Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc.
Duyên Âm là hiện tượng vong theo, làm tình duyên lận đận thì ai cũng biết rồi. duyên âm thì hầu như dể mắc phải lắm. nhiều khi vô duyên vô cớ mình đi ra đường, hổng có đụng chạm gì với ai, tự nhiên vong nó thấy mình dể thương quá là nó cứ theo mình về à. Rồi mình mà làm quen ai, thì lúc đầu không sao, cũng vui vẽ nhưng càng về sau là bắt đầu cứ cải vã những chuyện vô cớ, dẩn đến chia tay, mà bản thân không làm chủ được cảm xúc, do bị tác động của người âm. Trường hợp mà mắc lỗi ngớ ngẩn nhất của người mắc phải là gì? Đó chính là đi vô mấy nghĩa địa,mồ mả người ta rồi ngứa mồm ngứa miệng nói cái câu: “còn trẻ đẹp vậy mà sao chết sớm, uổn quá”, đại loại là vậy. Vậy thì cái vong nó mới chấp vô cái lời khen đó và nó theo mình hoài và thích mình luôn. Thậm chí không cần nói ra miệng, chỉ cần khởi ý lên là vong nó cũng đã hiểu rồi.
Nhiều khi 2 vợ chồng đang sống hạnh phúc hòa thuận vậy đó, mà tự nhiên 1 ngày nào đó ông chồng giở chứng lên cáu gắt, cau có, để vợ chồng tình cảm nhạt dần đi và chia cách, cũng do bị người âm họ theo mà ngăn cản.
Duyên âm là cách gọi của dân gian, tuy nhiên duyên âm theo Phật giáo chính là tiền duyên. Khái niệm tiền duyên đã tồn tại từ lâu đời lâu kiếp thuộc về tâm linh. Về tâm linh thì tiền duyên là mối duyên tình mang yếu tố say đắm, đam mê hay hận thù trong vòng nhân quả từ kiếp trước chưa được giải quyết giữa những người đã từng luyến ái với nhau, vấn đề này không thể qua loa kiểm chứng bằng ngoại cảm đồn đại, nở rộ trước giờ.
Thường người muốn “cắt tiền duyên” phải đến điện, đền, phủ chứ ít khi ra chùa để làm việc đó vì theo quan niệm của nhà Phật, người tu hành không được phép rẽ duyên của người khác.
Đạo Phật chỉ ra rằng, mọi vật, mọi việc trên thế gian này đều do trùng trùng duyên khởi mà tạo tác. Có thể hiểu nôm na, sự hiện hữu của con người, mọi sự vật, hiện tượng, trạng thái liên quan đến từng cá nhân đều do nghiệp quả của họ quyết định. Vì thế cho nên mới có việc hai người song sinh cùng mẹ cha, cùng thời khắc, theo tử vi thì có cùng ngôi sao chiếu mệnh, nhưng cuộc đời, sự nghiệp không giống nhau.Cho nên, không có lá số tử vi nào qua ngày sinh, tháng đẻ mà xem thấy hết nghiệp quả của con người để chỉ được cho họ lối đi. Con người sẽ thọ lãnh nghiệp báo đã tạo tác và cũng chính họ mới có khả năng chuyển nghiệp của mình từ sự tu tập, tạo nhiều nhân duyên thiện để quả ác cũng thành nhỏ, nghiệp dữ cũng chuyển lành.
Trong luật nhân quả của nhà Phật, nhân duyên cha mẹ - con cái, vợ - chồng cũng là nghiệp quả trả vay lẫn nhau nhiều đời, nhiều kiếp. Trong vô lượng kiếp, ai cũng đã từng là cha ta, là mẹ ta, là quyến thuộc ta cả. Kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”, những mối quan hệ thân tình đã được hình thành như vậy.
Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “duyên âm” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm. Nếu tình yêu thương thăng hoa từ chính sự đồng cảm chân thật thì sẽ dẫn đến hôn nhân viên mãn.
Có một lời khuyên rất hay, xin tặng để bạn nghiền ngẫm: Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần. Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất.
Có cầu thì phải có cung. Từ đó thì mấy bọn thầy “bịp bợm” mới đi dụ dỗ bằng cách là hù dọa nếu không cắt duyên âm thì sẽ cô độc suốt đời, thế này thế nọ, và cái kết cuối cùng là bảo mình đưa mấy triệu, mấy chục triệu ra để mà làm lể cắt duyên âm cho. Mấy cô là hay nhẹ dạ cả tin mấy vụ này lắm. Và nếu như hóa giải duyên âm 1 lần thì mấy lần sau cũng dính à. Tại vì mình đâu có gì để phòng thân đâu.
