Đa số người dân Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo. Đầu năm, ngày rằm, mùng 1, đi chùa lễ Phật là một trong những nét đẹp truyền thống của nhân dân ta. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Vì sao chúng ta hay đi lễ chùa vào ngày Rằm và mùng Một nhé.
Thắp hương cúng Phật là một trong nhiều cách cúng dường lên Thế Tôn. Ngoài việc thắp hương, người Phật tử có thể dâng hoa, trái, đèn, nước… tùy tâm cúng Phật. Với tâm thành kính, một lòng hướng về Tam bảo, người Phật tử hàng ngày đều dâng hương cùng các lễ phẩm cúng Phật và lễ Phật thì rất tốt, phước báo vô lượng.
Tuy nhiên, vì gia duyên ràng buộc nên không phải ai cũng có thời gian để dâng lễ phẩm cúng Phật, lạy Phật mỗi ngày. Và lý do môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy, lý do sức khỏe, trong trường hợp này vào những ngày Rằm, mùng Một (hay 14 và 30 âm lịch) chúng ta có thể mua hoa trái hương đèn cúng dường, lễ bái Phật. Sau đó nên đi chùa để tham dự các khóa lễ sám hối, cầu an và cúng dường Tam bảo để vun bồi phước đức cho tự thân cùng gia đình.
Theo cuốn "Vui buồn giỗ tết" của tác giả Trần Ngọc Lân, đi lễ chùa là tập quán của nhân dân chứ không phải quy định của đạo Phật, vì thời Đức Thích - ca còn sống, các sư đi lưu động khắp đất nước Ấn Độ thuyết pháp truyền giáo chứ chưa hề có chùa.
Theo các cụ xưa cũng cho rằng: Mùng một, ngày rằm là những ngày Chư Phật, chư Bồ-Tát thường giáng hạ tức là xuống nhân gian hòa vào dòng người để xem xét mọi sinh hoạt việc làm tốt xấu của mỗi người chúng ta. Những ngày thường khác thì khi có ai cầu thỉnh các Ngài sẽ cảm ứng mà đến chúng minh và lắng nghe lời thỉnh cầu của quý vị và ủng hộ gia trì cho nếu lời cầu nguyện của quý bạn là chính đáng.
Chính vì vây, dù bận hay hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì các gia đình Việt cũng tùy theo hoàn cảnh của mình dâng hoa, quả phẩm vật thắp hương Tam Bảo, Chư Thiên và gia tiên tại nhà. Người không có nhà cửa, không có ban thờ Tam Bảo hoặc có điều kiện thời gian nhiều hơn sẽ đến Chùa lễ lạy với lòng thành để được chư Phật chứng minh và gia trì ủng hộ. Một số bạn là Phật tử đáng quý do lòng thành tâm những ngày này đều làm phóng sinh, dâng hoa quả nơi chùa hay nơi tượng Phật. Đó là nghĩa cử cao đẹp rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn lễ Phật trong 2 ngày mùng Một và Rằm (tiếng Sanscrit Ấn Độ gọi là ngày ekadasi) thực ra lại có cơ sở khoa học. Chúng ta biết rằng âm lịch dựa vào thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo hình elip.
Theo định luật Newton, lực hút giữa chúng gây ra hiện tượng thủy triều ở bất cứ nơi nào có nước, chứ không chỉ ở biển, dĩ nhiên là cả trong thân thể con người (với 75% nước).
Vào 2 ngày này, Mặt Trăng tiến tới gần Trái Đất nhất, lực thủy triều tăng tối đa ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý con người nên chúng ta thường không minh mẫn, hay cáu gắt và dễ gặp chuyện xui xẻo.
Trong một bài viết có nhan đề "Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?" đăng trên tạp chí New Sciences, tác giả Edga Zigler cũng cho biết, sở Cứu hỏa Phoenix thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng rõ rệt vào những đêm trăng rằm. Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi trăng tròn.
Tiếng Anh cũng sử dụng những cụm từ liên quan đến Mặt Trăng như "lunancy" (có nghĩa là điên rồ – xuất phát từ tiếng Latinh với "luna" là mặt trăng), hay "moonstruck" (có nghĩa là hâm dở, trong đó "moon" cũng là mặt trăng)...
Chính bởi những tương tác tiêu cực của Mặt Trăng lên tâm lý con người vào hai ngày mùng Một và Rằm nên phép dưỡng sinh Yoga của Ấn Độ khuyên người ta nên nghỉ ngơi, tĩnh tâm để được an toàn, thoải mái trong 2 ngày đó và đi lễ chùa là một trong những cách để con người được thoải mái về tâm tưởng.