng sau nó luôn ẩn những nhiều bí ẩn và ý nghĩa đặc biệt.
    Bướm bay vào nhà là điềm báo gì và có đáng lo không?
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-22 18:21:10.0
    Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp được hình ảnh những con bướm bay vào nhà và đậu vào một góc nào đó. Vậy đây là điềm báo gì, có tốt hay không?
    Chia sẻ