Hóa giải việc này đâu có gì mà khó đâu. Chỉ đơn giản là hằng ngày quý vị tụng kinh, trì chú Đại Bi, Lăng Nghiêm…là tự nhiên những cái vong này họ có ác ý với mình là họ bỏ đi à. chứ quý vị tụng chú, vong nào mà có ác ý là họ bị nhứt đầu dữ lắm, ai rảnh đâu mà theo quý vị hoài để bị tra tấn. nên ai mà bị vong dựa là cứ cho lên chùa tụng chú đại Bi, lăng Nghiêm 1 tuần lể thôi là trả về liền là vậy đó.Nhưng mà hầu như mình khuyên người khác làm theo thì họ làm không được, Vì họ không phải là Phật Tử, cũng không có am hiểu gì về chú đại Bi, Lăng Nghiêm cả, tâm tư họ chỉ thích “ôm nải chuối” vô mấy đình, miếu mong cầu đúng theo ý họ là họ vui à, chứ cái gì mà phức tạp, khổ cực quá là họ không chịu. Thà chấp nhận vô minh tốn mấy chục triệu giải duyên âm vậy đó, chứ hổng muốn lảng phí thời gian để tu tập, hành trì mật chú. Nên là cũng hết cách!
Có 1 câu chuyện nhà Phật, 1 lần vị Càn Thác Bà khảy đàn lên, làm ngài Ma Ha Ca Diếp không còn trụ nổi tâm thiền định nửa mà đứng dậy nhảy múa theo. Lúc đó, cả đại chúng hoài nghi về sự chứng đắc của ngài Ma Ha Ca Diếp. Lúc đó, Phật đã nói rằng, trong tiền kiếp xa xưa, Ma Ha Ca Diếp là 1 nhạc công rất giỏi. nay trước âm nhạc siêu việt của Càn Thác Bà, chủng tử nghiệp trong tiền kiếp đã trổi dậy, làm Ngài không còn trụ được thiền định trong tâm mình. Âm nhạc của vị thần này có thể điều khiển được hành vi của người khác.
Trong chú Lăng Nghiêm, 3 đệ sau cùng là tên của các vị hộ pháp, quỷ thần đã phát nguyện hộ trì người hành trì mật chú. Thì trong đó cũng có tên của vị Càn Thác Bà Vương này đây. Ngay cả Ngài Ma Ha Ca Diếp còn thiền định không nổi trước âm nhạc siêu việt của Càn Thác Bà Vương thì huống chi ai? Cho nên khi trì chú Lăng Nghiêm mà còn có vị này làm hộ pháp, hộ vệ mình thấy cũng an tâm quá hén.
Càn Thát Bà được gọi là Tầm hương thần, Nhạc thần, Chấp nhạc thiên và liệt vào một trong bát bộ chúng. Càn Thát Bà - vị thần chuyên hòa tấu nhã nhạc, sửa chữa nhạc cụ, bài hát và cùng với Khẩn Na La lo về pháp nhạc hầu hạ trời Đế Thích.
Càn Thát Bà là một bộ trong tám bộ chúng sanh thường hiện đến nghe Phật mỗi khi Phật giảng kinh Đại thừa.
Gọi là Tầm hương thần, bởi Càn Thát Bà không ăn thịt, uống rượu, chỉ hưởng mùi hương, thích mùi thơm (hương), ngửi mùi cũng đủ no, vì vậy nên trong mình xông ra mùi thơm, và chính vì thế nên gọi là Hương thần. Càn Thát Bà được cho là nửa người nửa thần.
Mùi hương mà Càn Thác Bà yêu thích nhất là mùi hoa…Dạ Lý Hương.Hồi trẻ Thầy mình có mấy lần vào ban đêm khuya khoắt mà sao thấy có nhiều người cứ đứng ngửi mùi hoa Dạ Lý Hương trước nhà, sau này lớn lên học Phật mới biết mấy người đó chính là Càn Thác Bà mà trong kinh điển có đề cập này đây, vì thức ăn của họ là mùi hương. Thông thường trong mật chú Phật giáo thì chú Lăng Nghiêm là thần chú gắn liền với thực tế cuộc sống hằng ngày chúng ta hơn.
Nên nhà ai ở miền quê mà có trồng Dạ Lý Hương mà ban đêm thấy có người ta đứng đông đen xung quanh cái cây mà ngửi ngửi, là coi chừng quý vị gặp phải Càn Thác Bà rồi đó. Họ cũng không có làm hại gì mình đâu, trừ khi mình đừng có quấy phá hay xâm phạm họ thôi. Mình cứ trì chú Lăng Nghiêm là họ chấp tay cung kính hoặc bỏ đi à, vì trong đó có nhắc đến Càn Thác Bà vương của họ.