Ngạn ngữ người Việt có câu: “Tam nam bất phú - Tứ nữ bất bần”
Hiểu đơn giản: Gia đình nào sinh được (chỉ) 3 người con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh được (chỉ) 4 người con gái thì gia đình đó không thể nghèo.
Tại sao lại có ý nghĩa như vậy?
Con trai thường hay lêu lổng, không chí thú làm ăn, cha mẹ lại phải chi phí những việc lớn cho các “quý tử” như: Học hành, cưới vợ, làm nhà... nên tốn hết tiền bạc của cha mẹ đã kiến tạo, vì thế mới nghèo.
Con gái thường chịu thương chịu khó, cha mẹ không phải chi phí các việc lớn như gia đình có con trai nên tiền của tích góp được mà trở nên giàu. Ngày xưa con gái không được đi học, khi lấy chồng thì cơ bản gia đình chồng lo cho đám cưới thông qua thách cưới của họ nhà gái. Vì theo tục lệ cưới xin ngày xưa, nhà gái thách cưới rất cao, có những chàng trai vì nhà nghèo không có tiền cưới vợ nên phải ở vậy suốt đời. Gia đình sinh ba con trai, lo vợ cho con xong thì khuynh gia bại sản
Đấy là hiểu đơn giản là sinh nhiều (3) con trai sẽ nghèo nhưng theo thực ra cổ nhân chỉ mượn câu “tam nam bất phú” để ám chỉ điều “huyền bí và tối kỵ” của con số 3 huyền cơ trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nếu không đã không có câu “Tứ tử trình làng” để nói về sự vinh hoa phú quý của một gia đình khi sinh được bốn người con trai. Ngay trong câu “Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần” đã là một đôi câu đối hoàn chỉnh về sự huyền bí (sinh, tử, sang, hèn...) của các con số 3 và 4 trong tín điều của người Việt.
Tín ngưỡng của người Việt Nam:
Người Việt Nam thường rất tin vào những điều trên. Đây là một ví dụ về câu chuyện mẹ chồng với quan niệm “ tam nam bất phú”:
Khi tôi mang bầu và sinh con đầu lòng là con trai, ai trong nhà cũng vui mừng vì chồng tôi là con cả và là nam duy nhất trong nhà. Mẹ chồng chăm chút tôi và cháu trai như mẹ đẻ. Suốt thời gian ở cữ, tôi được mẹ tự tay chăm sóc chứ không gửi về nhà ngoại vì mẹ không yên tâm giao cháu đích tôn của mình cho ai. Quan điểm đó, dù có chút ích kỉ nhưng tôi cũng không thể nào phủ nhận được sự chu đáo và cẩn thận mà mẹ chồng dành cho tôi và con trai mình.
Khi con trai tôi được hai tuổi thì vợ chồng tôi tính sinh thêm đứa nữa. Tôi biết ý mẹ chồng muốn tôi sinh thêm một đứa con trai nữa cho yên tâm. Nhưng là một người mẹ, tôi cũng muốn có một cô con gái để còn làm điệu và cũng chính là thỏa mãn những ước muốn mà khi còn là trẻ con, tôi đã không có cơ hội. Hơn nữa, có đứa con gái thì sau này tôi còn có đứa tâm sự, ngủ cùng và thủ thỉ với mẹ đủ thứ trên đời, chứ con trai lấy vợ xong là chỉ biết có vợ thôi chứ có còn nhìn thấy mẹ nữa đâu.
Xem thêm: Xem tuổi vợ chồng - Tra cứu Lịch Âm - Xem tử vi ngày hôm nay
Vậy mà trời chẳng chiều lòng người, gần bốn tháng tôi đi siêu âm, bác sĩ nhắc khéo: Con giống cha. Nhưng hoảng hơn nữa là hai đứa giống cha.
Cứ nghĩ có ba đứa như cu Bin mà tôi hãi, toát cả mồ hôi. Về nói với mẹ chồng, tưởng mẹ vui lắm, ai ngờ tôi lại thấy mẹ chồng thoáng nét đăm chiêu. Không biết bà lo lắng điều gì? Chẳng phải mọi thứ còn vượt cả mong ước của mẹ đó sao? Bây giờ thì cả nhà sẽ chẳng có giây phút nào yên ổn đấy chứ! Mẹ cũng sẽ chẳng có thời gian mà buồn.
Ngày tôi sinh con trong bệnh viện, hai đứa trẻ sinh đôi đẹp như tranh vẽ. Ai cũng nói không nghĩ là trẻ sinh đôi vì hai con đều bụ bẫm. Mẹ chồng tôi cũng không giấu được nụ cười trên môi. Nhưng hôm sau, khi tôi vừa tập tễnh đi vệ sinh về phòng thì nghe thấy câu chuyện của mấy bà đi trông người đẻ nói chuyện với nhau. Mấy bà hỏi mẹ chồng là tôi sinh con đầu lòng sao?
Mẹ tôi bảo: Là lần hai, lần trước một thằng cu rồi các bà ạ.
Thế là mấy bà nhao nhao lên: Ba thằng con trai à? Thế thì lại phải thêm đứa nữa thôi, “Tam nam bất phú” mà
Mẹ chồng tôi vẻ mặt cũng lo lắng trả lời: Tôi cũng biết thế, nhưng mà không biết tụi nó có chịu không nữa.
Các bà lại góp vào: Không chịu là không chịu thế nào? Sau này xảy ra chuyện không hay ngồi đó mà than trời! Thì ra mẹ lo chuyện: Tam nam bất phú!
Sau đó mẹ có bóng gió đôi lần với tôi về chuyện nhà ông A ở làng bên ba con trai nên tan cửa nát nhà, vợ thì chết sớm, còn con, thằng thì trộm, thằng thì nghiện ; Rồi nhà bà B, ba con trai nên làm đâu hỏng đấy, hai vợ chồng quần quật làm mà chẳng khá lên được… Rồi mẹ bảo: Nhà mình có ba đứa rồi, con nhìn người ta lấy gương mà liệu. Mẹ cũng chỉ vì lo cho các cháu, lo cho vợ chồng chúng mày mà thôi! Để hai đứa lớn lớn rồi sinh luôn đi, trai gái đều được. Mẹ khỏe còn chăm nom cho, vất một chút, nhưng các cụ chả bảo: con cái là phúc của cha mẹ sao? Càng nhiều con càng nhiều phúc…
Đây chỉ là 1 câu chuyện nhỏ về nhưng chúng ta cũng có thể thấy quan niệm tam nam bất phú có ảnh hưởng không hề nhỏ trong suy nghĩ của người Việt Nam.
Thực tế như thế nào?
Thực tế, nhiều gia đình sinh 3 con trai mà kinh tế (bố mẹ) vẫn thuộc diện khá giả, có gia đình còn thuộc diện giàu “nứt đố đổ vách”, “tư sản hiện đại”. Sự giàu có đó còn kéo dài đến tận đời con, đời cháu sau này...
Vậy nên hiểu câu: “Tam nam bất phú” như thế nào? Theo thiển ý của người viết, chữ phú ở đây không nên hiểu theo nghĩa chỉ sự giàu có mà hiểu theo nghĩa chỉ sự phú quý thì mới thấy được “ẩn ý” mà cổ nhân đúc kết.
Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái)thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống:
Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.
Làm thế nào để tránh được tai họa?
Cổ nhân đã nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vậy nên theo tín ngưỡng của người Việt Nam để tránh những tai họa có thể xảy ra thì những gia đình nhà có 3 con trai nên: