Vậy sau khi chết, chúng ta nên chôn xác hay thiêu xác? Theo quan điểm nhà Phật rất rõ ràng, cái thấy biết của nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác.
Sinh Lão Bệnh Tử là quy luật của tự nhiên không ai có thể tránh khỏi được.
Con người sinh ra, lớn lên rồi khi trưởng thành đến lúc già, ốm đau rồi bệnh tật qua đời.
Và đến cuối chặng đường đó tất nhiên ai cũng hy vọng mình sẽ có một kết thúc nhẹ nhàng nhất.
Người mất thường được mang đi chôn cất hoặc được mang đi hỏa táng. Trong 2 cách này cách nào hiệu quả nhất? Lịch Vạn Niên 365 cùng bạn đọc tìm hiểu nên chôn hay thiêu người đã chết.
1. Thế nào là Chôn Cất, thế nào là Hỏa táng.
- Từ xa xưa đến giờ, nhân loại chúng ta xử lý thân xác khi tắt thở thì có nhiều hình thức xử lý, có dân tộc họ thủy táng, dân tộc ta từ trước tới nay thì địa táng, chôn xuống đất, có nơi họ hỏa táng như Ấn Độ, phương Tây cũng hỏa táng rất nhiều, cũng có nơi họ thú táng, điểu táng, tức quăng xác cho chim, cho thú ăn, có nơi thì không táng, họ treo xác lên trên cây… có nơi lại ướp xác như ở Ai Cập.
- Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày
- Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất. Điều này được thực hiện bằng cách đào một hố hoặc đường hào, đặt người chết và các vật chôn theo vào đó, và lấp nó lại. Con người đã chôn người chết ít nhất 100.000 năm qua.
- Hoả táng (hay được gọi không trọn nghĩa là hỏa thiêu hay thiêu) là hình thức an táng người chết bằng cách thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình hay còn gọi là tiểu
2. Nên hỏa táng hay chôn cất
Ngày xưa chúng ta thương chôn cất nhưng giờ tư tưởng đã tiến bộ hơn rất nhiều và cũng vì những lý do sau đây:
- Theo niềm tin của phần lớn người Đông phương thì khi chết phần lớn người chết vẫn còn mơ hồ chưa biết là mình đã chết, vì thế họ thường quay trở lại nhà và sống như lúc đang còn sống mặc dù người thân chẳng thấy chẳng biết có họ hiện diện. Có khi họ mượn tạm xác thân đã chết để hiện ra trong chốc lát mà người sống khi thấy hoảng sợ và gọi là “hồn ma”. Kinh nghiệm dân gian cho thấy ở những nơi xảy ra tai nạn chết người “hồn” người chết thường hiện ra với bộ quần áo họ mặc lúc bị tai nạn. Vì lý do đó mà khi chết nên thiêu xác để người chết không thể mượn xác thân của mình để hiện ra nữa hoặc không còn quyến luyến cái thân xác cũ nữa…
- Những ngày nay nhiều người đã nhận thấy ít nhất là về mặt vệ sinh, thực tế thì việc thiêu xác tốt lành thuận lợi hơn chôn cất xác chết rất nhiều – việc duy trì bảo quản hoặc phải di chuyển cũng dễ dàng, ít tốn kém
- Dù người thân qua đời ta thương quý đến mấy cũng không thể chôn cất trong vườn nhà để được gần gũi. Nếu là tro cốt của họ, ta cũng không đặt thờ trong nhà. Tốt nhất là đem thờ ở Chùa hay nhà Thờ hoặc chôn cất làm mộ chí như bình thường. Khoảng 5 năm sau tro cất được thờ nên đem rãi trên biển là tốt nhất
- Theo đạo Phật: Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào cuộc đời và hơn thế nữa giải quyết được vấn đề đất, người sống sẽ không phải lo thiếu đất.
- Vậy sau khi chết, chúng ta nên chôn xác hay thiêu xác? Theo quan điểm nhà Phật rất rõ ràng, cái thấy biết của nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.
- Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”. Khi chúng ta học Phật cũng phải quan niệm về thân này như vậy, thân này không phải là của mình, không phải là chính mình, trước hết là của cha mẹ cho mình mượn, chúng ta mượn máu huyết của cha mẹ, sau đó ra đời mượn đất nước đắp vào. Đến lúc chết rồi thì phải trả lại. Do Đó, dù Địa táng ( chôn cất) hay Hỏa táng( đi thiêu) thì cũng đều không ảnh hưởng gì đến thần thức. Đó chỉ là quan niệm của từng gia đình. Tuy nhiên, nếu người chết trước khi chết có nguyên vọng được chôn cất thì phải thực hiện theo nguyện vọng của họ, tránh làm trái ý để linh hồn chấp trước, vẫn chưa giác ngộ được.
