Làm phù dâu, phù rể trong đám cưới liệu có mất duyên?

2015-12-15 07:16:18.0
Theo các tài liệu dân gian đã để lại thì quan niệm mất duyên đã có từ lâu đời và nhằm chỉ đến những người ế, hay những người phụ nữ không lấy chồng hay đàn ông lớn tuổi mà không có vợ. Theo một số lời truyền miệng để lại thì khi làm phù dâu, phù rể có nghĩa là bạn đã bán duyên của mình cho cặp vợ chồng sắp cưới nhằm chúc họ trăm năm hạnh phúc.

MỤC LỤC

      >> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!

    Tục lệ phù dâu, phù rể trong đám cưới.

    Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.

    Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.

    Phù dâu, phù rể trong đám cưới ngày nay.

    Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Rất nhiều người, ngay cả cô dâu chú rể và thậm chí là chính bản thân phù dâu phù rể cho đến tận sau đám cưới cũng không hề biết được vai trò chính xác của họ. Không chỉ là bê khay rượu, mâm trầu, mà họ còn có những công việc khác ý nghĩa hơn, đem lại nhiều niềm vui hơn cho hai nhân vật chính. Trước và trong ngày cưới, cô dâu chú rể ắt hẳn phải chịu nhiều áp lực bởi nhiều yếu tố, từ những công việc chuẩn bị cho đến những bất ổn về mặt tâm lý khi sắp “phải” sống chung với “ai đó”. Nhiều người không hề bị ảnh hưởng, nhưng một số bạn lại có khả năng lâm vào trạng thái khủng hoảng, thậm chí có thể dẫn đến những trường hợp tương tự như “cô dâu chạy trốn”. Lúc này mới là lúc phù dâu phù rể cần phát huy nhiệm vụ cao cả của mình. Vì nhiệm vụ của họ là trợ giúp cô dâu chú rể trong mọi tình huống, từ chia sẻ cảm xúc, tìm hiểu dịch vụ tới sát cánh bên nhân vật chính trong suốt buổi lễ.  Những "nhân vật phụ" đó là sẽ người cùng lo lắng các công việc tổ chức đám cưới cho các cặp đôi. Họ sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ cô dâu chú rể hết mình, từ việc đưa cô dâu đi spa thư giãn, cùng cô dâu chia sẻ cảm xúc, cùng đi chọn váy, trở thành phụ tá trong buổi chụp ảnh cưới và làm mọi điều cô dâu nhờ. Cũng tương tự, phù rể sẽ là nhân vật quan trọng với chú rể, chỉ đứng ở vị trí thứ 2 sau cô dâu. 

    Số lượng của phù dâu và phù rể thường không giới hạn, cũng không quy định theo số chẵn hay số lẻ mà tùy vào quy mô đám cưới. Nhưng dù chọn bao nhiêu người, cô dâu và chú rể sẽ chọn cho mình một phù dâu chính và một phù rể chính. Đây sẽ là hai người gắn bó với uyên ương nhất. Vì vậy, cặp đôi thường nghĩ đến những người bạn, anh chị em thân thiết, gắn bó và hiểu rõ họ nhất.

    Nhiệm vụ của phù dâu, phù rể trước đám cưới:

    1. Góp ý giúp cô dâu chú rể chọn váy và vest cưới đẹp, phù hợp với dáng người cũng như phong cách tiệc.

    2. Khi có sự khủng hoảng về mặt tinh thần, phù dâu phù rể là chỗ dựa cho cô dâu chú rể, giúp họ bình tĩnh, lấy lại cân bằng và sự vui vẻ bằng những hoạt động giải trí như xem phim, đi spa hoặc làm những gì họ thích, đồng thời xử lý những công việc đang còn dang dở như đặt tiệc, đặt ban nhạc, trang trí lễ…

    3. Nếu có tiệc độc thân, phù dâu phù rể cũng sẽ là người chung vai sát cánh đứng ra giúp hai nhân vật chính tổ chức.

    Nhiệm vụ của phù dâu, phù rể trong ngày cưới:

    1. Hỗ trợ cô dâu thay váy cưới, quần áo và trang điểm cũng như chỉnh trang tóc tai gọn gàng. Giúp họ luôn đẹp từ đầu cho đến kết thúc lễ và tiệc. Nếu cô dâu mặc váy đuôi dài thì phù dâu sẽ là người giúp cô dâu nâng đuôi váy tiến đến đài lễ.

    2. Sửa soạn, trang trí lặt vặt trong ngày cưới và liên hệ với các dịch vụ đã đặt vì lúc này 2 nhân vật chính không thể làm gì được khác ngoài việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của mình.

    3. Làm “hậu cần” về mặt lương thực nhằm đảm bảo cô dâu chú rể không bị ”lả” người khi tiếp khách. Vì bạn biết đấy, thường thì cô dâu chú rể không thể ăn được gì trong thời gian này.

    4. Xếp chỗ ngồi cho khách

    5. Giúp gia đình cô dâu chú rể dọn dẹp (nếu cần)

    Ngoài ra, phù dâu phù rể còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là khuấy động không khí tiệc và khuyến khích mọi người “chơi hết sức, vui hết mình”. Có như thế buổi tiệc mới diễn ra thành công.

