Bóng đè (tên tiếng Anh là sleep paralysis, hay còn gọi là ma đè, mộc đè) là một trong những hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, thường xảy ra khi bạn đang ngủ và xuất hiện ở những người yếu bóng vía, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược... Khi xảy ra hiện tượng bóng đè, bạn sẽ cảm thấy như bị liệt toàn thân, tỉnh táo nhưng không thể cử động được chân tay, cảm giác giống như người bị ma quỷ đè, có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ.
Bóng đè là chữ dân gian dùng để chỉ hiện tượng một người trong khi ngủ bỗng nhiên cảm nhận rất rõ ràng là có ai đang đè chặt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể khiến họ nghẹt thở hoặc tê dại nhưng lại không thể nào kêu cứu, vùng vẫy để thoát ra.
Có lẽ trong cuộc đời, đa số chúng ta đều hơn một lần bị rơi vào tình trạng ấy. Chắn chắn bản thân người bị bóng đè do yếu tinh thần cũng như áp lực gia đình. Tuy không tin là do ma quỷ làm nhưng người ta cũng thừa nhận rằng mỗi lần bị tấn công thì thấy rất lo sợ. Có một quy luật là chỉ khi con người mất cân bằng thì hiện tượng bóng đè mới xảy ra.
Người bị bóng đè thường thấy một bóng người ập vào mình, đè nghiến làm cho bản thân mặc sức vùng vẫy trong bất lực, u ớ không nên câu do bất ngờ và hoảng hốt. Sau khi thoát ra, nếu người không có kinh nghiệm thì thường sợ hãi, còn đối với người có kinh nghiệm thường bực tức, cáu bẳn xen lẫn những thắc mắc thực hư về việc cái bóng vô duyên vô cớ đó. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa.
Một số dấu hiệu nhận biết bạn bị bóng đè đó là:
Thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc ngay khi vừa ngủ.
Có thể nhận thức được mọi chuyện xung quanh nhưng tạm thời không thể di chuyển hoặc nói chuyện.
Hiện tượng này có thể kéo dài trong vài giây, vài phút và xuất hiện 1 lần, thường xuyên hoặc có thể là nhiều lần trong 1 đêm.
Đổ nhiều mồ hôi.
Không thể hít thở sâu và cảm thấy sợ hãi cực độ.
Đau đầu, đau toàn thân và có cảm giác như ngực bị thắt lại.
Không thể mở mắt và cảm giác như có ai đó muốn làm hại mình.
Các nhà khoa học phát hiện trong khoảng 90 phút đầu của giấc ngủ thì bộ não của con người có thể rất kích động dẫn đến các giấc mơ đạt mức cao trào.
Nếu cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi hay lo lắng về một vấn đề gì đó, trí não có thể tạo những kịch bản quái dị nhất trong khi bản thân người đó hoàn toàn nằm yên.
Khi ấy, người bị bóng đè sẽ cảm thấy mình đang trong trạng thái mơ màng nhưng có cảm giác rất tỉnh táo và nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh. Tuy nhiên họ không thể cử động hay nói. Các hiện tượng này khiến người đó sợ hãi và hoảng loạn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên, chu kỳ giấc ngủ của người ấy sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu gia đình từng có người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chắc chắn những người bên cạnh cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp bóng đè.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện tượng bóng đè có thể liên hệ gần với giấc ngủ có trạng thái REM. Những việc xảy ra trong lúc bạn bị bóng đè là do một phần của não bộ thức dậy, hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức mọi vật xung quanh. Trong khi đó, một phần khác của não bộ (như vùng chỉ huy hệ thần kinh vận động) vẫn chìm sâu trong giấc ngủ có trạng thái REM khiến cho hầu hết hệ cơ vận động của cơ thể bị tê liệt. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng ý thức đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không.
Theo đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng bóng đè không phải là một bệnh, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sau khi xảy ra hiện tượng này thì nó có thể gây ra tình trạng lo lắng, sợ hãi. Đặc biệt, bóng đè có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác (chứng ngủ rũ - narcolepsy) và thường xảy ra ở những người khoảng 20 - 30 tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, tùy vào mỗi người sẽ có cảm giác bóng đè khác nhau, có người cho rằng bản chất khi xảy ra hiện tượng bóng đè chỉ là một giấc mơ, nó tái hiện lại những gì chúng ta cảm nhận được khi còn thức, tất cả hiện lên chỉ như một giấc mơ, không mệt mỏi hay khó chịu. Mặt khác, nhiều người lại cho rằng hiện tượng bóng đè xảy ra khi họ vẫn đang thức nhưng lại không thể phản ứng với những gì mình cảm nhận được, gây nên cảm giác lo lắng, sợ hãi. Chính vì vậy, nhiều người bị bóng đè cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh và đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng này được đánh giá là không khác nhiều so với những cơn ác mộng khác.
