Thôi miên và những điều bí ẩn?
>> Xem thêm TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem thêm TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất!
Khi nhắc đến 2 tiếng “thôi miên”, hẳn điều đầu tiên bạn nghĩ đến là những con người bí ẩn trong bộ áo khoác màu đen, đang sử dụng con lắc để biến một ai đó trở thành một con rối, buộc họ phải tuân theo mệnh lệnh của mình, một cách vô điều kiện, một khi đã bị thôi miên, bạn sẽ phải làm theo mọi thứ mà “chủ nhân” của mình yêu cầu?
Thực chất, những người bị thôi miên không hề “ngoan ngoãn” như bạn thấy, mà họ hoàn toàn có ý thức tự chủ chứ không phải bị sai khiến, và họ cũng không rơi vào trạng thái nửa ngủ nửa mê mà đó chỉ là biểu hiện của sự tập trung quá mức.
Trải qua nhiều thế kỷ, hiểu biết của con người về thôi miên đã đạt được rất nhiều tiến bộ, nhưng đây thực sự vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại. Vậy, bản chất của thôi miên là gì? Chúng hoạt động trong thực tế như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Thôi miên là gì?
Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của đầu óc bị qua mặt và một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập. Mặc dù có một số người trải qua kinh nghiệm về sự thay đổi trạng thái của nhận thức và dễ bị thuyết phục hơn, điều này không đúng cho tất cả mọi người. Thực ra, một số dấu hiệu của sự thôi miên và sự thay đổi khách quan có thể đạt được mà không cần sự nghỉ ngơi hay một quá trình thôi miên lâu dài, một điều làm tăng tính nghi ngờ và nhiều sự hiểu lầm về thôi miên và trạng thái bị thôi miên.
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ những năm 1700 trở lại đây. Người đầu tiên phát hiện ra thôi miên là Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18 đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh. Điều này đã mang lại cho ông nhiều tai tiếng nhưng sau đó người ta vẫn sử dụng cách thôi miên của ông. Thuật ngữ thôi miên (hypnosis) được đặt tên bởi bác sĩ người Xcôt-len (Scottish), James Braid, ông đã sử dụng từ ngủ trong tiếng Hy lạp để tạo nên thuật ngữ. Braid đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học. Từ khi nó xuất hiện, thôi miên và những người sử dụng nó là đối tượng cho nhiều nghiên cứu, sự chỉ trích, sự tò mò và huyền bí.
Thôi miên có gì bí ẩn?
Về bản chất, thuật thôi miên là cách để tiếp cận và giao tiếp với tiềm thức của con người một cách trực tiếp. Thông thường, bạn chỉ nhận thức được những ý nghĩ trong ý thức. Bạn suy nghĩ về mọi chuyện một cách có chủ ý, như tìm từ ngữ thích hợp để đối đáp.
Tuy vậy, các nhà tâm thần học đã biết khá rõ các đặc điểm chung của thuật thôi miên, và họ cũng đã phần nào hiểu được cơ chế của hiện tượng này. Người bị thôi miên ở trạng thái cực kỳ dễ bị ám thị, cơ thể và trí não hoàn toàn được thả lỏng, trí tưởng tượng được kích thích cao độ.
Trạng thái này không giống lúc ngủ, vì thực chất người bị thôi miên vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Trạng thái này gần giống với trạng thái lúc bạn ngồi suy nghĩ mơ mộng mà quên mất mọi việc xung quanh, bạn tỉnh táo nhưng tâm trí tạm thời không bị tác động bởi các kích thích tố xung quanh. Bạn vui buồn theo những sự kiện trong trí tưởng tượng của mình. Một số nhà nghiên cứu phân loại những “giấc mơ ngày” là một hiện tượng tự thôi miên.
Trong thôi miên truyền thống, bạn tiếp cận với các yêu cầu của người thôi miên và xem nó như thể là thực tại.
Chẳng hạn, nếu người thôi miên nói với bạn rằng bạn bị đứt tay, bạn sẽ cảm thấy tay mình đau nhói; hoặc nếu ông ta bảo rằng bạn đang ăn kem, bạn sẽ cảm thấy lưỡi và cổ họng tê lạnh; nếu ông ấy nói rằng bạn đang rất hoảng sợ, bạn sẽ cảm thấy hoảng sợ thật sự và toát cả mồ hôi.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình này bạn hoàn toàn tỉnh táo và vẫn ý thức được đây chỉ là sự tưởng tượng. Thực chất, bạn đang chơi trò “giả vờ” với một sự nhập tâm và tập trung cao độ. Tuy nhiên, ý thức về đạo đức và sự an toàn cho bản thân vẫn tồn tại khi bị thôi miên. Người thôi miên không thể khiến bạn làm những việc nguy hiểm mà bạn không muốn làm.
Lý giải trên đã được chấp nhận rộng rãi trong giới tâm thần học, vì nó có thể giải thích được hầu hết các đặc điểm của trạng thái thôi miên.