Sau khi đi đám tang về hay đi tới những nơi có âm khí mạnh cần phải xông hơi hay “đốt vía” để tẩy sạch các khí âm trên người. Vì sao cần đốt vía sau khi đi viếng đám tang? Vậy đi đám ma về nên làm gì để xua tan âm khí? Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu nhé.
Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".
Sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành.
Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình "chè chén" xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều. Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán.
Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
Trên thực tế nhiều người đám tang là nơi nhiều âm khí, dễ gây bệnh không phải nói bừa. Ở nơi có người chết thì khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh cũng sẽ cao và mức lây nhiễm cũng cao hơn. Vì khi sự sống của con người không còn nữa, quá trình oxy hóa bị ngưng lại, cơ thể mất dần nhiệt độ, trở nên lạnh đi và bị biến đổi do quá trình phân hủy thay thế. Trong quá trình này, khi thi thể chết đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Sau đó chúng sẽ phát tán vào không khí với tốc độ nhanh chóng.
Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm liệm, đưa ma… ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao… dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.
Qua quá trình tìm hiểu, người ta cho rằng những cách thức giải trừ tà khí như đốt vía của các cụ từ xa xưa truyền lại không phải chỉ là mê tín dị đoan mà có cơ sở khoa học hẳn hoi.
Vì thế người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém khi đi dự tang lễ về thường hay bệnh là do sức đề kháng yếu, bị vi khuẩn xâm nhập nên dễ mắc bệnh và bệnh nặng hơn.
Như vậy việc “đốt vía” bằng cách đốt than, vỏ bưởi và bồ kết là hoàn toàn có tác dụng tẩy sạch âm khí. Bởi khi đó hơi nóng của than và tinh dầu từ vỏ bưởi, bồ kết có thể giúp sát khuẩn, làm sạch môi trường và giảm khả năng lây nhiễm.
Tùy từng địa phương mà việc xông hơi “đốt vía” sẽ có nhiều cách khác nhau. Có nơi chỉ cần dùng giấy đốt lửa hơ qua người hoặc bước qua đống lửa là được. Có những nơi việc xông này rất cầu kì và cũng rất được chú trọng phải đốt vỏ bưởi và bồ kết/muối để xông hơi. Ngoài ra chúng ta có thể xong hơi bằng cách đun 1 nồi nước gồm: lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị hay phun tinh dầu chanh sả để hơi nóng và mùi thơm xua tan khí lạnh.
Ở nhiều nơi tổ chức tang lễ, người ta thường sẽ đặt 1 lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết liên tục trong thời gian cử hành tang lễ.
Ở nhiều nơi nhiều người còn có thói quen bôi dầu gió, tinh dầu hay cho củ tỏi vào túi trước khi dự tang lễ để xua đi tà khí. Kỳ thực tinh dầu từ những thứ này cũng có tác dụng diệt khuẩn, làm nóng cơ thể, phần nào có thể tránh không bị nhiễm khuẩn, giảm ảnh hưởng của vi khuẩn đang phát tán trong không khí.
Điều trước tiên đi đám ma về nên làm gì thì đó là đốt vía. Tùy theo địa phương mà nghi lễ đốt vía có sự khác biệt. Có những nơi chỉ đốt một mảnh giấy rồi hơ nhẹ qua người là được. Nhưng có nơi lại đặc biệt hơn, có người còn đốt vỏ bưởi kèm quả bồ kết, vừa có hơi nóng từ lửa, vừa phảng phất hương thơm từ tinh dầu bưởi và bồ kết.
Có nơi thì người ta đốt lửa lên và nhảy qua đống lửa. Số lần nhảy tùy thuộc vào người đó là nam hay là nữ, nam 7 lần, nữ 9 lần. Vừa bước vừa khấn “vía dữ thì đi, vía lành thì ở” để không bị tà khí đeo bám. Đốt vía khi đi đám tang về đã tồn tại rất lâu đời trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam.
Nhiều người cho rằng quần áo mặc khi đi dự tang lễ về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe vì thế bắt buộc phải thay ra. Theo khoa học thì đám tang là nơi sẽ có rất nhiều vi khuẩn, lại là nơi tụ tập đông người tụ họp. Vì thế sự phát tán bệnh truyền nhiễm trong không khí cũng là điều hiển nhiên. Thế nên đi dự tang lễ về cần đốt vía xong hơi tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ. Cẩn thận hơn thì có thể dùng các loại lá như lá sả, đinh lăng, lá ổi, chanh, tía tô hay vỏ bưởi, vỏ quế để làm nước xong hơi hoặc tắm, đốt vía.
Sau khi tắm xong nên xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Có thể uống nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể và sát khuẩn.
Sau khi tham dự tang lễ thì những loại vi khuẩn tại tang lễ có thể theo bạn về nhà. Vì thế, sau khi dự đám tang về cần xông hơi, đốt vía tắm rửa sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt, nếu chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới thì tuyệt đối không được tiếp xúc với người có sức đề kháng yếu như người đang bị bệnh, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai để tranh lây truyền mầm bệnh cho họ.
Đây là điều khá kiêng kị, bởi phụ nữ đang mang thai thì cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều, do đó ở môi trường tang lễ là nơi không thích hợp. Do đó, bạn có thể gửi lời hỏi thăm hoặc nhờ đồng nghiệp đi viếng hộ, chứ đừng nên lui đến nhà tang lễ thì sẽ không tốt cho cả mẹ và bé đấy.
Hoặc đối với các bà mẹ mới sinh con xong và đang trong thời gian ở cử, đây là quá trình hồi phục sau khi sinh của phụ nữ, bạn vẫn chưa phục hồi hẳn 100%. Nên việc lui đến những nơi có nhiều âm khí (tang lễ) sẽ ảnh hưởng đến cả bạn và con nhỏ.
Nếu cảm thấy trong người đang không khỏe, hoặc bạn đang có mắc bệnh trong người thì tang lễ chính là nơi bạn nên né tránh đến, bởi nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt và dễ bị bệnh nặng hơn. Ông bà ta có câu, “Có kiêng có cử” bởi thế nếu thấy mình không đủ sức khỏe thì đừng nên đến những nơi có nhiều âm khí nhé!