    Quan niệm “mất duyên” khi làm phù dâu, phù rể.

    Theo các tài liệu dân gian đã để lại thì quan niệm mất duyên đã có từ lâu đời và nhằm chỉ đến những người ế, hay những người phụ nữ không lấy chồng hay đàn ông lớn tuổi mà không có vợ. Theo quan niệm mất duyên thì người bị mất duyên sẽ không còn cơ hội được gặp ý chung nhân của mình. Bởi họ đã làm mất đi sợi tình duyên tơ hồng do ông tơ, bà nguyệt se duyên, dẫn đến họ không có cơ hội gặp được nửa kia của mình.

    Theo một số lời truyền miệng để lại thì khi làm phù dâu, phù rể có nghĩa là bạn đã bán duyên của mình cho cặp vợ chồng sắp cưới nhằm chúc họ trăm năm hạnh phúc. Tuy nhiên, thông tin này, không có thông tin chính thống hay sử sách nào ghi lại mà chỉ do người dân truyền lại khác nhau. Chính vì điều này, khiến nhiều cô gái, chàng trai rất ngại nhận lời làm phù dâu phù rể cho bạn bè hay anh em trong họ nhà mình. Rất nhiều cô gái, chàng trai đã yêu nhau hay gặp được người bạn đời của mình trong những khi nhận lời làm phù dâu, phù rể trong đám cưới.

    Các cách “giữ duyên” của các phù dâu, phù rể.

    Với đám cưới hiện đại ngày nay, cô dâu chú rể chuẩn bị thêm các món quà nhỏ xinh xắn để tặng những người trợ giúp đắc lực của mình. Tặng phẩm kỷ niệm ấy không nhất thiết phải đắt tiền, tốn kém mà mang ý nghĩa tinh thần nhằm thể hiện tình cảm thân thiết của những người bạn dành cho nhau.

    Chắc hẳn các cặp đôi đều mong muốn món quà kỷ niệm đáng yêu ấy sẽ luôn gợi nhớ trong tâm trí bạn bè những kỷ niệm vui và khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ của ngày trọng đại sau khi đám cưới kết thúc.

    Hi vọng qua những chia sẻ trên, các cặp đôi sẽ không phải đối mặt với sự ngần ngại “mất duyên” khi mời các chàng trai, cô gái làm phù dâu, phù rể trong lễ ăn cưới của mình nữa.

    >> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!

    >> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Người không sống lâu có 4 đặc điểm nhận biết cuộc đời một người sẽ kéo dài bao lâu nếu nhìn vào khuôn mặt?
    Phong tục tập quán - 2024-10-15 22:35:47.0
    Đôi mắt của một người có thể nói lên sức mạnh của trái tim. Nếu người đó có đôi mắt rất yếu thì ấn tượng đầu tiên là người đó không tỉnh táo và trạng thái tinh thần khá kém,
    Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu
    Phong tục tập quán - 2024-09-12 22:01:48.0
    Mỗi ngày lễ hoặc lễ hội đều có câu chuyện hoặc bối cảnh riêng. Những câu chuyện và truyền thuyết về Tết Trung thu khá thú vị.
    Tết trung thu năm 2024
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:58:15.0
    Có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), đèn lồng Trung Quốc tượng trưng cho hy vọng và sự đoàn tụ.
    Những lời chúc trung thu hay cho năm 2024 là gì?
    Phong tục tập quán - 2024-09-11 17:26:57.0
    Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
    Trong hai tuần tới vào giữa tháng 9/2024, vận may sẽ đến với bốn con giáp này.
    Phong tục tập quán - 2024-09-03 19:11:00.0
    Những tuổi Ngọ gặp may mắn đồng hành sẽ thể hiện tốt ở nơi làm việc và đón nhận một tương lai đầy tốt đẹp
    Những con giáp nào tốt nhất để kết hôn vào năm 2025?
    Phong tục tập quán - 2024-08-19 21:29:36.0
    Đối với những người tuổi Sửu độc thân, đây là năm mà bạn có thể nắm bắt cơ hội rời bỏ cuộc sống độc thân và bước vào hôn trường.
    9 Con Giáp Gặp Nhiều May Mắn Nhất Sau Năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-21 15:01:46.0
    Sau năm 2025, tuy công việc và cuộc sống của tuổi Hợi sẽ có nhiều thay đổi nhưng vận may tài chính của họ sẽ được cải thiện rất nhiều.
    Con giáp nào có khả năng sinh con trai nhất vào năm 2025
    Phong tục tập quán - 2024-07-07 20:56:43.0
    phụ nữ tuổi Sửu cũng sẽ giữ được tâm hồn bình yên khi mang thai và chủ động đối mặt với nhiều thử thách
    Mười vẻ ngoài cực kỳ quý phái, giàu có dành cho nam giới
    Phong tục tập quán - 2024-06-30 21:57:41.0
    Người đàn ông có vầng trán đầy đặn cho thấy người đó rất thông minh, tính cách điềm tĩnh, giỏi đối xử với người khác, gặp nhiều may mắn trong công việc và có tương lai tươi sáng nếu khởi nghiệp.
    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Chia sẻ