3. Điều gì xảy ra trong quá trình hỏa táng:
- Hòm hỏa táng được đặt trong buồng hỏa táng, sau đó nhiệt độ được nâng lên khoảng 1200-1400 độ C. Sau khoảng 2 đến 2,5 giờ, thi thể sẽ được đốt cháy bằng nhiệt hoặc bốc hơi.
- Các mảnh xương còn lại được gọi là tàn dư hỏa táng. Các tàn dư hỏa táng sau đó được thu gom cẩn thận từ buồng hỏa táng và sẽ được đặt trong một bộ vi xử lý, trở thành những hạt mịn thường gọi là tro và được đặt trong bình đựng tro cốt do gia đình lựa chọn.
- Toàn bộ quá trình hỏa táng mất khoảng 3-4 giờ. Trong suốt quá trình hỏa táng, một hệ thống nhãn dán được kiểm soát cẩn thận đảm bảo xác định chính xác thi thể người chết trùng khớp với tro cốt.
- Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo
4. Phong tục tập quán của người Việt trong việc mai táng người đã mất:
- Tập quán mai táng của người Việt Nam gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh, tôn giáo của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ; ở mỗi vùng, miền, mỗi tộc người đều có những lễ thức mai táng khác nhau. Đây không chỉ là nghi thức, trách nhiệm mà là đạo nghĩa của người sống dành cho người thân về với tổ tiên ông bà. Điều đó lý giải tại sao người ta dành nhiều sự quan tâm đặc biệt về cả tinh thần, vật chất cho sự kiện quan trọng này. Tuy nhiên, tập tục mai táng truyền thống của người Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều bất cập gây những ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường cả ở khu vực đô thị và nông thôn.
- Ngày nay do điều kiện kinh tế tốt hơn nên mọi người có nhiều điều kiện thể hiện tâm nguyện hơn. Tuy nhiên, phải nhìn nhận là các quy định chính sách còn chưa đồng bộ chặt chẽ nên dẫn đến hiện tượng tự phát - và có thể dùng từ đua tranh - trong ma chay và xây dựng mồ mả. Thậm chí một số nơi còn “sáng tác” một số “chuẩn mực” về tang lễ, mồ mả, mai táng ganh đua vì những mối quan hệ giữa người sống chứ không phải vì truyền thống tốt đẹp. Tập quán an táng của người Việt, đến nay không chỉ còn là chuyện của xã hội mà còn là chuyện lớn về môi trường đất đai và đô thị
- Ở các đô thị lớn, nơi chôn cất, kinh phí, thủ tục cho việc mai táng người chết trở thành vấn đề lớn không chỉ của các cá nhân, gia đình mà của cả xã hội. Khi gia đình có người chết, việc lựa chọn hình thức an táng (địa táng hay hỏa táng, nơi chôn cất hay lưu giữ tro cốt ở đâu) … là việc đại sự. Ở khu vực nông thôn, nhiều gia đình có người chết phải giải quyết vấn đề người xa quê thì có được mang thi hài/hài cốt/tro cốt về quê mai táng
- Những năm gần đây mật độ dân số tăng, quỹ đất ngày càng thu hẹp, tình trạng các nghĩa trang quá tải đã và đang diễn ra làm cho môi trường đất, nước ở khu vực gàn nghĩa địa bị ô nhiễm nặng là nỗi ám ảnh, tác động xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực.
Những năm gần đây, hỏa táng đã trở nên phổ biến hơn, nhất là ở vùng đô thị lớn và có xu hướng phát triển nhanh trong những năm sắp tới do sức ép đất đai dùng để chôn cất đang cạn kiệt và cũng do sự chuyển biến về nhận thức của người dân theo lối sống thời hiện đại. Đây là hình thức an táng tiết kiệm chi phí, tiết kiệm đất chôn cất, giản tiện hơn về thủ tục, dễ thăm viếng, chăm sóc và thân thiện với môi trường. Cùng với việc đề xuất thực hiện những hình thức mai táng văn minh và hợp với môi trường, việc quy hoạch đất đai cho nghĩa trang cùng là chủ đề hết sức phức tạp được nhiều tham luận và ý kiến phát biểu đề cập. Các nghĩa trang liệt sĩ ngoài việc là nơi yên nghỉ và của các liệt sĩ cũng nên được mở rộng công năng như một địa điểm giáo dục truyền thống lịch sử và tri ân các thế hệ cha ông.