Theo tâm linh, hiện tượng bóng đè được cho rằng do ma, quỷ làm. Một hồn ma, một ác quỷ đã ngồi đè lên trên cơ thể bạn, từ đó, khiến bạn có cảm giác bị nghẹt thở và khó chịu. Nhiều người theo thuyết tâm linh lại tin rằng hiện tượng bóng đè là do con mộc gây nên. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng: "Có một con chim bị thương đậu trên cây làm máu chảy ra cành cây đó. Khi dùng gỗ của cây làm giường thì hồn ma của con chim sẽ ám và gây nên hiện tượng bóng đè". Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học cho rằng điều này là không hợp lý, chỉ là lối giải thích mê tín bởi có nhiều người nằm trên giường sắt, sàn nhà... vẫn có thể xuất hiện tượng bóng đè.
Theo các nhà khoa học cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè khi ngủ. Sau đây là một số nguyên nhân theo cách nhìn nhận của khoa học:
Căng thẳng, stress
Một trong số nguyên nhân được họ nhắc đến nhiều nhất chính là do tâm lý căng thẳng, stress hoặc do sức ép từ công việc thường ngày quá lớn. Việc phải chịu nhiều căng thẳng, stress khiến cho chu trình giấc ngủ của bạn bị đảo lộn và hỗn loạn. Khi đó, những yếu tố này có thể cùng nhau kích thích lên vỏ não cùng một lúc và gây ra hiện tượng bóng đè.
Tư thế nằm ngủ
Tư thế nằm ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè. Khi bạn nằm sai tư thế (nằm úp, đặt tay lên ngực...) nó có thể tạo sức ép rất lớn lên tim và khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề khó chịu.
Bệnh nhân trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Sử dụng quá nhiều các rượu, bia, ma túy, thuốc lá...
Do di truyền (trong gia đình có người bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ).
Sử dụng thuốc điều trị thường xuyên.
Các vấn đề khác về giấc ngủ như chứng ngủ rũ, hay bị chuột rút vào ban đêm.
Ngay sau khi cảm nhận được rằng mình đang gặp phải trường hợp bóng đè, bạn không nên sợ hãi và cần phải giữ bình tĩnh để thực hiện một vài cách chữa bóng đè như sau:
Mẹo phong thủy đơn giản giúp thoát khỏi cơn ác mộng bóng đè
Hiện tượng bóng đè chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, cách tốt nhất để phòng tránh là xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh. Ngủ đủ giấc, giữ phòng thông thoáng. Chọn tư thế nằm ngủ thoải mái, mặc quần áo rộng để máu lưu thông ổn định và tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ. Hạn chế uống trà, cà phê và các chất kích thích khác trước khi đi ngủ từ dưới 5 tiếng đồng hồ. Không nên ăn quá no, tránh căng thẳng để bạn dễ dàng có giấc ngủ sâu hơn, phòng bóng đè.
Nếu bạn bị bóng đè nhiều lần, tốt nhất hãy đi khám bác sĩ để tầm soát những bệnh gây ra thiếu máu não, kiểm tra mình mắc bệnh tâm lý nào không để kịp thời có biện pháp cải thiện nhanh chóng.
Tham khảo các bậc thiền sư, được biết cả hai ý kiến trên đều được hiểu vì ai cũng thấy một khía cạnh của vấn đề. Bóng đè xảy ra hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, mà là một tín hiệu tự nhiên báo rằng ta đang có vấn đề và nên tự mình khắc phục thì mới giải quyết tận gốc.
Cái gốc tạo ra hiện tượng bóng đè là do khối năng lượng tham sân si trong mỗi con người. Ba căn này tác động là khi mỗi người tích lũy các suy nghĩ, hành vi hay lời nói không hài hòa, nên đến một thời điểm nhất định con người mắc nhân quả bị bóng đè, hiện thực đó phải xảy ra dù họ có muốn hay không.
Theo các bậc thiền sư thì để hóa giải cho người thường xuyên bị bóng đè chính là hướng cho họ tới một đời sống cân bằng và hài hòa. Bản thân mỗi người có thể kết hợp các liệu pháp cân bằng thân tâm như tập thể dục thể thao cũng như nâng cao sức khỏe thể chất hay có thể chia sẻ với các nhà tâm lý để mình có cái nhìn tích cực về bản thân.
Trên thế giới, những người thường xuyên thấy ma quỷ trong giấc mơ hoàn toàn không phải là hiếm hoi. Một số câu chuyện xung quanh hiện tượng bóng đè chắc chắn vẫn luôn là chủ đề được nhiều người bàn tán và gây ra nỗi ám ảnh khôn nguôi. Nhưng chúng ta thấy rằng, đây không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng.